NHÌN VỀ BÊN THẮNG CUỘC
Bài số 3
MỘT CHIẾN THẮNG, MẤY KIỂU ĂN MỪNG?
HỒ TẤN VINH
Lúc 5giỜ 30 chiỀu ngày 7 tháng 5
năm 1954, TưỚng De Castries và toàn bỘ Ban ChỈ Huy cỦa quân đỘi viỄn chinh Pháp
tẠi ĐiỆn Biên PhỦ đã đẦu hàng .
Cả nước Việt Nam ăn
mừng.
CẢ NƯỚC VIỆT NAM ĂN
MỪNG MỖI NGƯỜI MỖI CÁCH
Đảng
Cộng Sản Việt Nam ăn mừng
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một thành công
lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhờ có chiến thắng ở Điện Biên Phủ mà cộng sản
mới dọn về Hà Nội và chiếm được trọn
Miền Bắc.
Đảng Cộng Sản Việt Nam vô cùng mừng rỡ vì đạt
được cái gì mình muốn có. Nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là mục đích
tối hậu của người cộng sản. Người cộng sản chỉ coi chiến thắng này như một bàn đạp
cần thiết để tiến thêm một bước nữa là thực hiện Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó mới là
cái ước mơ thật sự của họ.
Sau chiến thắng này, Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã mời ngay cán bộ Trung Cộng qua Việt Nam (Tổng Chỉ Huy là Lã
Quý Ba, Chỉ Huy Quân Đội là Vi Quốc Hân, Chỉ Huy Cải cách là Triển Hiểu Quang) để
thi hành quyết định đã thỏa thuận giữa Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh
từ năm 1952.
Cán bộ Trung Cộng vừa qua là phóng tay đẩy mạnh CCRĐ. Cán bộ Trung
Cộng đã chỉ huy Đảng Cộng Sản Việt Nam giết người Việt Nam như đã kể ở ‘bài số 2’ là đúng kế hoạch và ý nguyện của Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Người dân Miền Bắc ăn mừng
Người dân Miền Bắc đã đóng góp tất cả nhân
lực, tài lực và hy vọng vào Kháng chiến. Họ tưởng rằng sau chiến thắng Điện
Biên Phủ nước nhà sẽ Độc Lập và người
dân có Tự Do, đất nước lại thanh bình, mạnh ai nấy về nhà lo làm ăn. Tất cả cũng
là công sức của họ. Họ có quyền ăn mừng. Nhưng không có mấy ai dè rằng sau
chiến thắng này CS sẽ xông lên làm ‘Cách Mạng Giết Người’.
Bà Nguyễn Thị Năm còn có một tên nữa là Cát
Thành Long, ở Thái Nguyên, có một đứa con trai làm Trung Đoàn Trưởng ở Cục Chính
Trị của Văn Tiến Dũng, Tướng Chỉ Huy trận đánh Điện Biên Phủ. Bà tham gia công
tác trong Hội Phụ Nữ từ năm 1945 đến năm 1953. Nhưng bà người đầu tiên bị cán bộ
Trung Cộng đem ra đấu tố và kết án tử hình.
Trả lời phỏng vấn do ông Nguyễn An của Đài Á
Châu Tự Do, ông Nguyễn Minh Cần nói:
Bà là một
người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn
nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê
Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Còn trong
thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau khi đã có chính phủ Việt Nam DCCH rồi
thì gia đình bà đã dâng nộp100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động
trong hội phụ nữ, lại có con trai làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy
là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình.
Ủy ban cải
cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung
ương, tức là bộ chính trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông Hồ Chí Minh lúc bấy giờ cũng
biết sự kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử
hình như vậy.
Phát súng đầu
tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp
đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh
tụ CS, nó báo hiệu trước một tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy
giờ.
Nguyễn An: Xin được hỏi thêm ông về vụ xử tử bà Cát Thành Long. Về sau mỗi khi tòa
án tuyên án tử hình thì án được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà
Cát Thành Long lại còn phải đưa lên trên để xin ý kiến.
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí
điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về sau này
thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn.
Tiếp theo đó là những nhà hằng sản có công
khác như Đổ Đình Thiên, Trịnh Văn Bô, Ba Má vợ của nhà thơ Hữu Loan. . . và cả ngàn,
cả ngàn người bị giết. Tất cả những người này trước đó mấy tháng đã reo mừng
chiến thắng Điện Biên. Họ đã mơ sắp có độc lập, tự do.
Nội chỉ chuyện Ba Má vợ của tác giã ‘MÀU TÍM HOA SIM’ cũng quá đau lòng
rồi.
Định mệnh đưa
đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng
tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là
phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân
của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa
chủ năm 1954-1955.
Lúc đó còn là
chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những
chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn
nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng
hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng.
Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cách xa
nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất
giàu, nắm trong gần 500 mẫu tư điền.
Trước đây, ông
địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước.
Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên
ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân
để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính
trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám
ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư
đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.
Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu
tố . Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động
quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất,
chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa
đi qua đi lại 2 cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình
ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con
gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát
động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách.
Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai
được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Hữu Loan: Về bài thơ màu tím hoa sim
Nhưng cái quần chúng tin tưởng rằng Độc Lập
Tự Do đã nắm trong tay rồi, lại là cái nắm gió. Cái Cách Mạng Giết Người mới là
cái chương trình có thật. Cho tới chừng thấy cái búa, cái mã tấu, cái hố đào sẳn
cũng đâu có ai mơ rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam giết người có công.
‘Bộ Đội Bác Hồ’ ăn mừng
Bộ đội Miền Bắc cũng là từ dân Miền Bắc, họ cũng ngây
thơ như dân chúng, họ cũng tưởng rằng trận đánh Điện Biên Phủ là trận chót. Sau
đó là Độc Lập, Tự Do. Họ sẽ giải ngũ, trở về xóm làng cày cấy, bán buôn.
Họ đâu có ngờ rằng chỉ sau mấy tháng reo mừng chiến thắng,
bây giờ họ lại phải đứng trước mồ mã của cha mẹ, anh em, bà con xa gần bị giết
trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Cứ trong 100 người dân là có tới 4 hay 5 người bị
giết. Làm gì trong số đó không có bà con của Bộ Đội? Ai không có mẹ? Bà Nguyễn
Thị Năm cũng như mẹ của mình. ‘Cách Mạng’ là cố ý đi giết người vô tội sao?
Còn hơn 4000 đồng chí thân thiết của họ đã ngã gục trên
chiến trường Điện Biên mà mộ huyệt của cha mẹ, bà con của liệt sĩ bị chôn vùi ở
đây, họ bị hành hạ cho đến chết như thế này, thì người lính chiến làm sao hiểu
nổi hả Trời?
Họ phải làm sao đây? Họ có dám khóc than, nguyền rủa Đảng
hay họ cứ phải tiếp tục kéo dài tiếng cười man dại rợn người?
Giọt nước mắt cho thân nhân chưa ráo, lại đến phiên họ
phải nuốt cái hận xuống tuyền đài.
Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức
lại về mặt chính trị để bảo đảm trung thành tuyệt đối với đảng. Một cán bộ lý
luận cấp cao nhất, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, được biệt phái thành lập Tổng cục Chính trị
Quân đội Nhân dân Việt Nam nhằm thực hiện chính sách của đảng trong quân đội.
Công tác chính trị và giáo dục lý tưởng được đặt ngang hàng công tác quân sự. Nhiều sĩ quan xuất thân từ thành
thị, có kinh nghiệm tác chiến và học vấn tốt đã bị thay thế vì các tiêu chuẩn
như thành phần lý lịch và không đủ độ tin tưởng của đảng. Thay vào đó là
lớp sĩ quan xuất thân từ nông dân (CHIẾN TRANH VIỆT NAM: Miền Bắc 1954-1959) Wikipedia.
Tiếng nói là Quân Đội Nhân Dân, nhưng thành phần bần cố
nông không có nhiều. Đa số là thành phần yêu nước, có học vấn. Theo ông Bùi Tín,
trong cuộc chỉnh đốn tổ chức, có tới khoảng 47% đảng viên bị khai trừ và đấu tố
(Trong 150 ngàn đảng viên, có tới 84 ngàn đồng chí bị giết). Họ bị tra tấn tàn
nhẫn hơn dân thường. Họ không phải chỉ là lính trơn đâu. Có cả Tướng lãnh và cấp
Tá nữa. Đa số họ là thành phần trí thức.
Các cháu nội của Cụ Phan Bội Châu, có người làm Trung
Đội Trưởng, nhà nghèo, có 3 sào đất cho 3 mẹ con cũng bị quy là địa chủ.
Người dân
Miền Nam ăn mừng
Người Miền Nam cho bốn chữ ‘chuyên chính vô sản’ hay bốn
chữ ‘bạo lực cách mạng’ chỉ là những chữ của bọn dốt xính nói cho có văn hoa chơi,
cho có vẽ là người ‘có học’. Họ không biết rằng tám chữ ấy chỉ có một nghĩa là ‘giết’.
Cao vọng của những người đi làm cách mạng rất đáng quý.
Họ là những người từ chối bóc lột. Họ muốn có công bằng xã hội. Từ một lý tưởng
nhân ái Thế Thiên Hành Đạo, Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã biến cái mỹ danh ‘đi làm Cách Mạng’ thành
thực tế là một ‘tập họp những người không có văn hóa đi
Giết Người có quy mô nhưng lại vô tội vạ’!
Ở ngoài Bắc, 500.000 người vừa ăn mừng chiến thắng Điện
Biên Phủ là bất ngờ bị giết.
Dầu cho có bị kết án tử hình, tức nhiên 500.000 người dân
đâu có muốn tự mình giết mình. Muốn giết 500.000 người đó phải cần có ít lắm 100.000
người khác cầm mã tấu hay búa hay súng hay cuốc để đập đầu, để chém hay để bắn
hay để đào hố chôn sống. Những người này được kích thích tâm lý để trở thành những
kẻ sát nhân hung bạo. Rồi hằng triệu người đứng chung quanh hò reo. Tạo dựng ra cảnh tượng giết người dã man như vậy
mà Hồ Chí Minh gọi là ‘cách mạng long trời lỡ đất’, Đảng Cộng Sản Việt Nam đáp ứng
nguyện vọng của người dân đó sao?
Ở trong Nam, người ta vẫn còn mơ tưởng ‘Bác Hồ’!
Người dân Miền Nam tưởng rằng sau trận Điện Biên Phủ, miền Bắc đã có Độc Lập, Tự Do
rồi. Và ‘Bác Hồ’ có lòng tốt muốn đem Độc Lập Tự Do vào cho Miền Nam!
-----------
59 năm sau. Những cái láo lếu thành trơ trẻn. Sự thật
lòi ra nhục nhã.
Điện Biên Phủ đương nhiên là cái thất bại quân sự của
Pháp.
Nó cũng là cái thắng lợi quân sự của Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Nhưng từ đó đến nay, ước mơ của quần chúng ‘Độc Lập, Tự
Do’ vẫn là những cái nắm gió!
Để tạm kết bài này, tôi xin gởi đến độc giã những suy
tư hết sức chân thành của một nhà văn trong nước. Ông cũng là một Đại Tá Quân Đội
Nhân Dân:
‘một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên
Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ
bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh
giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân
chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một
học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt
ngã đến vậy!’ (ĐI TÌM CÁI
TÔI ĐÃ MẤT - NGUYỄN KHẢI)
HỒ TẤN VINH
Melbourne
17 tháng 8 năm 2013
(còn tiếp)
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment