2011/06/20

Thử Tìm Giải Pháp Biển Đông Khả Thi

Thử Tìm Giải Pháp Biển Đông Khả Thi

Trần Văn Thưởng


Một giải pháp Biển Đông khả thi phải được căn cứ vào chính sách của các nước liên hệ trong quá khứ và hiện nay, và giải pháp phải có lợi về kinh tế, chính trị và chiến lược phòng thủ của tất cả các nước liên hệ đến Biển Đông.



Chính sách HK từ năm 1972 đến nay

Chuyến viễn du Trung Cộng vào tháng 2/1972 và Liên Sô tháng 5/1972 đã mở đầu cho một chiến lựơc đổi mới của Hoa Kỳ. Hậu quả đầu tiên là sự chiến thắng của khối CS ở miền nam VN. Mặc dù bị hạn chế quyền lực tham chiến ở VN do nghi quyết của quốc hội năm 1973, T/T Ford vẫn có lý do để nhập cuộc với QLVNCH trong năm 1975 bằng cách công bố bức thư hứa hẹn của T/T Nixon với T/T Thiệu. Trong thực tế T/T Ford đã dấu kín bức thư lịch sử trên, và phủi tay cho CSVN xâm chiếm miền nam VN. Tuy nhiên T/T Ford đã cố gắng làm những gì Ông có thể làm đựơc để thỏa mãn lương tâm của một vị T/T Hoa Kỳ; Ông đã di tản một số ít quân cán miền NVN; Ông đã chủ động gởi thư cho ông Lê Duẩn vào đầu tháng 6/75 để xác nhận rằng HK không bao giờ xem VN là một nước thù nghịch; Ông cũng đã cho tôi một cơ hội để đựơc tiếp xúc với ông Đinh Bá Thi, QSV thường trực tại LHQ để tôi được dịp trình bày cái di chúc của tướng Nguyễn Văn Hiếu, với hy vọng CSVN sẽ không tù tội các quân chính của chính phủ VNCH. Sau này các vị Tổng Thống Hoa Kỳ kế vị vẫn tiếp tục đi theo đường lối của T/T Ford.  

Năm 2007 có nhiều hiện tượng mới của Hoa Kỳ như  nổ̃ lực đàm phán chính trị với các nước ở Trung Đông, cắt bỏ 2/3 ngọai viện cho Phi Luật Tân, từ chối tham gia vào cuộc hp thượng đỉnh ASEAN.

Phải chăng các hiện tượng Thiên An Môn hay việc đàn áp phe đối lập ở Trung Cộng hay ở VN đã làm Hoa Kỳ nản lòng về thực lực của mình?

Phải chăng ông chủ nợ Trung Cộng có đủ quyền lực để bảo Hoa Kỳ phải từ bỏ cái thế cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á?

Tuy nhiên từ năm 2008 HK nhận thức được Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng là vị trí chiến lược quan trọng của chính sách HK, căn cứ vào chính sách bành trường của Trung Cộng và quyền lợi kinh tế của HK. Các cuộc thăm viếng VN của Bộ trưởng Quốc Phòng HK, những tuyên bố của Ngoại trưởng HK, Hillary Clinton, USS Chung -Hoon cùng Đệ Thất Hạm Đội được di chuyển đến biển Đông, cũng như cuộc Hải quân của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ luyện tập chung vào Tháng Bảy tới đây, là những bằng chứng cụ thể sự nhập cuộc của HK ở Biển Đông. Tuy nhiên mức độ nhập cuộc của HK là một vấn đề chủ yếu nếu có chiến tranh Việt-Trung trên biển và trên đất; mức độ tuỳ thuộc vào các yếu tố chủ yếu như khả năng tham chiến và tiếp vận của Trung Cộng, tình hình chính trị ổn định  của xã hội VN, khả năng tiếp vận vũ khí, đạn dược, tinh thần tham gia của người dân VN trong nước và ngoài nước ....; đặc biệt khả năng thuyết phục của TT Obama đối với QHHK để chính phủ HK được phép xử dụng QLHK tham chiến ở Biển Đông căn cứ vào đạo luật "The War Powers Act of 1973".

Độ xác suất thành công thuyết phục của chính phủ HK rất cao căn cứ vào một số phân tích về lý do tại sao HK phải trở lại Biển Đông như quyền lợi kinh tế, dầu hoả, tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng, chiến lược an ninh phòng thủ của HK... Thiển nghĩ nếu HK từ bỏ Biển Đông thì phản ứng tự vệ của các nước Châu Á sẽ như thế nào?

Phải chăng Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Thái lan, Cam Bốt, Đài Loan...sẽ theo chủ nghĩa "Xét Lại" về vấn đề bang giao đối với Trung Cộng và HK vì vấn đề tự sinh tồn?

Phải chăng HK sẽ bị cô lập và bị thu hẹp vòng đai phòng thủ về hướng Tây trên biển Thái Bình Dương? QHHK phải suy nghĩ the War Powers Act căn cứ vào các câu hỏi nêu trên.

Trong thực tế HK đã và đang chuyển hướng từ xung đột vũ lực đến đàm phán hoà bình vì cuộc xung đột vũ lực tại Trung Đông không thể đem lại một cuộc chiến thắng cho HK. Trái lại chiến tranh tại Iraq và Afghanistan lại quá hao tổn về nhân mạng và ngân khoản
g. Vì vậy độc giả sẽ không ngạc nhiên khi thấy chính phủ HK sẽ thương thuyết với Taliban cũng như rút quân khỏi Iraq và Afghanistan trong tương lai; lịch sử  lập lại như chiến tranh VN! 


Chính sách Trung Cộng đối với Đông Nam Á


Trung Cộng vẫn tiếp tục chủ nghĩa CS và kinh tế tư bản bán phần. Hiện nay Trung Cộng là chủ nợ của nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong tương lai Trung Cộng  gặp rất nhiều trở ngại
do việc phát triển kinh tế kỹ nghệ quá nhanh, như sự ô nhiểm, sự xáo trộn xã hội cũng như ý thức hệ của giới trẻ. Trung cộng thừa hiểu rằng một cuộc chiến tranh Trung -Việt hiện nay sẽ đem lại một thất bại chiến lược trước quốc tế, đưa đến sự đình trệ phát triển kinh tế, bất ổn về chính trị và xã hội nội bộ Trung cộng. Về phương diện chiến thuật Trung Cộng có thể có lợi thế trên biển đối với CSVN nhưng lại bất lợi về tiếp vận vì địa điểm xung đột hơi xa từ lục địa. Hơn nữa Hải Quân và Không Quân HK có ưu thế về kỹ thuật đối với Trung Cộng nếu HK thật sự nhập cuộc.  Ngoài ra Trung cộng sẽ gặp một đối thủ CSVN ngang ngữa tại các chiến trường trên đất. Các chiến lược gia Trung Cộng thừa hiểu Trung Cộng sẽ thua trận cả chiến thuật lẫn chiến lược nếu có cuộc xung đột giữa HK và Trung Cộng trên biển hay trên không. Thất bại chiến thuật là đội quân tham chiến của TrC sẽ bị HK tiêu diệt, khó mà phục hồi lại ưu thế trên biển đối với các lâng bang, thất bại chiến lược là chế độ Trung Cộng có thể bị sụp đỗ và các nước lâng bang sẽ đoàn kết lại thành một khối để liên hiệp với HK và khối tư do để chống lại Trung Cộng. Phải chăng đó là lý do có các hiên tượng xâm lấn biên giới và hải phận giữa VN và Trung Cộng có tính cách hạn chế?

Trong thực tế Trung Cộng đang theo đuổi chính sách "Tầm Ăn Dâu" và "vết Dầu Loang" như  việc xây đập trên sông Mekong cũng như xây dựng các xa lộ rộng lớn về hướng nam, các thoả hiệp vùng biển giữa Trung Cộng và CSVN, các hành vi khuấy nhiễu, bắt bớ các ngư phủ VN... . Vì thế theo bản tin AFP, ngày 14/06/2011, trong một cuộc họp báo thường kỳ, được hỏi về căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh các các vùng biển đang có tranh chấp trên Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định Bắc Kinh "sẽ không dùng vũ lực" để giải quyết tranh chấp. Do đóTrung cộng chỉ phô trương lực lượng trên biển, hăm doạ, hay khuấy nhiễu để hy vọng sẽ có thêm các thoả hiệp chính thức giữa các nước liên hệ để thủ lợi một cách hợp pháp có thêm các vùng biển có dầu hoả.

Dù sao các cuộc tranh chấp hải phận giữa Trung Cộng và các nước ở Đông Nam Á cho thấy ĐNA vẫn chưa lọt vào quỹ đạo của Trung Cộng mặc dầu các tranh chấp trên chỉ là những hành động thăm dò, hạn chế. Tuy nhiên nếu Hoa Kỳ từ bỏ Đông Nam Á thì Trung Cộng sễ đạt đựơc cái mong muốn " Châu Á Thuộc Về Châu Á" hay "Châu Á Thuộc Về Trung Quốc" trong tương lai. 


Chính Sách CSVN từ năm 1975 đến nay

CSVN cố gắng biến thể bán phần từ năm 1975 đến nay, từ thái độ cô lập, kiêu ngạo khiêu khích cho đến các hiện tượng đổi mới bán phần về phương diện kinh tế cũng như chính trị. Tuy nhiên VN vẫn còn chậm tiến và nghèo khổ hơn cả trước năm 1975 từ hơn ba thập niên nay. Chính sách kiêu ngạo và cô lập đã làm CSVN mất ít nhất hai cơ hội để thiết lập bang giao không ở thế hạ phong trong thập niên 70 hay 80 với Hoa Kỳ, một lần với Tổng Thống Ford và một lần với Tổng Thống Carter. Hậu quả của chính sách khiêu khích là cuộc chiến "Châu Chấu Đá Voi" với Trung Cộng dọc theo biên giới hướng Bắc, để rồi phải mất đất cho Trung Cộng, cũng như mất hải phận về sau cho Trung Cộng. Lịch sử chứng minh đường lối lãnh đạo của CSVN: Năm 1999 Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Biên Giới Việt Trung để nhượng đất biên giới cho Trung Quốc. Năm 2000, Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá để bán nước Biển Đông và dâng cá dâng dầu cho Trung Quốc. Năm 1958 , Đảng Cộng Sản Việt Nam cam kết chuyển nhượng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc có văn kiện của Phạm Văn Đồng. 

Chính sách tù tội các quân cán chính phủ VNCH là một chính sách sai lầm và vô nhân đạo, gây nên sự chia rẽ giữa hai phe cho đến ngày hôm nay, làm mất vô số tài nguyên về nhân lực và vật lực. Sự tham nhũng từ hạ tầng cơ sở đến thựơng tầng là kẻ nội thù kinh tế và chính trị của CSVN, gây nên hiện tượng nghèo khổ và bất ổn xã hội.

Các cuộc tranh chấp giữa CSVN và Trung Cộng về lãnh thổ, hải phận và kinh tể đã
cho thấy CSVN vẫn còn giữ đựơc chủ quyền và lòng yêu nước theo cách riêng của họ. Gần đây CS đã cố đưa ra một số cán bộ mới để sửa đổi lái guồng máy chính quyền, tuy nhiên khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng thiên Trung Cộng vẫn tiếp tục cản đường một cách có hiệu quả các cố gắng đổi mới toàn phần. Sự sai lầm của chính sách cộng sản vô thần, độc tài đã mở lối đưa đường cho khuynh hướng hướng ngọai hay dễ bị đầu độc bởi các đòn phép tôn giáo hay bị mua chuộc bởi ngọai bang trong kế hoạch khuynh đảo CSVN.

Chính sách tiêu diệt  tôn giáo thuần tuý bằng cách biến thể thành tôn giáo quốc doanh có tính cách chính trị thiên CSVN, là một hành vi bá đạo và giảm tiềm năng đoàn kết tôn giáo - một yếu tố chủ yếu cho con đường cứu quốc hiện nay. Vì thế GHPGTNVN không đủ sức mạnh để kêu gọi hơn 80% Phật tử đoàn kết thành một khối vì tinh thần Dân tộc và Đạo pháp để chống Trung Cộng. Lý do là 7/8 Phật tử đang tham dự các chùa Quốc Doanh vì niềm tin tôn giáo và sự an toàn cho bản thân họ đối với CSVN, chứ không thật lòng tin và
o chủ nghĩa CSVN. Đó là lý do khó khăn cho Hoà Thượng Thích Quảng Độ kêu gọi toàn thể Phật tử đoàn kết chống Trung Cộng.

Nếu VN bị mất nước sau nầy thì CSVN sẽ là kẻ trách nhiệm trực tiếp,
và CĐHN chỉ là kẻ gián tiếp, bởi vì CSVN đang ở thế thượng phong. Vì thế CSVN là kẻ hoàn toàn có trách nhiệm chủ động một cách thành tâm và biết nhân nhượng với CĐHN trong việc "Hoà Hợp Hòa Giải" giữa hai phe cũng như thay đổi đường lối chính trị, để có thể lôi cuốn toàn dân tham gia vào nổ lực bảo vệ lãnh thổ. Câu hỏi CSVN phải thay đổi như thế nào là chủ đích của bài nầy trong các phần kế tiếp.

Gần đây các cuộc chống đối CS của tu sĩ và trí thức trong nước cũng như các cuộc biểu tình của nông dân trong nước là những biểu hiệu cho sự bất ổn của xã hội và thiếu chính nghĩa của chủ nghĩa CS, cũng như người dân quốc nội đã hoàn toàn mất niềm tin ở chủ nghĩa CS.

Phải chăng người dân đang khao khát một chủ nghĩa yêu nước tự do dân chủ tự tồn để họ có quyền tham gia vào sự sống còn của đất nước?

Phải chăng chủ nghĩa mới nầy có đủ quyền lực để chống đỡ bất cứ một âm mưu khuynh đảo nào của ngoại bang hiện nay và trong tương lai?

Chỉ có hiện tượng tu bổ lại các nghĩa trang QLVNCH bởi chính tay chính phủ CS VN, giúp đỡ các thương phế binh của hai phe, chấm dứt việc thi hành NQ36CSVN, huỷ bỏ điều 4 HPCSVN và biến thể thành chế độ dân chủ đa đảng, mới chứng minh được CSVN chân thành trong chính sách hòa giải. Chờ xem!


CĐHN từ năm 1975 đến nay

CĐHN đã biến thể hơn ba thập niên nay, từ những
kẻ lạc lõng bơ vơ nơi đất khách quê người đến một tập thể lớn mạnh trên phương diện kinh tế và giáo dục, tuy nhiên vẫn sống trong mê hồn trận trên phương diện tổ chức và chiến lựơc đấu tranh cho chính sách dân chủ. Về phương diện tổ chức CĐVN có hàng trăm hội đoàn riêng biệt, thiếu phối hợp và hợp tác, cùng lập trường chống chủ nghĩa CS, tuy nhiên khác biệt về phương cách và chiến lựơc. Nhiều khi họ lại chống nhau vì va chạm quyền lợi hay tư tưởng khác biệt, gây nên sự chia rẽ và nghi kỵ nội bộ. CSVN đã lợi dụng khe hở nầy để chen lẫn vào hàng ngũ CĐ để khích động thêm sự đánh phá. Hậu quả là cho đến nay CĐHN chưa được thống nhất cũng như có một cấp lãnh đạo duy nhất.

Điều kiện cần thiết cho sự trưởng thành của CĐHN và chính sách hòa hợp là CĐHN phải có một cấp lãnh đạo duy nhất và một chiến lược đấu tranh. Chừng nào CĐHN thiếu điều kiện chủ yếu nầy CSVN luôn luôn ở thế thượng phong để thi hành các đòn phép chính trị.  Đã đển lúc CĐHN phải tự đặt nhiều câu hỏi để khẳng định một
chủ thuyết cho mình.

Chính sách HK có tùy thụôc vào ý muốn của CĐHN hay tùy thuộc vào lợi ích của HK mà thôi?

CĐHN có nên núp bóng dưới lá cờ HK để tranh đấu chống CSVN hay không?

CĐHN có đủ đường lối chiến lược thống nhất chống CSVN hay không?

CĐHN có nên chống CSVN chỉ theo một chiều hay không?

CĐHN có nên đối thọai hay tranh luận với CSVN hay không?

Chính sách chống CSVN một chiều có thể gây nên sự phân hóa trong CĐHN hay không?

Giới trẻ và trí thức nghĩ sao về phương cách chống CSVN một chiều và không chịu đối thọai hay tranh luận về chính nghĩa của CĐHN và CSVN?

Người Việt HN có nên hợm hỉnh khoa trương cái học lai căng từ Tây phương hay không?

Người Việt HN có hăng say chửi bởi CS bằng mồm hay chống Cộng đến chết nhưng lại không thể trả lời câu hỏi về thực lực chống cộng là bao nhiêu và phương thức khả thi chống cộng như thế nào?


Trong thực tế đã và đang có hiện tượng ham nổi danh theo lối bá đạo bằng những khẩu hiệu rỗng
tuếch và hợm hỉnh khoa trương lối học lai căng và phi dân tộc. CĐVHHN đã và đang tích cực biểu tình chống Trung Cộng hiện nay vì lý tưởng dân chủ tự do và chủ nghĩa dân tộc – lòng ái quốc, tuy nhiên chưa có câu trả lời chiến lược chống CSVN và Trung Cộng.


Các Diễn Biến gần đây 

Mấy tuần lễ trước đây, HK đã đưa Mẫu hạm George Washington, USS Chung-Hoon, hành quân thao dượt hải quân với CSVN để trao đổi khả năng kỹ thuật, các lời tuyên bố của Bộ trưởng QP và NGHK khẳng định Biển Đông là một vị trí chiến lược quân sự và kinh tế của HK. 
Thứ Hai 13-6-2011,  Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Jim Webb cho biết là ông sẽ trình một nghị quyết lên Thượng viện vào Thứ Ba để thúc giục Mỹ lến án Trung Quốc. Khu trục hạm loại 054A  của Trung Cộng cũng đã thao dượt ở Biển Đông trong ba ngày. CSVN thực tập bằng đạn thật ở Biển Đông. Phi Luật Tân cũng đã di chuyển một tàu chiến vào khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên tất cả các biến cố trên chỉ là những hành vi biểu dương chính trị và quân sự mà thôi, vì bản chất đường lối của các nước tranh chấp là một giải pháp hoà bình, căn cứ vào:

WASHINGTON:
The United States and Vietnam on Friday jointly called for freedom of navigation and rejected the use of force in the South China Sea, amid simmering tensions between Beijing and its neighbors.

After talks in Washington, the former war foes said that "the maintenance of peace, stability, safety and freedom of navigation in the South China Sea is in the common interests of the international community."

All territorial disputes in the South China Sea should be resolved through a collaborative, diplomatic process without coercion or the use of force," the two countries said in a joint statement.

Disputes have flared in recent weeks in the South China Sea, with Vietnam holding live-fire military exercises after accusing Chinese ships of ramming an oil survey ship and cutting the exploration cables of another one.

China staged its own three days of military exercises in the South China Sea, which state media said was aimed at boosting the country's offshore maritime patrol force.

"
The US side reiterated that troubling incidents in recent months do not foster peace and stability within the region," the statement said.

Secretary of State Hillary Clinton, on a July 2010 visit to Vietnam that was closely watched around Asia, said that the United States had a vital national interest in freedom of navigation in the South China Sea.

China has myriad disputes in the potentially resource-rich sea with countries including Vietnam, Malaysia, Brunei and the Philippines – which said Friday that it was sending its aging naval flagship into the disputed waters.

Amid the tensions, China said Tuesday that it would not resort to the use of force in the South China Sea and urged other countries to "do more for peace and stability in the region."

In the statement, the United States and Vietnam threw their support for talks under the aegis of a 2002 agreement between China and the 10-nation Association of Southeast Asian Nations, in which the two sides pledged to work on a code of conduct for the South China Sea.

China and ASEAN have done little in the intervening nine years to reach the code. Diplomats say that the Chinese appear to favor one-on-one talks with each nation, fearing that ASEAN would gang up on them in a group setting.

Despite the memories of war, the United States and Vietnam have been rapidly building relations — in part due to a spike in tensions between Beijing and Vietnam, which bitterly recalls 1,000 years of Chinese rule.

"
The situation with the sovereignty issues in the South China Sea has actually helped our relationship in a sense that they understand that they have a commonality of interest," Senator Jim Webb said at a conference Monday.

Webb, a former combat Marine in Vietnam, said that the United States needed to be firmer on disputes in the South China Sea. The United States officially does not take a position on disputes to which it is not party.

President Barack Obama's administration has put a focus on building ties with growing US-friendly nations in Southeast Asia and has enthusiastically welcomed the growing relationship with Vietnam, which includes military ties.

While mostly supportive of warmer ties, many members of Congress are sharply critical of Vietnam over its human rights record and demand progress in return for better ties. Human rights did not figure in the joint statement.

The annual US-Vietnam talks involved Andrew Shapiro, the assistant secretary of state for political-military affairs, and Vice Foreign Minister Pham Binh Minh.


Thử Tìm Giải Pháp Khả Thi cho Biển Đông

Tôi nghĩ, chỉ có chủ nghĩa
Dân Tộc và  Nhân Hoà thì mới khích động toàn dân VN cùng đoàn kết để chống Tàu; nhờ nhân hoà nên CSVN tự ý thay đổi chủ nghĩa để họ tự sinh tồn vì toàn dân không trả thù họ khi họ thua trong cuộc tụ do bầu cử. Nhờ thế VNHN sẽ là một lực lượng chính trị và tài chánh để yểm trợ nếu có chiến tranh Việt-Trung; cũng nhờ nhân hoà nên VN và Tàu sẽ cùng tìm một giải pháp hoà bình, bình đẳng nhưng có lợi về kinh tế cho cả hai phe. Dĩ nhiên là Tàu sẽ nghe khi họ thấy thực lực của VN. Nhờ có thực lực của VN Mỹ sẽ nhập cuộc với ta để họ có lợi về kinh tế và chiến lược của họ tại ĐNA. Nhờ nhân hoà nên CĐHN quên đi những căm thù vì sự ác độc của CSVN trong quá khứ khi CSVN thay đổi chính sách một cách thành tâm. Nhờ chủ nghĩa Dân Tộc nên toàn dân cùng gặp nhau một mẫu số chung - lòng ái quốc - để đoàn kết lại với nhau. Nếu tôi không lầm độc giả có thể tìm đọc bài của chiến hữu Anh Huy hay GS Nguyễn Ngọc Huy về Chủ Nghĩa Dân Tộc Tự Tồn. Tôi nghĩ, đây là giai đoạn khẩn cấp cho các vị học giả trong và ngoài nước chú tâm viết bài về hai chủ thuyết cần thiết cho sự sinh tồn của VN yêu quí của chúng ta.  

Câu hỏi
, làm sao CSVN thành tâm thay đổi chính sách nhân hoà. 

Thiển nghĩ, sau đây là các điều kiện CSVN phải thi hành tức khắc để chứng minh sự thành tâm: Trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH với phẩm lượng
ngang bằng với việc trung tu  QĐCSVN, từ bỏ chính sách phân hoá hàng ngũ tôn giáo, từ bỏ việc thi hành NQ36CSVN tại Hải Ngoại, bài trừ triệt để hiện tượng tham nhũng, từ bỏ điều 4 HPCSVN, thi hành chính sách tự do đa đảng, tổ chức bầu cử tự do dưới sư giám sát Quốc tế, đối xử bình đẳng giữa người dân quốc nội và người dân VNHN, giúp đỡ bình đảng các thương phế thuộc hai phe....

CĐVNHN sẽ từ bỏ các di biệt để đoàn kết và thống nhất. Chừng dó CĐVNHN mới có thực lực để chống Trung Cộng và đòi hỏi các yêu sách về tư do dân chủ cho toàn thể VN. Chính sự đoàn kết toàn dân VN, chủ nghĩa dân tộc tự tồn và tự do dân chủ là sức mạnh hậu thuẩn trong việc đàm phán với các nước liên hệ. Câu hỏi, khi đã có sự đồng tâm nhất trí của toàn dân VN thì CĐVNHN và CSVN phải hành động như thế nào đối với Trung Cộng.

Giai đoạn thứ nhất là đồng loạt tham gia biểu tình chống Trung Cộng, tham gia phong trào tẩy chay hàng hoá Trung Cộng, không thương mại với những ngoại kiều người Tàu đang làm việc cho Trung Cộng tại VN, 
....Giai đoạn 2 sẽ trình bày sau khi  thi hành giai đoạn 1 thành công.


Trân trọng,
Trần Văn Thưởng 
Ngày Quân Lực VNCH, 19/06/2011

No comments:

Post a Comment