2012/08/12

Xuôi ngược trên CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC - Bài số 6

xuôi ngược trên
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Bài số 6

HỒ TẤN VINH

cuộc chiến tâm thức và mặt trận ý chí

Xin mạn phép đặt một câu đố cho vui. Đố ai biết ngay giữa lá quốc kỳ của Ấn Độ có một vòng tròn? Cái vòng tròn đó nghĩa là gì?

Inline image 1

Chúng ta đều biết Gandhi là cha đẻ ra phương pháp đấu tranh bất bạo động. Ông đã nổi danh và đã thành công giành lại độc lập cho Ấn Độ nhờ phương pháp đó. Tất cả chiêu thức bất bạo động ông đều có thử qua. Từ bất tuân dân sự như xúi dân không đóng thuế đầu người, thuế đất, hô hào công nhân đình công, xúi công chức từ nhiệm, xuống đường biểu tình nhiều lần đến hăm dọa tự mình tuyệt thực cho đến chết.

Nhưng cái đòn cuối cùng là kỳ diệu nhứt. Ông đã hô hào dân chúng tự dệt vải để tự túc không cần mua vải của Anh Quốc, tẩy chai hàng nhập cảng. Cái đòn này có hai mặt.

Thứ nhứt là sẽ đánh thẳng vào cán cân xuất khẩu của người Anh, lúc đó Anh Quốc là nước sản xuất vải nhiều nhứt thế giới và bán ra cùng khắp thế giới.

Nhưng cái điễm thứ hai còn quan trọng hơn nữa. Tạo cho dân chúng, nhứt là giai cấp thấp ‘hạ nhân’ có công ăn việc làm, nhờ đó mà thoát ra khỏi nghèo đói thì mới có tự tin.

Khoảng những năm 1921, thế giới chưa có những phương tiện truyền thông nhanh chóng như bây giờ. Tin tức truyền đi không phải bằng đài truyền hình mà là bằng cách đánh Tíc tíc te te (Morse).

Gandhi phải đi từ làng này qua làng kia khắp Ấn Độ để truyền bá tư tưởng của mình. Đi đến đâu ông cũng đem theo ‘cái máy quây chỉ’ (cái bánh xe tròn) để biểu diễn và giải thích cho dân chúng hiểu.

Có khi cả ngàn người, có khi cả chục ngàn người tụ tập để nghe ông. Nhưng lúc bấy giờ làm gì có máy phóng thanh hay dàn loa đắc tìền của những ban nhạc Rock. Số người thì đông nhưng chỉ có vài chục người đứng gần là nghe được thôi.

Do cái khổ công ông đã bỏ ra và lòng tin của quần chúng vào ông, khiến người Anh hiểu rằng họ không thể đô hộ đám người đoàn kết và kiên trì này mà phải chiều theo yêu sách của họ. Tốt hơn là tìm cách đi êm, nếu để quá trễ, rủi ổng hô hào thêm chuyện khác thì sao?

Tôi bỏ ra có 2 phút để kể câu chuyện đã thật sự kéo dài trên 25 năm. Năm 1948, sau khi Gandhi bị ám sát chết, Giáo Sư U.N. Jajoo dạy y khoa tại Học Viện Y Khoa  Mahatma Gandhi vẫn tự xe chỉ, dệt vải để may áo quần cho mình.

Chắc ai cũng đã biết rồi. Cái ‘máy xe chỉ’ đã đưa Ấn Độ đến tự do và cái vòng tròn đã thành biểu tượng trên lá quốc kỳ.

Những vấn đề mà ta đang phải đương đầu ngày nay không khác gì cuộc chiến của Gandhi năm xưa với người Anh. 

Năm xưa người Anh đô hộ Ấn Độ. Bây giờ Việt Cộng đô hộ Việt Nam.

Năm xưa, nước  Ấn cũng rối ben.  Xã hội thì phân giai cấp, người ‘hạ nhân’ phải chịu nhiều áp bức. Thêm vào đó còn có sự chống đối tôn giáo giữa người Ấn theo đạo Hindu và người Ấn theo đạo Hồi. 

Gandhi đã phải vượt qua bối cảnh đó thì mới thống nhất ý chí của người dân Ấn đòi độc lập.

Ngày nay, nước Việt Nam cũng đang rối ben. Cũng có những hiềm khích tôn giáo. Nhưng những thù hận này chỉ biểu lộ ra bằng lời nói – có khi hạ cấp – hay những thủ đoạn – có khi bẩn thỉu - chớ chưa đến nổi giết hằng loạt cả ngàn người như ở Ấn Độ.

Người ta đang xôn xao về những hành động của Trung Cộng ở Biển Đông và sự trở lại của Mỹ vào vùng này. Nhưng Việt Nam không thể thoát ra khỏi cái vòng xô đẩy này. Những bàn cải, những cao kiến về phương cách đối ngoại của người Việt hiện nay chỉ là những lời nói suông. Những đòi hỏi trong các cuộc biểu tình đã qua và sắp tới không có căn bản để thực hiện.

Chúng chỉ có tác dụng thúc đẩy mau sớm thực hiện một chế độ mới.

Chánh sách đối ngoại của Việt Nam, không chỉ riêng gì với Trung Cộng mà còn đối với Mỹ nữa, chỉ được ngoại quốc nể nang khi nó dựa trên một nội lực hùng hậu. Nội lực hùng hậu cả về đạo đức và chánh trị là nền tản của một thể chế hợp pháp, do đa số dân chúng bầu ra.

Phải có một thể chế mới thì mới có một chánh sách ngoại giao mới và ngược lại, muốn có một chánh sách ngoại giao mới thì phải có một chánh sách nội trị mới.

Trách nhiệm của LỰC LƯỢNG VIỆT NAM là - đừng để bị giao động bởi những con rối của thời cuộc - làm sao bình tĩnh tập trung  vào việc thành lập một mặt trận ý chí của người dân đòi hỏi quyền làm người. Để bắt buộc CSVN phải suy nghĩ như người Anh đã suy nghĩ.

Đây không phải là một cuộc chiến ý thức hệ.

Đây là cuộc chiến tâm thức của chính những người Cộng Sản đang cai trị nước Việt Nam chớ không chỉ riêng của người dân Việt Nam đang mất quyền làm người.

Phải thắng cuộc chiến này.

Vì mọi người đều có lợi.


HỒ TẤN VINH
Úc Châu
Ngày 12 tháng 8 năm 2012


TB: Có một số bạn đọc yêu cầu gởi vài bài quí vị còn thiếu.
1.     Mê hồn trận Quốc Cộng
2.     Liên Sô sụp đổ
3.     Viết về HỒ VĂN NGÀ
4.     Từ đỉnh cao tự do dân chủ
5.     Viết về TRUY PHONG
6.     Việt Nam đi về đâu?
7.     Tương quan lực lượng CSVN và NVHN
8.     Lực Lượng Việt Nam – 7 bài
9.     Những con đường cứu nước – 4 bài
10.                  Mấy vần thơ cũ
11.                  Nước xuôi dòng
                          12.                  Xuôi ngược trên CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC – 6 bài

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

No comments:

Post a Comment