Tìm về chú Đại Bi
- Nhập đề lung khởi:
Nhà tôi trước kia ở trên mặt đường ngay đầu một con hẻm nhỏ dẫn từ đường
Cô Bắc sang tới cuối đường Đề Thám cận với đường lớn Trần Hưng Đạo. Tuy
là xóm hẻm nhưng theo tôi nhớ cũng có trên 100 ngôi nhà chen chúc nhau
vào lúc ấy. Xóm càng nghèo càng đông là chuyện thường thấy ở khắp nơi,
mà có người thì có những lễ nghi của quan hôn tang tế. Chuyện bắt đầu từ
lúc nào thì tôi không nhớ nhưng hễ trong xóm có người qua đời do tuổi
tác, bệnh tật, nạn tai hay chiến tranh thì đều đặt quan mượn ngay trước
cửa nhà vì đó là chỗ trống rộng rãi duy nhất để mọi người tụ họp. Tiếng
khóc, nhạc đám ma, người đến điếu viếng an ủi, kẻ góp nhặt phúng góp
giúp tang gia. Ma chay dĩ nhiên phải rước thầy về làm lễ cầu siêu, hòa
lẫn trong tiếng mõ đêm khuya, tiếng chuông khánh sáng là giọng trầm bổng
u oán của các thầy với những từ ngữ lạ hoắc đại để như " bà dô bà ra,
lật y mông" mà tôi chẵng hiểu gì ở lứa tuổi đó. Có lần, sau buổi tụng
tôi có đánh bạo hỏi thầy và sau nầy trên đường đời với nhiều vị thầy
khác nữa thì được trả lời gần gần như nhau.
" Đó là chú của nhà Phật, bất khả tư nghì không thể nghĩ bàn, nói ra thì mất đi sự linh ứng. " Lúc nhỏ thì tôi tin lắm.
- Dẫn nhập:
NGÔN NGỮ là tiếng nói của một nhóm người, khảo cứu ngôn ngữ qua 3 khía cạnh chuyên môn như hình thái (forms), ngữ nghĩa (meaning) và ngữ cảnh (context) là chuyện của các nhà chuyên môn Linguistic, tôi chỉ hiểu đơn giản rằng có tiếng nói thì có ÂM THANH. Loại âm thanh đơn hay đa trầm hay bổng đó (hình thái ) được một nhóm người đều đồng ý đặt định cho sự vật gì hữu hình (cảnh) hay một loại tâm trạng xúc cảm vô hình nào (nghĩa). Tóm lại, tiên quyết của ngôn ngữ là tiếng động là âm thanh.
NGÔN NGỮ là tiếng nói của một nhóm người, khảo cứu ngôn ngữ qua 3 khía cạnh chuyên môn như hình thái (forms), ngữ nghĩa (meaning) và ngữ cảnh (context) là chuyện của các nhà chuyên môn Linguistic, tôi chỉ hiểu đơn giản rằng có tiếng nói thì có ÂM THANH. Loại âm thanh đơn hay đa trầm hay bổng đó (hình thái ) được một nhóm người đều đồng ý đặt định cho sự vật gì hữu hình (cảnh) hay một loại tâm trạng xúc cảm vô hình nào (nghĩa). Tóm lại, tiên quyết của ngôn ngữ là tiếng động là âm thanh.
VĂN TỰ là chữ viết, phân tích cùng khắp rồi cũng chỉ đến kết luận là
hình thức " ký hiệu hay lối vẽ lại âm thanh " để người có cùng kiến thức
được đặt định như mình có thể phát ra tiếng đó hoặc âm thanh đó.
- Vào bài:
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi được biết thêm bài chú các thầy thường tụng đó có tên gọi rất dài là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni do ngài Bồ tát Quán Thế Âm tuyên chú trước hội các chư Phật chư Bồ tát.
Không mang ý nghĩa riêng tư nào, khi tìm hiểu thêm, chúng ta thấy xuất thân ngài Quán Âm không như đức Phật Thích Ca hoặc như chư thánh tăng sau này. Ngài chỉ hóa hiện ra trong kinh điển và tượng thờ nơi các chùa mà không có chứng cứ nào cho thấy ngài xuất hiện trong thế gian thực tại này. Nói cho rõ hơn, ngài không có một lý lịch rõ rệt về quê quán, cha mẹ, nơi tu đạo, lúc mất hoặc xá lợi gì để lại cho chúng sanh phàm trần. Ngài chỉ xuất hiện trong kinh điển Bắc tông và sẽ linh ứng mãi khi còn có người tụng niệm.
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi được biết thêm bài chú các thầy thường tụng đó có tên gọi rất dài là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni do ngài Bồ tát Quán Thế Âm tuyên chú trước hội các chư Phật chư Bồ tát.
Không mang ý nghĩa riêng tư nào, khi tìm hiểu thêm, chúng ta thấy xuất thân ngài Quán Âm không như đức Phật Thích Ca hoặc như chư thánh tăng sau này. Ngài chỉ hóa hiện ra trong kinh điển và tượng thờ nơi các chùa mà không có chứng cứ nào cho thấy ngài xuất hiện trong thế gian thực tại này. Nói cho rõ hơn, ngài không có một lý lịch rõ rệt về quê quán, cha mẹ, nơi tu đạo, lúc mất hoặc xá lợi gì để lại cho chúng sanh phàm trần. Ngài chỉ xuất hiện trong kinh điển Bắc tông và sẽ linh ứng mãi khi còn có người tụng niệm.
Bài chú Đại Bi lúc đầu được ghi chép bằng văn tự Sanskrit hay còn gọi là
Bắc Phạn. Các nhà ngôn ngữ học ngày nay tìm thấy nhiều tài liệu để
chứng minh rằng Sanskrit thuộc hệ ngôn ngữ Indo-Iranian và ảnh hưởng
trực tiếp đến hệ Indo-European nguyên thủy lúc đầu. Rất nhiều các từ của
Âu Châu và Anh ngữ ngày nay có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit hay nói như
các nhà Linguistic thời đại này thì Sanskrit is the root of all
languages. ( Sanskrit là rể nguồn của nhiều nền ngôn ngữ khác ). Điều
này dĩ nhiên dấy lên làn sống tranh cãi giữa các chú Âu Châu và các cụ Á
Châu nhưng không thuộc về phạm vi bài biết này.
Trung Hoa vào thế kỷ thứ bảy khi mà đại sư Huyền Trang thỉnh tam tạng
kinh điển từ Thiên Trúc về. Sau đó , tuy ốm đau và lớn tuổi, ngài đã ra
sức dịch thuật và giới thiệu đến hậu thế cùng với công phu bao đời của
các vị uyên thâm sau như ngài Nghĩa Tịnh v.v... để có phần Hán Tạng
phong phú hiện nay. Truớc ngài Huyền Trang, cũng đã có những vị như Ngài
Cưu Ma La Thập, ngài Bồ Đề Lưu Chi, nhưng phần dịch thuật của các ngài
lại không được đón nhận nhiều.
- Đặt vấn đề:
Vậy ta được biết, bài chú mà chúng ta tụng niệm hằng ngày trước tiên có
xuất xứ từ Sanskrit Bắc Phạn, sau đó được dịch sang Hán ngữ và cuối cùng
được dịch sang tiếng Việt Nam. Nhưng dịch làm sao mà ta không hiểu một
câu nào? Thậm chí đến một chữ cũng không. Vấn đề ở đâu? và tại sao ta
cần phải hiểu nghĩa lý trong đó, mọi người trì tụng rầm rì cả ngàn năm
nay có sao đâu?
Còn nhớ trước năm 75 chúng ta được đọc các tác phẩm văn chương của Nga,
Đức, Nhật v.v... qua các bản dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh của các dịch
giả Việt Nam mà vẫn hiểu rõ ràng từng câu từng chữ. Tuy người Pháp cho
rằng traduire c'est trahir - dịch tức là phản. Nhưng nếu cho rằng dịch
một ngoại ngữ từ một ngoại ngữ thứ hai hoàn toàn không thể hiểu được
thiếu phần chính xác ở đây. Bằng chứng rõ ràng là ta đọc và hiểu được
qua tiếng Việt các tác phẩm như " Chiến tranh và hòa bình " Bác sĩ
Zhivago" " Câu chuyên dòng sông" v.v...
- Suy diễn vấn đề:
Dịch thuật theo tôi chỉ là giải thích sự biến đổi âm thanh từ HÌNH THÁI
quy định trước của nhóm người này qua một loại HÌNH THÁI âm thanh quy
định của nhóm người khác sao cho họ ( 2 nhóm người ) cùng hiểu phiên
phiến như nhau về NGHĨA và CẢNH. Nhưng nếu trong ngôn ngữ của nhóm này
không có loại âm thanh đó thì sao? Do đó, từ sự phiên dịch chúng ta có
thêm việc phiên âm là lối phát ra âm lơ lớ tạo ra được âm thanh gần như
của phía bên này nhưng không có nghĩa cảnh gì của phía bên kia.
Thí dụ dể hiểu và gần với chủ đề bài này nhất tôi xin tạm dùng các chữ
ngoại quốc như Washington - France - Italy - Turkey v.v... chẵng hạn.
Ngày nay, chúng ta nhìn văn tự trên ( vốn là ký hiệu theo lối alphabet )
thì có thể đọc thẳng các từ trên do " vẽ lại đúng âm thanh". Nhưng với
người Trung Hoa trước đây thì không thể được, trước hết họ không được
huấn luyện để đọc ra các ký hiệu đó, tiếp nữa âm thanh của họ không có
những hình thái đó để họ vẽ lại.
Như có đề cập ở trên, không phiên dịch được thì họ đành phải phiên âm,
tức là mượn những ký hiệu nào có âm thanh gần gân phiên phiên lơ lớ như
vậy để vẽ lên mà không mang bất cứ Nghĩa hay Cảnh nào trong trường hợp
này.
Đây là hình vẽ các âm thanh trên và âm người Trung Hoa có thể phát ra mà ký hiệu alphabet ghi lại được:
华盛顿 huá shèng dùn 法蘭西 fǎ lang xī 意大利 yì dà lì 土耳其 tǔ ěr qí
Khi vẽ như vậy, người Trung Hoa có thể đọc lên các từ trên rất gần với nguyên âm, nhưng khi Hán Tự của Trung Hoa sang đến Việt Nam thì được chuyển đổi thành Hán Việt là hệ thống có cùng hình thái-ngữ nghĩa-ngữ cảnh như bên Trung quốc nhưng lại có lối phát âm địa phương khác nhau. Điều này cũng không khó hiểu lắm khi hiện nay Trung Hoa có khoảng 300 ngôn ngữ khác nhau tuy cùng phát âm trên một chữ viết từ khi nhà Tần thống nhất, mãi đến gần đây đã được lối chữ bính âm hay dể hiểu hơn một lối vẽ mới đơn giản hơn dần thay thế lối vẽ phồn thể nhiều nét. Như vậy, một chữ viết ra của Hán ngữ có gần 300 âm địa phương phát ra khác nhau.
华盛顿 huá shèng dùn 法蘭西 fǎ lang xī 意大利 yì dà lì 土耳其 tǔ ěr qí
Khi vẽ như vậy, người Trung Hoa có thể đọc lên các từ trên rất gần với nguyên âm, nhưng khi Hán Tự của Trung Hoa sang đến Việt Nam thì được chuyển đổi thành Hán Việt là hệ thống có cùng hình thái-ngữ nghĩa-ngữ cảnh như bên Trung quốc nhưng lại có lối phát âm địa phương khác nhau. Điều này cũng không khó hiểu lắm khi hiện nay Trung Hoa có khoảng 300 ngôn ngữ khác nhau tuy cùng phát âm trên một chữ viết từ khi nhà Tần thống nhất, mãi đến gần đây đã được lối chữ bính âm hay dể hiểu hơn một lối vẽ mới đơn giản hơn dần thay thế lối vẽ phồn thể nhiều nét. Như vậy, một chữ viết ra của Hán ngữ có gần 300 âm địa phương phát ra khác nhau.
Hệ Hán-Việt khi đọc lên Hán tự lại có các âm khác rất nhiều so với âm Hán-Trung nên chúng ta đọc nên các âm sau đây:
Hoa Thịnh Đốn Pháp Lan Tây Ý Đại Lợi Thổ Nhỉ Kỳ
Dĩ nhiên, những âm trên hoàn toàn là tối nghĩa, không mang một ý thức
hay ý tứ nào, nó chỉ giúp ích cho người Trung Hoa mượn đọc các âm ngoại
khác mà không dùng cho người Việt đọc lên mang theo một ý nào. Không thể nào dịch Washington là nơi hoa khốn đốn rơi thịnh đầy, không dịch được France là hoa Lan trồng theo phương pháp ở hướng tây, v.v...
Cuối cùng, chỉ có hành động từ một phiên dịch chuyển thể sang một phiên
dịch khác là rõ ràng và sáng nghĩa, ngược lại ta cũng thấy được sự vô ý
sự cẩu thả hay nói nặng hơn là hành động mông muội của việc lấy phiên âm
từ một ngoại quốc chuyển sang một loại phiên âm khác hay từ phiên âm
chuyển sang phiên dịch càng tệ hại hơn.
Người xưa có nói, làm thầy thuốc phạm sai lầm thì giết một mạng người,
làm chính trị sai lầm giết một dân tộc nhưng làm văn hóa sai lầm thì
giết cả một thế hệ.
Trong những bài kinh Phạn được phiên âm sang tiếng Hán rồi lại phiên âm
lần thứ nhì qua tiếng Hán-Việt tối nghĩa trên, đây không những là giết
một thê hệ mà trên ngàn năm qua đã giết cả một nền đạo học tâm linh của
biết bao thế hệ người Việt. Tệ hại nhất, là hàng tăng chúng với kỹ thuật
hiện đại ngày nay lại không tìm hiểu nghiên cứu để phục hồi lại ý tưởng
thâm diệu ban đầu của kinh tạng, chẳng những vậy, y cứ trên hàng cư sĩ
không hiểu rõ đạo, các thầy giảng dạy tùy hứng tùy tâm trí sở kiến của
các thầy đến với người nghe rõ ràng là đem hạ kinh điển chư Phật xuống
ngang hàng với kiến thức không thể nghĩ bàn của bản thân mình.
Phật pháp thậm thâm vi diệu cứ như thế được một số tăng chúng vô minh lợi dụng.
Sau đây sẽ dùng một câu rút từ bài chú đại bi bằng tiếng Sanskrit với
các phiên dịch qua tiếng Anh tiếng Việt tiếng Trung cùng với các phiên
âm của Hán-Trung và Hán Việt để chúng ta dễ dàng theo dõi và nắm giữ
mạch của bài viết cũng như quý vị chú ý nhất vào phần phân câu và ngắt
đoạn, do phiên âm không hiểu lời kinh nên người Trung Hoa đã ngắt thành
84 câu với những lời giải thích mơ hồ, lời chú nghĩa hoàn toàn sai
nguyên nghĩa và còn sai quấy hơn trong việc y vào 84 câu mà chế bậy xuất
tượng ra 84 hóa thân của đức Quán âm mà mỗi câu là một hình tướng khác
nhau trong khi nguyên văn vốn chỉ có 36 câu.
Sanskrit : Namo ratna-trayāya Namo āriyā - valokite - s'varāya
Hán Trung văn tự : 南無 喝囉怛那哆囉夜耶 南無. 阿唎耶 婆盧羯帝. 爍缽囉耶
Hán-Trung âm: nā mo hē là dá nà duō là yè yé nā mo a lī yé wó lú jié dì shuò bō là yé
Hán Việt đọc từ Trung Văn: Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da Nam Mô A Rị Da Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
Hán Trung văn tự : 南無 喝囉怛那哆囉夜耶 南無. 阿唎耶 婆盧羯帝. 爍缽囉耶
Hán-Trung âm: nā mo hē là dá nà duō là yè yé nā mo a lī yé wó lú jié dì shuò bō là yé
Hán Việt đọc từ Trung Văn: Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da Nam Mô A Rị Da Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
Tìm hiểu từng phần đoạn cổ kinh trên, ta lần lượt hiểu ra:
Namo hay còn được viết hoặc phát âm là Namah hay Namas có nghĩa là Thành kính hưóng về...
Ratna: là châu báu quý giá hay còn được gọi là Bảo theo Hán Việt
Tra: từ gốc có nghĩa là ba hay Tam của Hán Việt, ở đây chúng ta nghe thấy các âm Tri của Latin, Tres của Tây Ban Nha, Trois của Pháp hay Three của Anh Ngữ.
Trayaya ở đây có nghĩa là thể trạng 3 không tách rời nhau.
Ariya: là đấng thanh khiết, đấng huệ trí
Valokite còn đọc là Avalokite có nghĩa là sự tự tại
S'varāya hay còn đọc là s'varay (sound) chứ không phải là svaha (hail) có nghĩa là âm thanh chứ không có nghĩa là một lời chào mừng như nhiều người lầm tưởng.
Namo hay còn được viết hoặc phát âm là Namah hay Namas có nghĩa là Thành kính hưóng về...
Ratna: là châu báu quý giá hay còn được gọi là Bảo theo Hán Việt
Tra: từ gốc có nghĩa là ba hay Tam của Hán Việt, ở đây chúng ta nghe thấy các âm Tri của Latin, Tres của Tây Ban Nha, Trois của Pháp hay Three của Anh Ngữ.
Trayaya ở đây có nghĩa là thể trạng 3 không tách rời nhau.
Ariya: là đấng thanh khiết, đấng huệ trí
Valokite còn đọc là Avalokite có nghĩa là sự tự tại
S'varāya hay còn đọc là s'varay (sound) chứ không phải là svaha (hail) có nghĩa là âm thanh chứ không có nghĩa là một lời chào mừng như nhiều người lầm tưởng.
Vậy nguyên văn của Namo ratna-trayāya Namo āriyā valokite s'varāya có
nghĩa hết sức rõ ràng là Thành kính hướng tâm đảnh lễ ngôi Tam Bảo,
thành kính hướng tâm đảnh lễ đấng tự tại và âm thanh.
Ta biết thêm do từ danh hiệu của ngài Avalokite Svaraya mà người Trung
Hoa tôn ngài là Quán Tự Tại hay Quán Thế Âm hay Quán Âm. Cũng xin nói rõ
thêm, danh từ Svaraya Quán Âm được thêm vào kinh điển sau thế kỷ thứ
bảy chứ trước đó chưa hề xuất hiện. Có thể tín ngưỡng thiên hạ thấy ngài
tự tại quá không được nên mới giao cho việc quán sát âm thanh để cứu độ
chúng sanh.
Dưới đây là toàn bộ bài Chú Đại Bi với âm Hán Việt và lời chú giải, phần
viết đậm nhạt vốn chỉ là ngắt câu cho mỗi nghĩa, nhưng được viết chung
để nối ý vào nhau.
Câu 1
Namo ratna-trayāya Namo āriyā-valokite-s'varāya
Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
( thành kính đảnh lể ngôi tam bảo)
Nam Mô A Rị Da Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
( thành kính đảnh lể đức Quán Tự Tại - đức Quán Thế Âm )
Câu 2
Bodhi-sattvāya Maha-sattvāya Mahā-kārunikāya
Bồ Đề tát đỏa bà da ma ha tát đỏa bà da ma ha ca lô ni ca da
( bậc bồ tát giác ngộ hữu tình - bậc đại sĩ - bậc đại bi tâm )
Câu 3
Om sarva rabhaye sudhanadasya
Án Tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tả
( tán thán việc quy y nhất thiết thánh chúng và chánh pháp tùy thuộc )
Câu 4
Namo skritva imam āryā-valokite-s'vara ram dhava Namo narakindi hrih
Nam mô tất kiệt lật đỏa y mông a rị da bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà Nam mô na ra cẩn trì hê rị
(Sau khi hoàn tất việc đảnh lể đấng Quán tự tại quán âm đại từ tâm địa tiếp đến thành kính đảnh lể bậc đại chí thánh, bậc hiền thiện tôn giã )
Câu 5
Mahā-vadha-svā-me
ma ha bàn đa sa mế
( Phóng ra ánh sáng đại quang minh )
Câu 6
Sarva-arthato-s'ubham ajeyam Sarva-sata
Tát bà tát bà a tha đậu du bằng a thệ dựng Tát bà tát đa na ma bà tát đa
( khiến cho hết thảy chúng sanh nhất thiết được vô ưu vô tỷ bỉ vô tham và trong sạch diệu tịnh.)
Câu 7
Namo-vasat Namo-vāka mavitāto
na ma bà tát đa Na ma bà dà Ma phạt đạt đậu
( từ đó, hướng tâm đảnh lể quy y bậc thiện hữu tình, quy y bậc đồng tử mà Trời và người đều hằng mong thân cận.)
Câu 8
Tadyathā: Om avaloki-lokate-
đát điệt tha Án. A bà lô hê Lô ca đế
( Thần chú tuyên ra: Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại )
Câu 9 & 10
karate-e-hrih Mahā-bodhisattva Sarva sarva Mala mala
Ca ra đế Di hê rị Ma ha bồ đề tát đỏa Tát bà tát bà Ma ra ma ra
( từ người phát đại bi tâm đến nhất thiết các đại giác hữu tình như hoa thanh tịnh vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn. )
Câu11 & 12
Mahi Mahi ridayam Kuru kuru karmam .
Ma hê ma hê rị đà dựng
( phát đại tự tại tâm hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp)
Câu 13 & 14
Dhuru dhuru vijayate Mahā-vijayati Dhara dhara dhrinis'varāya
Cu lô cu lô yết mông Độ lô đồ lô phạt xà da đế Ma ha phạt xà da đế Đà la đà ra Địa rị ni Thất Phật ra da
( mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thắng lên được, phải ráng sức duy trì cho có được tâm kiên cố dũng mảnh tự tại)
Câu 15
cala cala mama vimala muktele
Giá ra giá ra Mạ mạ phạt ma ra Mục đế lệ
( lâu dần khiến cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm )
Câu 16 & 17
Ehi ehi s'ina s'ina ārsam prasari vis'va vis'vam prasaya .
Y hê di hê Thất na thất na Ra sâm Phật ra xá lợi Phạt sa phạt sâm Phật ra xá da
( nương theo đó mà thực hiện hoằng pháp hởi vị Pháp vương tử chủ của hòa bình
Câu 18 & 19
Hulu hulu mara Hulu hulu hrih
Hô lô hô lô ma ra Hô lô hô lô hê lỵ
( tiếp tục tu hành , tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm - thanh tẩy thân tâm )
Câu 20 & 21
Sara sara Siri siri Suru suru Bodhiya Bodhiya Bodhaya Bodhaya
Ta ra ta ra Tất rị tất rị Tô rô tô rô Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ Bồ đà dạ bồ đà dạ
(Kiên cố lên, dũng mảnh lên, rực rỡ lên không thôi không gián đoạn. Giác ngộ, giác ngộ mau hỡi người có căn cơ chứng giác.
Câu 22 & 23 &24
Maitreya narakindi dhrish-nina bhayamana svāhā Siddhāya svāhā
Di đế lỵ dạ Na ra cẩn trì Địa rị sắc ni na Bà dạ ma na Ta bà ha Tất đà dạ Ta bà ha
( với tâm đại từ đại bi khi người đã thành tựu, có được danh tiếng cũng do tâm từ bi đó )
Câu 25 & 26 & 27
Maha siddhāya svāhā Siddha-yoge-s'varaya svāhā Narakindi svāhā
Ma ha tất đà dạ Ta bà ha Tất đà dũ nghệ Thất bàn ra dạ Ta bà ha Na ra cẩn trì Ta bà ha
( thành tựu do tâm đại từ bi phát ra, thành tựu trong việc giải thoát tương ứng với vạn pháp, thành tựu trong đức hạnh )
Câu 28 & 29 & 30
Māranara svāhā S'ira simha-mukhāya svāhā Sarva mahā-asiddhaya svāhā
Ma ra na ra Ta bà ha Tất ra tăng a mục khê da Ta bà ha Ta bà ma ha a tất đà dạ Ta bà ha
( thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu, thành tựu không ai có thể sánh khi nói ra có sức thuyết phục, thành tựu ai có thể sánh trong tất cả các ý nghĩa sâu sắc )
Câu 31 & 32
Cakra-asiddhāya svāhā Padma-kastāya svāhā .
Giả kiết ra a tất đà dạ Ta bà ha Ba đà ma kiết tất đà dạ Ta bà ha
(thành tựu không ai sánh trong chuyễn Pháp luân , thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp )
Câu 33 & 34
Narakindi-vagalāya svaha Mavari-s'ankharāya svāhā
Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ Ta bà ha Ma bà rị thắng yết ra dạ Ta bà ha
( thành tựu trong việc trở thành đức Thế Tôn, thành tựu trong đem uy đức của mình tạo ra tính nhiệm cho mọi người )
Câu 35
Namo ratna-trāyāya Namo āryā-valokite-s'varaya svāhā
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da Nam mô a rị daBà lô kiết đế Thước bàn ra dạ Ta bà ha
( thành kính đảnh lễ ngôi tam bảo, thành kính đảnh lễ đức Quán Tự Tại - đức Quán Thế Âm )
Câu 36
Om Sidhyantu mantra padāya svāhā
Án. Tất điện đô Mạn đà ra Bạt đà gia Ta bà ha.
( tuyên chú: hiệp nhất các thành tựu trên viên mãn, đạt được sự viên mãn thành tựu đó qua trì tụng lời chân ngôn này)
Namo ratna-trayāya Namo āriyā-valokite-s'varāya
Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
( thành kính đảnh lể ngôi tam bảo)
Nam Mô A Rị Da Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
( thành kính đảnh lể đức Quán Tự Tại - đức Quán Thế Âm )
Câu 2
Bodhi-sattvāya Maha-sattvāya Mahā-kārunikāya
Bồ Đề tát đỏa bà da ma ha tát đỏa bà da ma ha ca lô ni ca da
( bậc bồ tát giác ngộ hữu tình - bậc đại sĩ - bậc đại bi tâm )
Câu 3
Om sarva rabhaye sudhanadasya
Án Tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tả
( tán thán việc quy y nhất thiết thánh chúng và chánh pháp tùy thuộc )
Câu 4
Namo skritva imam āryā-valokite-s'vara ram dhava Namo narakindi hrih
Nam mô tất kiệt lật đỏa y mông a rị da bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà Nam mô na ra cẩn trì hê rị
(Sau khi hoàn tất việc đảnh lể đấng Quán tự tại quán âm đại từ tâm địa tiếp đến thành kính đảnh lể bậc đại chí thánh, bậc hiền thiện tôn giã )
Câu 5
Mahā-vadha-svā-me
ma ha bàn đa sa mế
( Phóng ra ánh sáng đại quang minh )
Câu 6
Sarva-arthato-s'ubham ajeyam Sarva-sata
Tát bà tát bà a tha đậu du bằng a thệ dựng Tát bà tát đa na ma bà tát đa
( khiến cho hết thảy chúng sanh nhất thiết được vô ưu vô tỷ bỉ vô tham và trong sạch diệu tịnh.)
Câu 7
Namo-vasat Namo-vāka mavitāto
na ma bà tát đa Na ma bà dà Ma phạt đạt đậu
( từ đó, hướng tâm đảnh lể quy y bậc thiện hữu tình, quy y bậc đồng tử mà Trời và người đều hằng mong thân cận.)
Câu 8
Tadyathā: Om avaloki-lokate-
đát điệt tha Án. A bà lô hê Lô ca đế
( Thần chú tuyên ra: Hợp nhất thể đại đồng với Quán Tự Tại )
Câu 9 & 10
karate-e-hrih Mahā-bodhisattva Sarva sarva Mala mala
Ca ra đế Di hê rị Ma ha bồ đề tát đỏa Tát bà tát bà Ma ra ma ra
( từ người phát đại bi tâm đến nhất thiết các đại giác hữu tình như hoa thanh tịnh vô nhiễm lan ra khắp nơi chốn. )
Câu11 & 12
Mahi Mahi ridayam Kuru kuru karmam .
Ma hê ma hê rị đà dựng
( phát đại tự tại tâm hăng hái thường tạo nên các thiện nghiệp)
Câu 13 & 14
Dhuru dhuru vijayate Mahā-vijayati Dhara dhara dhrinis'varāya
Cu lô cu lô yết mông Độ lô đồ lô phạt xà da đế Ma ha phạt xà da đế Đà la đà ra Địa rị ni Thất Phật ra da
( mới có năng lực độ thoát khỏi các triền phược và vượt thắng lên được, phải ráng sức duy trì cho có được tâm kiên cố dũng mảnh tự tại)
Câu 15
cala cala mama vimala muktele
Giá ra giá ra Mạ mạ phạt ma ra Mục đế lệ
( lâu dần khiến cho biến hóa dẫn đến sự giải thoát vô nhiễm )
Câu 16 & 17
Ehi ehi s'ina s'ina ārsam prasari vis'va vis'vam prasaya .
Y hê di hê Thất na thất na Ra sâm Phật ra xá lợi Phạt sa phạt sâm Phật ra xá da
( nương theo đó mà thực hiện hoằng pháp hởi vị Pháp vương tử chủ của hòa bình
Câu 18 & 19
Hulu hulu mara Hulu hulu hrih
Hô lô hô lô ma ra Hô lô hô lô hê lỵ
( tiếp tục tu hành , tiếp tục làm sạch thân và làm sạch tâm - thanh tẩy thân tâm )
Câu 20 & 21
Sara sara Siri siri Suru suru Bodhiya Bodhiya Bodhaya Bodhaya
Ta ra ta ra Tất rị tất rị Tô rô tô rô Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ Bồ đà dạ bồ đà dạ
(Kiên cố lên, dũng mảnh lên, rực rỡ lên không thôi không gián đoạn. Giác ngộ, giác ngộ mau hỡi người có căn cơ chứng giác.
Câu 22 & 23 &24
Maitreya narakindi dhrish-nina bhayamana svāhā Siddhāya svāhā
Di đế lỵ dạ Na ra cẩn trì Địa rị sắc ni na Bà dạ ma na Ta bà ha Tất đà dạ Ta bà ha
( với tâm đại từ đại bi khi người đã thành tựu, có được danh tiếng cũng do tâm từ bi đó )
Câu 25 & 26 & 27
Maha siddhāya svāhā Siddha-yoge-s'varaya svāhā Narakindi svāhā
Ma ha tất đà dạ Ta bà ha Tất đà dũ nghệ Thất bàn ra dạ Ta bà ha Na ra cẩn trì Ta bà ha
( thành tựu do tâm đại từ bi phát ra, thành tựu trong việc giải thoát tương ứng với vạn pháp, thành tựu trong đức hạnh )
Câu 28 & 29 & 30
Māranara svāhā S'ira simha-mukhāya svāhā Sarva mahā-asiddhaya svāhā
Ma ra na ra Ta bà ha Tất ra tăng a mục khê da Ta bà ha Ta bà ma ha a tất đà dạ Ta bà ha
( thành tựu trong diệu nghĩa vô cấu, thành tựu không ai có thể sánh khi nói ra có sức thuyết phục, thành tựu ai có thể sánh trong tất cả các ý nghĩa sâu sắc )
Câu 31 & 32
Cakra-asiddhāya svāhā Padma-kastāya svāhā .
Giả kiết ra a tất đà dạ Ta bà ha Ba đà ma kiết tất đà dạ Ta bà ha
(thành tựu không ai sánh trong chuyễn Pháp luân , thành tựu không ai sánh trong đóa sen đỏ tượng trưng cho diệu tịnh nghiệp )
Câu 33 & 34
Narakindi-vagalāya svaha Mavari-s'ankharāya svāhā
Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ Ta bà ha Ma bà rị thắng yết ra dạ Ta bà ha
( thành tựu trong việc trở thành đức Thế Tôn, thành tựu trong đem uy đức của mình tạo ra tính nhiệm cho mọi người )
Câu 35
Namo ratna-trāyāya Namo āryā-valokite-s'varaya svāhā
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da Nam mô a rị daBà lô kiết đế Thước bàn ra dạ Ta bà ha
( thành kính đảnh lễ ngôi tam bảo, thành kính đảnh lễ đức Quán Tự Tại - đức Quán Thế Âm )
Câu 36
Om Sidhyantu mantra padāya svāhā
Án. Tất điện đô Mạn đà ra Bạt đà gia Ta bà ha.
( tuyên chú: hiệp nhất các thành tựu trên viên mãn, đạt được sự viên mãn thành tựu đó qua trì tụng lời chân ngôn này)
- Kết:
Bài viết này sẽ khiến mất lòng nhiều người, tôi nhận thức được điều này trước khi ngồi viết ra. Một việc cả ngàn năm đương nhiên được mọi người nhìn nhận thì không thể chỉ trong khoảnh khắc với vài trang giấy thì có thể thay đổi được giá trị và ý nghĩa của nó.
Tôi viết để ... chơi với tôi, với những ai muốn chơi theo.
Tôi không chơi với anh Trung Hoa chuyên gia lừa gạt từ vật chất đến tín ngưỡng và tâm linh.
Tôi không treo 84 bức tranh Tàu vẽ hóa thân các vị tiên Trung Hoa và gọi là Quán Thế Âm.
Dịch thuật của tôi còn nhiều sai sót nhưng ít ra tôi không tụng lảm nhảm " bà dô bà ra " và nghe dạy cứ tin là được vì đức Phật không hề dạy ta những điều đó.
Bài viết này sẽ khiến mất lòng nhiều người, tôi nhận thức được điều này trước khi ngồi viết ra. Một việc cả ngàn năm đương nhiên được mọi người nhìn nhận thì không thể chỉ trong khoảnh khắc với vài trang giấy thì có thể thay đổi được giá trị và ý nghĩa của nó.
Tôi viết để ... chơi với tôi, với những ai muốn chơi theo.
Tôi không chơi với anh Trung Hoa chuyên gia lừa gạt từ vật chất đến tín ngưỡng và tâm linh.
Tôi không treo 84 bức tranh Tàu vẽ hóa thân các vị tiên Trung Hoa và gọi là Quán Thế Âm.
Dịch thuật của tôi còn nhiều sai sót nhưng ít ra tôi không tụng lảm nhảm " bà dô bà ra " và nghe dạy cứ tin là được vì đức Phật không hề dạy ta những điều đó.
Cuối cùng, ai không thích, xin hãy ... bất khả tư nghì.
Huỳnh Bá Hinh
(09/2015)
(09/2015)
Khai Dân Trí | Huỳnh Bá Hinh |
No comments:
Post a Comment