MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài
số 12
HỒ TẤN VINH
Từ
ngàn xưa, khi phải chống xâm lăng thì tổ tiên ta tập họp quần chúng, lập căn
cứ, luyện tập võ nghệ, đúc võ khí, nếu thiếu võ khí thì nhào vô cướp khí giới
của địch. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Vua Quang
Trung, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực
đều làm như vậy. Có người thành công, có người thất bại. Huỳnh Phú Sổ, Phạm
Công Tắc, Bảy Viễn cũng làm như vậy mà thôi.
Không
ai có thể tự mình suy tôn là anh hùng, nhưng dựa vào dân tộc làm việc anh hùng
là người anh hùng dân tộc, còn thất bại hay thành công là chuyện khác.
Đối
sách với phụ nữ của Bảy Viễn hoàn toàn khác với cách của ông Diệm. Bảy Viễn
không cho đàn bà dính vô chánh trị. Và mặc dầu người Bình Xuyên phong lưu nổi
tiếng nhưng Bảy Viễn triệt để bảo vệ vợ của người Bình Xuyên. Đàn ông nào không
phải là chồng dính vô là bị nghiêm trị.
Bà
Nhu nhiều lần tuyên bố hổn xược xúc phạm đến thể thống quốc gia mình cũng như
quốc gia đồng minh, xúc phạm đến tôn giáo khác, ông Diệm chẳng những không dám
chỉnh đốn gia đình mà còn bênh vực cho bà Nhu.
‘Mc Namara rút trong túi ra một cột báo tường thuật lời
bà Nhu tuyên bố rằng: ‘sĩ quan Mỹ trẻ ở Việt Nam hành động như lính đánh thuê’.
Lối phát ngôn như thế của bà Nhu xúc phạm đến công luận Mỹ. Mc Namara hỏi ông
Diệm có cách gì làm cho bà Nhu ‘câm miệng lại không?’
Lần đầu tiên ông Diệm tỏ vẻ hiểu vấn đề của Mỹ đưa
ra. Đại Sứ Lodge nhắc cho ông nhớ vai trò của bà Tưởng Giới Thạch trong việc mất
Trung Hoa vào tay Cộng sản. Nhưng ông Diệm bênh bà Nhu, nói bà là ‘Dân biểu và
có quyền phát biểu ý kiến của bà’
Nếu một dân biểu được cử tri tự do chọn lựa, Chính quyền
cũng có quyền can thiệp khi lời tuyên bố xúc phạm đến danh dự quân đội đồng
minh đang giúp mình, huống hồ một dân biểu như bà Nhu mà không ai không biết đã
bị áp đặt. Bênh vực một người như thế trong một trường hợp nhu thế tỏ ra thiên
vị thái quá của Tổng thống Diệm. . .Nguyễn
Trân tr. 348
Tướng
Nguyễn Chánh Thi thì uất ức hơn nữa:
‘Người ta được dân bầu, mình lại dùng thủ đoạn gian
manh để gạt ra khỏi, rồi đem toàn bọn tôi tớ khốn kiếp vào trong Quốc hội. Và
ngay cả mụ Nhu, mụ đại diện cho ai? Dân Biên Hòa, Bà Rịa, Long Thành có ai biết
mặt? Và có ai ưa mụ ấy đâu? Thế mà mụ được 73 ngàn phiếu, nghĩa là gần 100% thì
có lạ lùng không? Nguyễn Chánh Thi, tr.96.
Lịch
sử là cái phán đoán quá khứ. Vật liệu để xây dựng lịch sử là sự thật. Tuy nhiên
không phải ai cũng thích sự thật. Người làm xấu không muốn người khác biết
chuyện xấu của mình. Người ganh tỵ, người phiến diện không thích chuyện làm tốt
của kẻ khác được thừa nhận. Người
có ác ý, bịa những chuyện không có. Cho
nên mở nắp sự thật đã từng bị cố tình che
đậy hay bóp méo là việc phải làm. Cái phán đoán có được công bằng nếu tất cả
sử kiện được đem lên bàn cân. Việc này phải làm càng sớm càng
tốt, chớ không phải chờ đợi. Cố ý trì hoản, chờ đợi, cũng là có gian ý rồi.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 17 tháng 10 năm 2012
(Còn tiếp)
Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí
|
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment