BẢY SẮC CẦU VỒNG TRÊN QUẦN
ĐẢO TRƯỜNG SA
(Viết tặng sinh viên yêu nước
Nguyễn Phương Uyên)
Sau cơn mưa, Bảy Sắc Cầu Vồng
bỗng bừng lên rực rỡ
Đỏ, Da Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm,
Tím rạng biển khơi
Như chiếc cầu bắc lên Trời từ
Trường Sa của những thiên thần nhỏ
Đang từ Bảy Sắc Cầu Vồng
lung linh
Bay xuống tìm thăm em đó
Uyên ơi!
Anh biết ngày xưa em cũng là một
thiên thần nhỏ
Đã đầu thai vào Mẹ Nhung vì
yêu quá mảnh đất này
Lúc rời Trời cao em đã từ sắc
màu nào bay xuống?
Để các thiên thần nhỏ đi thăm
Không phải hỏi đó đây
Hiền Dịu Như Em chắc chắn
không thể bay xuống từ Màu Đỏ
Màu của chiến tranh, màu của
chết chóc đau thương
Màu của bầy quỷ mang mặt người
dạ thú
Màu chuyên chế độc tài của bè
lũ bất lương! |
2012/11/30
BẢY SẮC CẦU VỒNG TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Labels:
Chính Trị,
Dân Chủ Hóa,
NHTB,
Thời Sự
2012/11/29
ĐẠO LÀM NGƯỜI
RUA
Từ trước đến nay, chúng ta tu theo đạo Phật là mưu cầu giải thoát, để vượt lên tất cả mọi người, trở thành những bậc Thánh. Chúng ta không ngờ rằng trong đạo Phật đã có sẵn hệ thống đạo làm người rất lớn. Và chính nhờ đạo làm người này chúng ta mới có thể làm Thánh được.
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có một vai trò khác nhau, số phận khác nhau. Có người cao sang quyền quý, có người trung lưu nhàn nhã, có người nghèo khổ khốn cùng. Nhưng dù ở vị trí nào, số phận nào, chúng ta đều là người. Ngay khi đã là một tu sĩ xuất gia đi tìm sự giải thoát, chúng ta vẫn là con người. Cho nên chúng ta phải làm người thật tốt và phải biết thực hiện đạo làm người.
Có hai điều trong việc tu tập đạo lý làm người:
– Thứ nhất: hoàn thiện bản thân; tu dưỡng đạo đức nơi chính mình.
– Thứ hai: có trách nhiệm với những người chung quanh: có bổn phận đem được sự an vui, hạnh phúc đến cho mọi người.
Suốt năm tháng chúng ta tu theo Phật để được làm Thánh, để giải thoát, chúng ta quên đi bổn phận làm người trong cuộc sống và đối với những người chung quanh.
Nhưng thật ra chính nơi thân phận làm người này, chúng ta thực hiện hoàn hảo đạo làm người; thương yêu và giúp đỡ những người chung quanh, chúng ta sẽ trở nên một người tuyệt vời, một vị Thánh. Vị trí của bậc Thánh không phải là từ bỏ thân phận làm người; đi tìm một giấc mơ hão huyền, một giá trị cao xa nào khác, mà vị trí của Thánh bắt đầu từ thân phận con người.
Nhưng làm thế nào để thực hiện đạo làm người, trở thành người tốt, người tuyệt vời?
Là người biết thanh lọc nội tâm, biết kiểm soát tâm và đánh giá chính bản thân mình. Là người luôn biết tự trách mình, tìm lỗi chính mình để sửa sai. Là người xem xét hành vi của mình từng chút một; điều bất thiện dù rất nhỏ cũng tránh, điều thiện dù khó khăn đến thế nào cũng không từ nan, và hiểu rõ ranh giới giữa điều xấu và điều tốt.
Là người đối với mọi người luôn khoan dung, tử tế một cách sâu sắc, và luôn e ngại sẽ làm người khác bị tổn thương. Tử tế sâu sắc có nghĩa là hiểu thấu, thông cảm và chia sẻ được những nỗi đau của người khác. Là người độ lượng, yêu thương con người mà không so đo hơn thiệt. Dù làm rất nhiều việc thiện, trong lòng không hề có chút ý nghĩ mưu cầu danh lợi phước báo. Chấp nhận những thiệt thòi bản thân để giữ vững đạo lý làm người.
Đạo Hiếu là đạo làm con đối với cha mẹ. Đạo Từ là đạo cha mẹ đối với con cái. Đạo Đề là đạo anh chị em đối với nhau. Đạo Nghĩa là nghĩa vợ chồng, nghĩa thầy trò, nghĩa bạn bè. Đạo Trung là đạo của người dân, quan đối với vua (ngày xưa). Ngày nay chúng ta có thể hiểu đó là bổn phận của công dân đối với đất nước. Đạo Nhân là đạo của người trên đối với kẻ dưới.
Ngoài những vấn đề đã nêu ra, chúng ta cũng cần hiểu thêm việc giúp đỡ cho những người nghèo khổ, chúng ta không nên chỉ giúp họ bằng vật chất mà cả bằng tinh thần. Chúng ta biết tu dưỡng giá trị tinh thần, tu dưỡng đạo lý tâm linh. Cho nên khi chúng ta đem lợi ích vật chất đến cho mọi người, chúng ta cần đem theo lợi ích tinh thần, đó là giá trị cao cả trong đời sống con người.
Đến với đạo Phật là chúng ta đi tìm con đường giác ngộ của bậc Thánh, và chúng ta hiểu rằng con đường này bắt đầu bằng đạo làm người. Khi chúng ta tu tập thật tốt, thật hoàn hảo, chúng ta sẽ trở thành Thánh, thành những con người tuyệt vời, những con người thánh thiện trong đạo làm người. _((*))_
RUA
2012/11/28
CHO TÔI VỀ VỚI THIÊN ĐƯỜNG CỔ TÍCH
CHO TÔI VỀ VỚI THIÊN ĐƯỜNG CỔ
TÍCH
Cho tôi về với hương đồng gió
nội
Để bay theo cánh diều tuổi thơ
ngây
Cho tôi về khúc sông quê ngàn
tuổi
Để tắm trong dòng nước mát
vơi đầy
Cho tôi về tuổi thơ xưa hờn
tủi
Đi ăn xin từng mẩu sắn củ
khoai
Rồi đi ở, ngày chăn trâu cắt
cỏ
Đêm ổ rơm nằm mơ mảnh chăn
dày
Cho tôi về mẹ tôi xưa tần tảo
Nuôi năm con cơm độn thấy toàn
khoai
Cho tôi về ngôi trường xưa nhỏ
bé
Thầy giáo già trên bục giảng
khoan thai
Cho tôi về với vầng trăng
thương nhớ
Chị Hằng Nga âu yếm giữa đêm
rằm
Cùng các bạn hoan ca ngoài Đình
Miệu
Đêm Trung Thu từ giã tuổi mười
lăm |
2012/11/26
Dự đoán kinh ngạc về nước Mỹ
George Friedman, người sáng lập và là Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR, một think-tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.
Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.
Labels:
Chính Trị,
Dân Chủ Hóa,
Thời Sự
2012/11/25
NÓNG TỪ KHẮP CÁC NGẢ ĐƯỜNG ĐẾN HÈ PHỐ
Văn Quang
Thật ra tuần này, ở VN có vô số chuyện quan trọng để bàn. Như các vấn đề về sinh mạng của 40.000 dân và thủy điện Sông Tranh, các tập đoàn nhà nước thua lỗ đến 48.988 tỉ đồng; chuyện Quốc hội VN quyết định việc bỏ phiếu tín nhiệm; chuyện tăng lương, chuyện thực phẩm nhiễm độc tràn lan khắp các chợ…
Nhưng tuần trước, tôi hứa với bạn đọc còn mục "nóng ngoài đường phố" kỳ sau xin kể tiếp. Vậy kỳ này xin tiếp tục chuyện "nóng" này kẻo để lâu nó "nguội" mất tiêu. Trước hết xin phép quý bạn đọc cho tôi được khen ông cảnh sát Hà Nội một phát. Chả mấy khi được khen cảnh sát, lần này khen để… có tí điểm còm, may ra khi ra đường không bị phạt vì lỗi… đi bộ sai luật hoặc ở nhà không bị… hỏi thăm sức khỏe liên tục như mấy năm trước. Vậy khen vì cái gì? Xin thưa:
Khen vì quy trách nhiệm đúng nơi đúng chỗ
Trước tình trạng vỉa hè ở thủ đô bị lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng, Phó chánh văn phòng Công an Hà Nội, thượng tá Hồng Cao Thắng cho biết, có thể cách chức hoặc chuyển công tác trưởng công an phường để vỉa hè lộn xộn. Đó là một quyết định cứng rắn mới mẻ và chính xác.
Theo ông Hồng Cao Thắng, hiện nay tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường diễn ra rất phức tạp và nhức nhối, các cơ quan chức năng không xử lý triệt để, "rất có thể người dân sẽ không có đường để đi sắm Tết".
Rồi ông Phó chánh văn phòng cho hay, một số quán bia ở Ô Chợ Dừa tồn tại cả chục năm nay nhưng không bị "xử lý". Bàn ghế xếp la liệt, xe máy, xe đạp đỗ tràn ra vỉa hè, lòng đường, thậm chí "xe của khách vào quán bia này còn được đem thẳng tới trụ sở của công an phường ở gần đó gửi (?!)".
Xe máy đậu đầy hè phố, dân đi dưới lòng đường
Labels:
Chính Trị,
Dân Chủ Hóa,
Thời Sự,
Văn Quang
2012/11/22
Thực phẩm giúp giảm đau cổ họng tốt nhất
Một chén súp gà nóng là liều thuốc kháng sinh tự nhiên
Đau họng có thể do nhiễm vi khuẩn, việc bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể đủ năng lượng để mau hồi phục là rất cần thiết.
Dưới đây là những loại thực phẩm giúp đẩy lùi chứng đau họng.
Chuối là loại trái cây mềm, không chứa axit và dễ nuốt.Cùng với 3 lợi ích này, chuối còn là loại thực phẩm giàu vitamin, B6, kali và vitamin C.
Súp gà. Một chén súp gà nóng là liều thuốc kháng sinh tự nhiên. Súp gà chứa các đặc tính chống viêm, sưng và làm giảm tắt nghẽn nhờ việc giới hạn các vi khuẩn tiếp xúc với màng nước nhầy. Món súp gà này phải bao gồm nhiều cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi, bởi tất cả các thành phần này sẽ mang lại lợi ích về dinh dưỡng và phục hồi năng lượng.
Nước chanh và mật ong. Hỗn hợp nước chanh và mật ong giúp cổ họng mau hết đau. Phương thuốc này sẽ giúp cổ họng bạn cảm thấy mau tốt hơn nhờ chứng viêm, sưng giảm. Ngoài ra, hỗn hợp này còn giúp làm mát cổ họng đang đau rát.
Lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng sẽ giúp hồi phục các chứng viêm, sưng và cơn đau cổ họng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng không được bỏ quá nhiều gia vị, vì gia vị sẽ làm cơn đau họng càng trầm trọng hơn.
Trà gừng/mật ong. Một tách trà gừng hay mật ong là cách hỗ trợ tuyệt vời cho cổ họng đang đau sẽ tốt hơn. Hãy nhấm nháp tách trà và hít hơi nóng tỏa lên từ tách trà, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả tức thì của nó.
Bột yến mạch. Bột yến mạch rất dồi dào chất xơ giúp giảm cholesterol xấu và nâng cao chất đạm cho cơ thể. Một chén bột yến mạch nóng, thêm chuối hoặc mật ong, bạn sẽ thấy cổ họng êm dịu hẳn.
Ngải đắng. Ngải đắng được xem là loại thảo dược chữa bệnh cổ điển cho bệnh đau cổ họng. Thêm ngải đắng vào trà hoặc súp không chỉ mang lại hương vị ngon cho thực phẩm mà còn giúp cổ họng mau hết đau.
Mì ống làm từ lúa mì. Mì ống làm từ lúa mì là cách tuyệt vời chữa trị đau cổ họng. Đặc biệt, nếu mì ống nóng và kết hợp nước xốt ít béo. Mì ống làm từ lúa mì rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, đồng, kẽm và vitamin B1, B2, B3, E.
Cà rốt luộc. Cà rốt là loại thực phẩm chữa bệnh cho những ai bị ốm, nhưng chúng nên đươc nấu xôi hoặc hấp trước khi ăn. Bởi cà rốt sống có thể làm cho cổ họng bạn bị đau hơn và có thể làm cơn đau nặng hơn. Cà rốt chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin K, chất xơ và kali./.
CDNV
2012/11/20
PHAN BỘI CHÂU: NHỮNG MÙA XUÂN VONG QUỐC
MƯỜNG GIANG
Dân tộc VN có nền văn hiến lâu đời, luôn tự hào về truyền thống bất khuất của mình, vì vậy qua bao thế hệ đã cố gắng gìn giữ những lễ nghi tập quán tốt dẹp của ông cha truyền lại. Một trong những mỹ tục thiêng liêng trọng đại nhất, có ý nghĩa tinh thần và tình cảm trong đời sống của người VN xưa nay, vẫn là những ngày Tết Nguyên Ðán. Ðây là dịp để mọi người xa xứ vì bất cứ một lý do nào, cũng mong muốn có cơ hội được trở về để cùng gia đình đoàn tụ, lễ bái, hàn huyên, đổi trao mặn nồng ấm lạnh với nhau, trước bàn thờ tổ tiên, trong niềm hạnh phúc diễm tuyệt, không cần biết là giàu nghèo. Ai đã từng sống ly hương, mới biết thế nào là những giây phút chạnh lòng, giữa đêm ba mươi Tết buồn thảm lạnh căm ở một phương trời nào đó, để nhớ tới quê làng, cố quận,rồi òa khóc trong cô đơn ngậm ngùi, mà lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.
Trời hởi xuân về thương với nhớ
ngồi đây mà ngóng tết xa mờ
quán khuya vắng bóng người muôn dặm
tiếng sếu càng thêm mộng ngẩn ngơ
Giờ đâu còn đủ giòng dư lệ
để khóc mùa xuân lạc bến chiều
nhớ mẹ nên buồn rầu mộng mị
những ngày tết nhỏ vẹn thương yêu
Ly tán muôn đời vẫn là niềm đau của nhân thế, tha phương trong đêm trừ tịch lặng nhìn thiên hạ vui vầy đoàn tụ bên trong song cửa, là nổi hận hờn đứt ruột vỡ tim, cho dù là ai chăng nữa cũng thế thôi. Ta ngày xưa vì nghiệp lính, từng sống buồn rầu xa xứ những tết tha phương, những đêm xuân lạnh nơi đồn canh biên tái thảm tuyệt nhưng dù gì thì cũng vẫn còn được ở trong nước, để mà vui lây gíó bãi trăng ngàn, hương đồng cỏ nội và chút hơi hướng của thôn làng. Nhưng hận thảm nhất, vẫn là những người vì nước phải vướng vào tù ngục. Và trong lúc thiên hạ vui vầy bên tiệc rượu ngâm thơ vịnh nguyệt, hả hê vui xuân đón Tết hay son phấn, áo quần, rủng rỉnh tiền vàng về quê nhà vinh qui bái tổ, thì những nam nữ dũng liệt của dân tộc Việt, vì sự sống còn của đất nước đã liều mạng đối mặt với bạo quyền CS, cam chịu tù tội giữa bốn bức tường lạnh trong hàng song sắt đếm giọt mưa đêm mà uất hận nhìn quê hương bao nhiêu năm vẫn tang tóc não nùng .Rồi càng thêm tủi thẹn, trước thói đời cứ bon chen lợi bùn danh xú, ngày nọ tháng kia không biết mệt khi khạc nhổ vào nhau, để được người đời biết tên nhận mặt :
Labels:
Chính Trị,
Dân Chủ Hóa,
Mường Giang,
Thời Sự
NÓNG TỪ NGHỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐƯỜNG PHỐ
Văn Quang
Trong tuần vừa qua, người dân Việt Nam chú ý đến nhiều nhất là cuộc chất vấn và trả lời trước Quốc Hội (QH) của các Bộ Trưởng và Thủ Tướng chính phủ. Có thể nói không khí nghị trường QH chưa bao giờ "nóng" như thế.
Có quá nhiều vấn đề thiết yếu đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, từ ông giàu nứt đố đổ vách cất giữ hàng trăm, hàng ngàn lạng vàng đến anh khố rách áo ôm, cả nhà chỉ có mỗi chiếc xe gắn máy cũ thay nhau đi làm mọi thứ công việc trên đời.
Bỗng dưng vàng bị coi là "vàng không đúng tiêu chuẩn", xe cũ đang ngon lành bị coi là xe "lậu" vì không "chính chủ", tức là người đi xe không phải là chủ xe thực sự trện giấy tờ…
Đấy mới chỉ là hai vấn đề nhỏ, chưa nói tới những vấn đề lớn, đã làm người dân "bức xúc". Xin nói rõ hơn, "bức xúc" ở đây có nghĩa là người dân bất bình và lo bấn xúc xích. Lo đến nỗi nhiều gia đình làm bất cứ việc gì cũng không an tâm. Cho nên những ngày này, VN đã nóng còn nóng hơn từ hội trường QH đến hè phố.
Trước đó, vào đầu tháng 11-2012 này, một hội nghị khác cũng đã thảo luận vế các vấn đề quan trọng như bỏ phiếu tín nhiệm và văn hóa tứ chức cũng như việc kê khai tài sản của các vị đứng đầu các cơ quan và các ông có chức có quyền.
Những ông Bộ Trưởng bị "truy' nhiều nhất
Tôi không thể tường thuật chi tiết tất cả những điều mắt thấy tai nghe qua các đài truyền hình. Chỉ xin tóm lược những vấn đề quan trọng và những vị Bộ Trưởng được người dân quan tâm nhất. Có thể kể, 4 Bộ Trưởng được các ông đại biểu "chĩa mũi dùi" chất vấn sôi nổi và đặt những câu hỏi "hắc búa" hơn cả, đó là:
Labels:
Chính Trị,
Dân Chủ Hóa,
Thời Sự,
Văn Quang
2012/11/18
Emerging World Order and the Arab Spring
Labels:
English,
Noam Chomsky
Người Trí thức Hành động và Dẫn đường
NGƯỜI
TRÍ THỨC HÀNH ĐỘNG VÀ DẪN ĐƯỜNG là
đề sách in lại 56 câu Võ Văn Ái trả lời phỏng vấn
của Lê Thị Huệ, Chủ biên Tạp chí Văn học Gió O, đăng
trên Mạng gio-o.com dưới đề mục “Phỏng vấn nhà thơ,
nhà tranh đấu Thi Vũ Võ Văn Ái” - Toà
soạn Gió O cho biết từ khi lên trang cuối tháng 11.2009
đến trung tuần tháng Giêng 2010 đã có gần 400 nghìn lượt
người truy cập đọc bài phỏng vấn -
Nhà xuất bản Quê Mẹ ấn hành toàn bộ nội dung năm kỳ
trên Mạng gio-o.com tháng 2.2010, dày 332 trang, nhưng
lần này, sách
được tác giả bổ sung một số sự kiện và chú giải
cùng nhiều hình ảnh tư liệu -
Sách đưa lên Trang nhà Quê Mẹ cuối tháng 9.2010 để độc
giả tham chiếu, tuy không thể in toàn bộ hình ảnh tư
liệu như đã in trong 48 trang hình màu trong sách - Lên
trang vào ngày thứ ba mỗi tuần 5 câu hỏi và đáp. Xin
mời bạn đọc theo dõi.
Sau
đó tôi đi theo kháng chiến. Năm 13 tuổi bị bắt và vào
tù. Nhờ thân phụ tôi có người bạn học thưở nhỏ
làm Đại uý trong quân đội Pháp, nên ông được phép
vào nhà lao thăm tôi. Nhân dịp tôi xin cha tôi mang vào
những bộ kinh Phật. Tôi đọc hết các bộ kinh Phật
trọng yếu vào thời gian bé bỏng ấy, như các bộ kinh
Pháp Hoa (Saddharma-pun?d?arikasûtra), Kim Cang
(Vajracchedikâ-prajñâpâramitâsûtra), vân vân… Tôi chấn
động với hình ảnh Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Quán
Thế Âm.
-
Tự tính bản lai không nhiễm ô, không còn vô minh, gọi
là Phật bảo ;
- Tự tính bình đẳng, không sai khác nhưng biến hiện ra tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian, gọi là Pháp bảo ; - Tự tính có diệu dụng vô lượng vô biên, mang khả lực hằng hà sa công đức, thực hiện vô số Phật sự, gọi là Tăng bảo.
Đây
là cuộc chiến thừa sai của hai khối Tư bản và Cộng
sản. Người Việt Nam không có tiếng nói, không đạt
được mục tiêu sơ đẳng là độc lập, hòa bình, nói
chi tới tự do và dân chủ. Bi kịch thảm thương của
nước Việt là số người chết cả hai bên Nam Bắc lên
tới 8 triệu (lính và thường dân), chưa kể đất đai,
rừng núi, nhà cửa bị tàn phá, văn hoá suy đồi.
Khía
cạnh đọc sách của tôi là vậy. Bởi suốt đời, ngày
nào cũng thấy mình còn dốt. Tôi là người muôn đời
làm học trò. Nói chuyện với ai, ở bất cứ thành phần
nào, tôi đều tìm thấy chuyện học thêm. Thời kháng
chiến có người ghé qua vùng mang theo cuốn Principes
élémentaires de la philosophie (Triết
học sơ giản) của Politzer tôi mượn và ngồi năm ngày
chép lại. Bây giờ nghĩ lại mới thấy cuốn sách sơ sài
và sơ đẳng.
Mệnh
đề một, là họp nhau lại “Một
Trăm Người Việt” ban
đầu để làm mới nước Việt.
Mệnh đề thứ hai, tôi lập lại khẩu hiệu của nhà văn Haruki Murakami người Nhật. Murakami quan niệm con người mỏng manh như quả trứng cần được bảo vệ. Chế độ, chủ thuyết, bạo quyền như bức tường ngăn chắn vênh váo. Lắm khi những bất công trong đời khiến ta phẫn nộ muốn vất trứng vào tường phản đối. Trứng vất vào tường thì ăn thua gì ? Tường mãi mãi lì lợm, kiên cố.
Đúng
là có một nền văn học hải ngoại, một thứ ngôn ngữ
ngoại biên và thoát vượt, quay mặt với nền văn học
minh họa trong nước. Các nhà văn nhà thơ trong nước do
bị Đảng cầm quyền chỉ huy nên mất tính sáng tạo hồn
nhiên. Mỗi tờ giấy của họ là một định mệnh, mỗi
dòng viết là một a tòng. Người viết như con đồng chờ
nhập vai, người viết đã lìa hồn trên quản bút, nhắm
mắt cho độc ác giết mòn lòng nhân hậu, cúi đầu cho
cực đoan đập nát cõi hồn nhiên.
Mấy
ông trùm Cộng sản do không hiểu tính
không của
Phật giáo, nên các ông bám vào cái hữu,
cái có mà
các ông tưởng là bất biến, vĩnh cửu tồn tại. Vì vậy
thế mệnh của chủ nghĩa Cộng sản chấm dứt vào năm
73 tuổi. Không như Phật giáo làm tính mệnh cho nhân sinh
đã trên ba nghìn năm mà ngày càng phát huy.
Câu
hỏi 36 - 40Khi nói nước là không, điều này mang nghĩa nước không có tự thể, nước nhờ duyên sinh mà thành. Chứ không phải là không có nước. Vì nước là hợp chất của một phần dưỡng khí và hai phần khinh khí (H2O).
Bạn
bè tôi có nhiều người chạy theo phe Tả. Do biết rõ họ,
nên tôi nghĩ chỉ là vấn đề phù thịnh, nếu không nói
là tìm một chỗ đứng cho bản thân - LÀM QUAN. Làm quan
phe tả hay làm quan phe hữu đều quan liêu như nhau. Dù
người làm quan là ông bác sĩ, ông kỹ sư, ông luật sư,
ông nhà văn, nhà thơ… tất cả họ là Ông Cơ hội -
những kẻ cầm cờ chạy hiệu. Tôi chỉ trách họ sao
trước kia rốt ráo đến cực đoan trong đấu tranh khi hùa
theo phe tả, nhưng ngày nay nhận chân những sai lầm chết
người của phe tả, họ lại im lặng, tê liệt, mất mọi
khả năng, khí thế quyết liệt để chống lại cái xấu,
cái ác ? Hóa ra ước muốn “làm quan” trong con người
trí thức Việt vẫn hấp dẫn hơn lý tưởng cứu nguy dân
tộc hay cứu người.
Câu hỏi 41 - 45
Năm
1977, trên tạp chí Quê Mẹ lần đầu tiên sau bảy năm
chia tay chúng tôi đề cập tới ông Nhất Hạnh và bà Cao
Ngọc Phượng qua vụ con tàu đi vớt người vượt biển
mà ông bà thực hiện một cách vô trách nhiệm tại
Singapore. Lên tiếng vì thảm cảnh Người Vượt Biển lúc
bấy giờ, chứ chẳng vì chuyện cá nhân. Tạp chí Quê Mẹ
phản ảnh sự vụ sau khi hai tờ báo lớn Straits
Times ở
Singapore và New
York Times ở
Nữu Ước khui ra trước tiên. Nguyên tổ chức Hội
nghị Thế giới cho Tôn giáo và Hoà bình (World
Conference on Religion and Peace) bỏ ra sáu mươi nghìn Mỹ kim
giao cho ông Nhất Hạnh tổ chức việc cứu người vượt
biển ngoài Biển Đông với chức vụ Giám đốc Điều
hành, bà Phượng làm phụ tá. Tổ chức này có phòng ốc
làm trụ sở ở Singapore, nhưng hai ông bà lại đi thuê
villa ở riêng. Thay vì đi vớt người, thì hai ông bà thuê
một chiếc tàu cũ bệ rạc không còn khả năng ra khơi,
nên chỉ nằm tấp bờ. Bà Phượng đưa những người đã
nhập trại tiếp cư ở Thái Lan lên tàu ấy cho có người
và có màu sắc “vớt người tị nạn”. Theo New
York Times các
người tị nạn ở Thái phải trả một khoảng tiền cho
bà Phượng mới được đưa lên tàu. Tàu lại không có
khả năng kỹ thuật cũng như pháp lý đưa người tị nạn
tới các quốc gia thứ ba.
Cuối
thập niên 60, trong mấy năm dài chúng tôi chung sống với
nhau dưới mái nhà làm trụ sở Phật giáo ở số 11, rue
de Vénus, thị xã Maisons-Alfort, ngoại ô Nam Paris. Thời ấy,
ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng (sau này cạo đầu
xuất gia lấy tên Chân Không) sống đời sống đôi cặp
tự do, không giấu diếm, tuy ông không cổi áo công khai
hóa ngoài xã hội. Cùng sống với chúng tôi lúc ấy có 7
vị Tăng và 6 cư sĩ. Sau này 5 trong số 7 vị Tăng này đã
hoàn tục (một vị hiện sống ở Paris và một vị nay ở
Saigon).
“Làm
sao ông có thể thuyết phục tôi là tôn giáo mang lại cho
trái đất niềm hạnh phúc và sự tiến bộ ?” -
Thưa chị, thuyết phục là tuyên truyền, truyền giáo, cải
đạo. Không ai thuyết phục được ai trên trái đất này.
Con người đáo để chẳng vừa đâu. Đa số họ giả vờ
đấy thôi. Mặt khác, mỗi người tự tìm lấy cho mình
con đường giải phóng khỏi nhân sinh khổ lụy để thăng
tiến đời sống tinh thần, tâm linh, trí tuệ siêu việt.
Khi con người chí thành, không đạo đức giả, mọi sự
tốt đẹp nẩy nở.
|
Khai Dân Trí | Võ Văn Ái |
Labels:
Dân Chủ Hóa,
GHPGVNTN,
Thời Sự,
Võ Văn Ái
Thich Quang Do: Keeper of the Flame
Labels:
Dân Chủ Hóa,
English,
GHPGVNTN,
Thời Sự
2012/11/15
Người Việt hãy cảnh giác khi về VN
Việt Hoàng
Bài này được viết với lý do thông báo cho người Việt, khi về VN hãy báo trước cho thân nhân là có thể xảy ra mà can thiệp cho kịp thời.
Sau tin tức của đài RFA ngày 13 tháng 8 năm 2012 về việc một Việt kiều Đức về Việt Nam đã bị chặn ở cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất mặc dù anh ta đã có Visa, tôi đã liên lạc được với anh và được anh cho biết sự thật như sau:
Vào ngày 9 tháng 8 năm 2012 anh Vương Trí Tín đã đáp chuyến máy bay của hãng hàng không Emirates đến phi trường Tân Sơn Nhất lúc 19:30 giờ, sau khi nhận Visa tại phi trường thì anh ta đến cửa khẩu để vào nước. ở đây họ không cho anh vào và nói là Visa bị trục trặc và yêu cầu anh quay trở lại văn phòng nơi đã cấp Visa để hỏi nguyên nhân. Tại nơi đây Công An cục xuất nhập cảnh đã mời anh vào phòng "làm việc". Sau nhiều cuộc thẩm tra với những câu hỏi được lập đi lập lại nhiều lần như:
"Anh tên gì? "
"Sinh năm bao nhiêu?"
"Về Việt Nam có chuyện gì và dự định ở bao lâu?"
"Anh về Việt Nam đã bao nhiêu lần rồi?" và "Anh về VN sẽ ở đâu?"
Mặc dù những câu hỏi này hành khách vào VN đã phải khai khi xin Visa, nhưng họ vẫn hỏi đi hỏi lại, điều này sẽ làm cho người bị hỏi bị khủng hoảng tinh thần. Vì khi một người cứ phải trả lời những câu hỏi giống nhau thì sau một vài lần là họ bị nervous. Đây là một thủ đoạn của CSVN vẫn thường áp dụng để khống chế tinh thần người bị hỏi cung.
Labels:
Chính Trị,
Dân Chủ Hóa,
Thời Sự,
Việt Hoàng
2012/11/10
NGUYỄN VĨNH LÂN - Số quân: 68/137969
Chúng tôi có tìm thấy một hài cốt của một quân nhân đã hy sinh tại NHA TRANG, thuộc tỉnh KHÁNH HÒA có thẻ bài ghi rõ: Họ tên : NGUYỄN VĨNH LÂN Số quân : 68/137969 Loại máu : O + Nếu ai là thân nhân của quân nhân nói trên xin vui lòng liên lạc Đ.T. 0935.899.347 gặp Ni sư Thông Mẫn. |
TIỀN LÀM ĐỘNG TÂM, TIỀN SINH BẤT TỊNH
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Tu hành trong hoàn cảnh kinh tế thị trường hiện nay rất khó. Tu trong xã hội Âu Mỹ với nền kinh tế thực dụng càng khó hơn.
Dịch xây chùa và phấn đấu làm trụ trì của các tu sĩ Việt nam tại các xứ Âu Mỹ đang diễn ra như một chiến trường. Tiền! Tiền! Tiền! trở thành tiếng réo gọi át tiếng cầu kinh và niệm chú. Các thầy đã biến chùa chiền thành các "siêu thị Phật". Thầy chưa có chùa thì lo vận động chạy đôn chạy đáo mua đất mua nhà xây chùa dựng tượng. Thầy có chùa rồi thì có bao nhiêu là dự án xây dựng để kêu gọi Phật tử đóng góp.
Đồng tiền đã làm cho cửa Thiền thành chợ Trời buôn thần bán thánh. Không có cách kiếm tiền phàm tục nào ngoài đời mà không có trong các chùa: Xổ số, lô tô, đại nhạc hội, tiệc ăn uống gây quỹ, bán đấu giá, ký sổ cúng dường hàng tháng, mượn vốn không lời… đang trở thành bệnh dịch biến cửa chùa là nơi tôn nghiêm thành nhà hàng bán đồ ăn, biến sân chùa thành sân khấu cho ca sĩ hát hỏng nỉ non uốn éo, biến Phật đài trang nghiêm thành nơi bán và ký gởi tượng Phật.
Tất cả những phương tiện hoằng dương chánh pháp thiêng liêng của Phật giáo Đại thừa đang biến thành dịch vụ thương mãi.
Cầu siêu: tiền. Dâng sớ cầu an: tiền. Ma chay, giỗ kỵ: tiền.
Xuống cấp thấp nhất là các thầy thu tiền và bỏ tiền vào túi. Hình ảnh đọa lạc nhất là có những thầy chuyên nghiệp lên sân khấu, cầm micro thay vì nói pháp thì thao thao nói lời thuyết phục vận động xin tiền. Ôi, hồng ân Tam Bảo, long thần hộ pháp làm sao mà tha thứ được.
Những Phật tử mê tín, đầu óc mù mờ u tối đã xem các thầy chùa như Phật thánh. Họ không hiểu rằng đưa phương tiện vật chất vào tay nhà tu là đang làm thay cho ma quỷ tới phá đường tu thanh tịnh của quý thầy. Khi đầu óc đã dính mắc lo nghĩ tới tiền, tới chùa to tượng lớn, tới thế giới màu mè hình tướng thì vô hình chung nhà tu đã không còn an trú trong giới luật.
Đạo Phật Việt Nam đang đi sai đường trầm trọng vì đang lâm vào hai tình trạng cực đoan. Số các thầy sống ở "cõi trên" thì lo nói toàn những chuyện cao siều huyền hoặc. Số các thầy đang đoạ lạc vào tham ái thì biến đạo Phật thành mê tín dị đoan để làm phương tiện kiếm tiền.
Thật ra, các thầy ra ngoài giới luật chỉ là nạn nhân. Thủ phạm chính là những người mang danh Phật tử mà không chịu hiểu Phật, đem vật chất làm sa đọa các thầy.
Xin các thầy tỉnh táo lại để khỏi trễ đường tu.
Xin các đạo hữu Phật tử hãy cùng nhau đứng ra xây chùa dựng tượng. Nhưng tuyệt nhiên xin đừng làm xa đọa quý thầy bằng cách đưa tiền, chính là đưa thuốc độc đến cho bậc chân tu.
Đức Phật và Thánh chúng ngày xưa ngày ngày khất thực, chỉ cần có miếng ăn đạm bạc ngày một bữa mà nuôi sống xác thân để thanh tịnh tu hành. Các thầy ngày nay ăn uống có kẻ hầu người hạ, bữa chính bữa phụ thật là đã lạc đường quá xa về xứ Phật.
Đôi điều chân thật nói ra, xin các thầy và Phật tử hoan hỷ suy gẫm.
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Labels:
Dân Chủ Hóa,
Phật Học,
Thời Sự
2012/11/08
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 23
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 23
(bài chót)
HỐ
TẤN VINH
Đa
số những phiền trách của độc giả tập trung vào chỗ
tôi có thiên kiến.
Lời
phiền trách này rất đúng.
Trong
lịch sử Việt Nam cận đại, đã có nhiều lỗi lầm
nghiêm trọng – hơn nữa, còn là tội ác kinh tởm - của
những nhà lãnh đạo.
Tuy
nhiên, dường như ai nấy đều sống thoãi mái với những
tội ác ấy. Riết quen rồi lại dám dẫm chân lên lời răn đe của KINH THÁNH, hằng năm rủ nhau đi SUY TÔN TỘI ÁC.
Thân
nhân của các nạn nhân còn đang sống, ai có chút công tâm, làm sao mà giữ được sự bình tĩnh đây?
Sử
liệu vẫn phải tôn trọng chính xác, nhưng trong hoàn cảnh
này, tôi đã phải dùng từ ngữ có hơi mạnh tay để bày tỏ sự bất mãn của tôi. Thiên kiến là ở chỗ đó.
Đây
là một tính toán hẳn hòi. Nhưng tính toán này không có
ác ý. Nó chỉ là gáo nước lạnh tạt vào mặt người
nào chưa chịu thức.
Dân
miền Nam hiền hòa. Họ không thích gây sự. Nhưng họ rất
khó chịu với những người ngoan cố.
Gáo
nước lạnh này không giết được ai. Nhưng nó có thể
giúp những người có liên hệ suy nghĩ lại trước khi
ngẩng đầu lên.
Tôi
đã có cơ hội nói lên những gì tôi muốn nói.
Bây
giờ tôi nhường diễn đàn để mọi người nói lên cái
gì mình muốn nói.
Nhưng chúng ta không có nói
chuyện tay đôi. Trên chúng ta còn có độc giã. Và đa số họ rất công minh.
2012/11/07
2012/11/04
CÁCH XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trong khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:
1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng "con" được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là "con" với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?
Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, cần thông qua các điểm sau đây:
*1) Chư Tổ có dạy: "Phật pháp tại thế gian". Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: "Hằng thuận chúng sanh". Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.
Labels:
Dân Chủ Hóa,
Phật Học
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 22
MỘT
CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài
số 22
HỒ
TẤN VINH
MỘT NGẢ
ĐI VỀ
Dầu
sao, bọn bất lương cũng đã thắng trận, nhưng cái nội
lực dùng để thắng trận bây giờ đã biến thái. Trước
đây, nội lực của CS dựa vào ba yếu tố đó là tuyên
truyền xảo quyệt, hình ảnh xấu xa của chánh quyền
Cộng Hòa và khủng bố, ép buộc. Sau 1975, CS đã lộ mặt
thật rồi thì còn tuyên truyền gạt gẫm ai được nữa.
Hình ảnh xấu của chánh quyền Cộng Hòa đã mất đi
theo chế độ Cộng Hòa, nhưng người lính Cộng Hòa nhờ
đó mà sáng giá. CS càng ác ôn thì người dân càng yêu
mến người kính Cộng Hòa.
Rốt
cuộc, để cai trị, CS chỉ còn có thể dựa vào yếu tố
cưởng ép mà thôi. Đó là việc sử dụng võ lực của
công an và quân đội để kềm kẹp nhân dân. Sự kềm
kẹp không thể kéo dài mãi. Chính người cộng sản cũng
đã biết chủ nghĩa sai, họ đang đi sai đường rồi. Chỉ
có một vấn đề duy nhứt là làm sao quây lại cho êm.
Trong
giai đoạn này, đó sẽ là công lao lớn nhứt đối với
dân tộc và chỉ có người cộng sản hồi tâm mới làm
được. Trong
thế gian này, đường đi trăm lối, đâu là lối đi về?
Nhưng
bây giờ dầu muốn dầu không, trong lúc chờ đợi, người
dân vẫn phải sống. Làm sao cải thiện cuộc sống trong
chế độ CS? Cho tới nay, tôi thấy xuất hiện hai xu hướng
đấu tranh.
1.-
Dân chủ hóa quốc hội
Có
nhiều người nghĩ rằng dân chủ hóa quốc hội có thể
giải quyết vấn đề. Dân chủ hóa quốc hội gồm có
hai phần.
Phần
thứ nhứt là mọi người được tự do ứng cử, không
phải thông qua sự giới thiệu hay sự đồng ý của Mặt
Trận Tổ Quốc và rộng rãi hơn, mời các Việt kiều về
tham gia ứng cử để giúp nước. Và phần thứ hai là vận
động công bằng, đếm phiếu ngay thẳng. Có quan sát viên
quốc tế càng tốt.
2012/11/03
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 21
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 21
HỒ TẤN VINH
II. – SAU 1975, VIỆT CỘNG CHO VNCH CHÁNH
NGHĨA
Nếu sau ngày 30 tháng 4 năm
1975 có hòa hợp hòa giải thật sự?
Hai bên buông súng, lính tráng
ôm nhau mà hôn mà khóc, thì dân chúng hai miền vui mừng biết bao. Cuộc chiến đã
kéo dài quá lâu. Ngoại trừ những người lãnh đạo, dân chúng không ai mong mỏi
chiến thắng. Người dân miền Nam bất cần ai chiến thắng, vì họ nghĩ rằng mặc
ai chiến thắng, người dân vẫn là người dân. Đối với người mẹ già mòn mỏi, đối
với đứa trẻ thơ ngơ ngác, đối với người lính chiến ngổn ngang trăm nỗi, cuộc
chiến không còn có ý nghĩa chánh trị thần thánh nào. Nó trở thành một thứ tai
trời ách nước. Người dân miền Nam chỉ mong mỏi hòa bình.
Hòa bình!
Hòa bình!
Đó là ước mơ chung của dân
chúng miền Nam.
Cái mục tiêu chung bây giờ đạt được rồi. Mọi người trở về xóm làng xây dựng lại.
Tài nguyên, đất đai có thừa cho mọi người cùng sống, đâu cần gì phải giành giựt,
xô đẩy. Cái sợ nhứt của người dân là làm sao đừng có chuyện ban đêm có người gỏ
cửa dẫn thân nhân đi mất tích. Làm sao giữa ban ngày đừng có cường hào ác bá.
Khi cái ước mơ của quần chúng
và ước mơ của lãnh tụ là một thì dân chúng có một minh quân vì lãnh tụ nhận nhiệm
vụ từ dân.
Khi ước mơ của quần chúng và
ước mơ của lãnh tụ khác nhau thì đương nhiên quần chúng sẽ bị gạt và lãnh tụ muốn
thực hiện ước mơ riêng của mình bắt buộc trở thành bạo chúa.
Cầu xin được yên ổn làm ăn. Ước
mơ đơn sơ của người dân như vậy mà đạt được thì Hồ Chí Minh thật sự là anh hùng
của dân tộc, còn hơn nữa, là một vĩ nhân của thế giới như một đề nghị dự định đem
ra bàn thảo tại UNESCO. Ông sẽ là người ái quốc đã can đảm chấp nhận tột cùng đau
khổ để thi triển tuyệt chiêu ‘cứu cánh biện minh cho phương tiện’
Nhưng sự đời lại không phải
xẩy ra như vậy.
1.- Ăn cướp
Việc CS ăn cướp khi chiếm được
miền Nam như thế nào có đồng
bào miền Nam
thấy tận mắt, đã có sách báo viết rất nhiều. Nên tôi không có lập lại ở đây. Tôi
chỉ nhắc lại một điều mà ít khi người ta nói đến. Đó là trong số những người ăn
cướp ngày nay cũng có người ngày xưa liều mạng lên đàng, mang ước mơ xây dựng một
thế giới đại đồng, trong đó không có ai ăn cướp của ai.
2.- Bắc-kỳ-trị
Đây là một danh từ húy kỵ,
ai cũng nghĩ đến mà không ai dám nói ra, cho nên cần phải định nghĩa rõ ràng thì
mới hy vọng tránh được sự chụp mũ hồ đồ.
2012/11/02
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 20
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 20
HỒ TẤN VINH
6. – NÓI NHƯ VẬY LÀ ĐỔ THỪA
TẤT CẢ CHO MỸ?
Từ
1950, Mỹ đã viện trợ cho Pháp 500 triệu mỹ kim hằng năm cho cuộc chiến Đông Dương.
Ngày
19-3-1954, Quốc hội Pháp biểu quyết ngân sách chiến tranh Đông Dương: trong đó
có 139 tỷ quan Pháp và 271 tỷ quan do Mỹ viện trợ.
Như
vậy Mỹ đã có đóng góp tiền bạc vào chiến tranh Việt Nam ít lắm là 4 năm trước khi Pháp
rút ra và sau đó thì một mình gánh chịu chiến phí. Nếu năm 1954. Mỹ không vô Việt
Nam
và không giúp gì về kinh tế và quân sự thì một mình ông Diệm lây quây không quá
một năm thì chắc chắn bị CS Bắc Việt nuốt trỏng.
Nhờ Mỹ có vô Việt Nam mà tới
1975 Việt Nam mới mất, nhân dân Miền Nam phải biết ơn Mỹ 21 năm chưa bị Bắc Việt
đô hộ.
Trừ
phi Việt Nam là một tiểu
bang của Mỹ và người Việt Nam
đi bầu Tổng Thống Mỹ. còn không thì người Mỹ không có trách nhiệm gì với Việt Nam.
Người Mỹ vô Việt Nam vì quyền
lợi của Mỹ và ra khỏi Việt Nam
cũng vì quyền lợi của Mỹ. Mỹ vô Việt Nam để chận sự
bành trướng của CS chớ không phải để thắng Việt Cộng. Và khi không còn nhu cầu
ngăn chận nữa thì Mỹ nhảy ra. Mỹ vô Việt Nam
không phải để giúp Việt Nam
lớn mạnh, tự lập, tự cường, tự quyết. Có một cơ hội mà người Mỹ có thể giúp đở
phương tiện cho các giáo phái và đảng phái miền Nam
lớn mạnh để chận đứng sự nổi dậy của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Đó là cơ hội duy nhứt, đó là
quyền lợi của nhân dân miền Nam.
Nhưng Mỹ đã không làm như vậy và không thể làm như vậy. Chỉ có trường hợp này
thì có thể gượng gạo nói Mỹ đã chơi không đẹp, chớ không phải là những lời thất
hứa của Nixon lúc cờ tàn.
Cho
nên mhững lời trách cứ là Mỹ phản bội Việt Nam là không hợp với những quy tắc
sơ đẳng của bang giao quốc tế. Người công dân chỉ có bổn phận trung thành với nước
của mình. Người Mỹ đâu có bổn phận trung thành với VN thì sao trách họ phản bội
ta?
2012/11/01
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ - Bài số 19
MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài
số 19
HỒ
TẤN VINH
Còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì sao?
Khi viết bài này, tôi không còn nhớ có đọc ở đâu câu chuyện một tướng rủ
ông Thiệu đảo chánh. Thay vì ông hỏi làm như vậy có ích lợi gì cho đất nước,
thì ông lại hỏi ‘người Mỹ có đồng ý chưa?’ Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Tổng Thống
Thiệu nằm trong tay Mỹ lộ liễu hơn.
‘Trong hồ sơ Nguyễn Văn
Thiệu lưu giữ tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigon đã
phê y với câu sau: ‘Very receptive to American advices’. Người bạn Mỹ tên là
R.W.J tiết lộ câu ấy với tôi. Tôi bình phẩm:
Đó là lời phê ‘bảng vàng’ đã
đưa Nguyễn Văn Thiệu lên đến địa vị tối cao, nắm giữ vận mệnh của Miền Nam?’Nguyễn Chánh Thi, tr. 327.
Nguyễn Tiến Hưng có thuật lại rằng năm 1971, thầy mình là ông Warren
Nutter lúc bấy giờ là Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng có khuyên rằng VNCH nên tìm
cách chủ động hơn. Nguyễn Tiến Hưng đem bàn với ông Thiệu và được ‘ông cũng đồng ý chấp thuận đề nghị mà tôi
gọi là ‘hai Miền trong một đơn vị kinh tế’. Tuy nhiên ông lại dặn tôi thử thăm
dò ý kiến Mỹ xem sao? Tôi thầm nghĩ rằng mình muốn phía VNCH đưa ra sáng kiến,
ông lại bảo mình hỏi Mỹ.’ (Tr. 453)
Chính vì có đầu óc vọng ngoại như vậy mà ông Thiệu mới được Mỹ chọn làm
Tổng Thống.
Subscribe to:
Posts (Atom)