NGƯỜI
TRÍ THỨC HÀNH ĐỘNG VÀ DẪN ĐƯỜNG là
đề sách in lại 56 câu Võ Văn Ái trả lời phỏng vấn
của Lê Thị Huệ, Chủ biên Tạp chí Văn học Gió O, đăng
trên Mạng gio-o.com dưới đề mục “Phỏng vấn nhà thơ,
nhà tranh đấu Thi Vũ Võ Văn Ái” - Toà
soạn Gió O cho biết từ khi lên trang cuối tháng 11.2009
đến trung tuần tháng Giêng 2010 đã có gần 400 nghìn lượt
người truy cập đọc bài phỏng vấn -
Nhà xuất bản Quê Mẹ ấn hành toàn bộ nội dung năm kỳ
trên Mạng gio-o.com tháng 2.2010, dày 332 trang, nhưng
lần này, sách
được tác giả bổ sung một số sự kiện và chú giải
cùng nhiều hình ảnh tư liệu -
Sách đưa lên Trang nhà Quê Mẹ cuối tháng 9.2010 để độc
giả tham chiếu, tuy không thể in toàn bộ hình ảnh tư
liệu như đã in trong 48 trang hình màu trong sách - Lên
trang vào ngày thứ ba mỗi tuần 5 câu hỏi và đáp. Xin
mời bạn đọc theo dõi.
Sau
đó tôi đi theo kháng chiến. Năm 13 tuổi bị bắt và vào
tù. Nhờ thân phụ tôi có người bạn học thưở nhỏ
làm Đại uý trong quân đội Pháp, nên ông được phép
vào nhà lao thăm tôi. Nhân dịp tôi xin cha tôi mang vào
những bộ kinh Phật. Tôi đọc hết các bộ kinh Phật
trọng yếu vào thời gian bé bỏng ấy, như các bộ kinh
Pháp Hoa (Saddharma-pun?d?arikasûtra), Kim Cang
(Vajracchedikâ-prajñâpâramitâsûtra), vân vân… Tôi chấn
động với hình ảnh Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Quán
Thế Âm.
-
Tự tính bản lai không nhiễm ô, không còn vô minh, gọi
là Phật bảo ;
- Tự tính bình đẳng, không sai khác nhưng biến hiện ra tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian, gọi là Pháp bảo ; - Tự tính có diệu dụng vô lượng vô biên, mang khả lực hằng hà sa công đức, thực hiện vô số Phật sự, gọi là Tăng bảo.
Đây
là cuộc chiến thừa sai của hai khối Tư bản và Cộng
sản. Người Việt Nam không có tiếng nói, không đạt
được mục tiêu sơ đẳng là độc lập, hòa bình, nói
chi tới tự do và dân chủ. Bi kịch thảm thương của
nước Việt là số người chết cả hai bên Nam Bắc lên
tới 8 triệu (lính và thường dân), chưa kể đất đai,
rừng núi, nhà cửa bị tàn phá, văn hoá suy đồi.
Khía
cạnh đọc sách của tôi là vậy. Bởi suốt đời, ngày
nào cũng thấy mình còn dốt. Tôi là người muôn đời
làm học trò. Nói chuyện với ai, ở bất cứ thành phần
nào, tôi đều tìm thấy chuyện học thêm. Thời kháng
chiến có người ghé qua vùng mang theo cuốn Principes
élémentaires de la philosophie (Triết
học sơ giản) của Politzer tôi mượn và ngồi năm ngày
chép lại. Bây giờ nghĩ lại mới thấy cuốn sách sơ sài
và sơ đẳng.
Mệnh
đề một, là họp nhau lại “Một
Trăm Người Việt” ban
đầu để làm mới nước Việt.
Mệnh đề thứ hai, tôi lập lại khẩu hiệu của nhà văn Haruki Murakami người Nhật. Murakami quan niệm con người mỏng manh như quả trứng cần được bảo vệ. Chế độ, chủ thuyết, bạo quyền như bức tường ngăn chắn vênh váo. Lắm khi những bất công trong đời khiến ta phẫn nộ muốn vất trứng vào tường phản đối. Trứng vất vào tường thì ăn thua gì ? Tường mãi mãi lì lợm, kiên cố.
Đúng
là có một nền văn học hải ngoại, một thứ ngôn ngữ
ngoại biên và thoát vượt, quay mặt với nền văn học
minh họa trong nước. Các nhà văn nhà thơ trong nước do
bị Đảng cầm quyền chỉ huy nên mất tính sáng tạo hồn
nhiên. Mỗi tờ giấy của họ là một định mệnh, mỗi
dòng viết là một a tòng. Người viết như con đồng chờ
nhập vai, người viết đã lìa hồn trên quản bút, nhắm
mắt cho độc ác giết mòn lòng nhân hậu, cúi đầu cho
cực đoan đập nát cõi hồn nhiên.
Mấy
ông trùm Cộng sản do không hiểu tính
không của
Phật giáo, nên các ông bám vào cái hữu,
cái có mà
các ông tưởng là bất biến, vĩnh cửu tồn tại. Vì vậy
thế mệnh của chủ nghĩa Cộng sản chấm dứt vào năm
73 tuổi. Không như Phật giáo làm tính mệnh cho nhân sinh
đã trên ba nghìn năm mà ngày càng phát huy.
Câu
hỏi 36 - 40Khi nói nước là không, điều này mang nghĩa nước không có tự thể, nước nhờ duyên sinh mà thành. Chứ không phải là không có nước. Vì nước là hợp chất của một phần dưỡng khí và hai phần khinh khí (H2O).
Bạn
bè tôi có nhiều người chạy theo phe Tả. Do biết rõ họ,
nên tôi nghĩ chỉ là vấn đề phù thịnh, nếu không nói
là tìm một chỗ đứng cho bản thân - LÀM QUAN. Làm quan
phe tả hay làm quan phe hữu đều quan liêu như nhau. Dù
người làm quan là ông bác sĩ, ông kỹ sư, ông luật sư,
ông nhà văn, nhà thơ… tất cả họ là Ông Cơ hội -
những kẻ cầm cờ chạy hiệu. Tôi chỉ trách họ sao
trước kia rốt ráo đến cực đoan trong đấu tranh khi hùa
theo phe tả, nhưng ngày nay nhận chân những sai lầm chết
người của phe tả, họ lại im lặng, tê liệt, mất mọi
khả năng, khí thế quyết liệt để chống lại cái xấu,
cái ác ? Hóa ra ước muốn “làm quan” trong con người
trí thức Việt vẫn hấp dẫn hơn lý tưởng cứu nguy dân
tộc hay cứu người.
Câu hỏi 41 - 45
Năm
1977, trên tạp chí Quê Mẹ lần đầu tiên sau bảy năm
chia tay chúng tôi đề cập tới ông Nhất Hạnh và bà Cao
Ngọc Phượng qua vụ con tàu đi vớt người vượt biển
mà ông bà thực hiện một cách vô trách nhiệm tại
Singapore. Lên tiếng vì thảm cảnh Người Vượt Biển lúc
bấy giờ, chứ chẳng vì chuyện cá nhân. Tạp chí Quê Mẹ
phản ảnh sự vụ sau khi hai tờ báo lớn Straits
Times ở
Singapore và New
York Times ở
Nữu Ước khui ra trước tiên. Nguyên tổ chức Hội
nghị Thế giới cho Tôn giáo và Hoà bình (World
Conference on Religion and Peace) bỏ ra sáu mươi nghìn Mỹ kim
giao cho ông Nhất Hạnh tổ chức việc cứu người vượt
biển ngoài Biển Đông với chức vụ Giám đốc Điều
hành, bà Phượng làm phụ tá. Tổ chức này có phòng ốc
làm trụ sở ở Singapore, nhưng hai ông bà lại đi thuê
villa ở riêng. Thay vì đi vớt người, thì hai ông bà thuê
một chiếc tàu cũ bệ rạc không còn khả năng ra khơi,
nên chỉ nằm tấp bờ. Bà Phượng đưa những người đã
nhập trại tiếp cư ở Thái Lan lên tàu ấy cho có người
và có màu sắc “vớt người tị nạn”. Theo New
York Times các
người tị nạn ở Thái phải trả một khoảng tiền cho
bà Phượng mới được đưa lên tàu. Tàu lại không có
khả năng kỹ thuật cũng như pháp lý đưa người tị nạn
tới các quốc gia thứ ba.
Cuối
thập niên 60, trong mấy năm dài chúng tôi chung sống với
nhau dưới mái nhà làm trụ sở Phật giáo ở số 11, rue
de Vénus, thị xã Maisons-Alfort, ngoại ô Nam Paris. Thời ấy,
ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng (sau này cạo đầu
xuất gia lấy tên Chân Không) sống đời sống đôi cặp
tự do, không giấu diếm, tuy ông không cổi áo công khai
hóa ngoài xã hội. Cùng sống với chúng tôi lúc ấy có 7
vị Tăng và 6 cư sĩ. Sau này 5 trong số 7 vị Tăng này đã
hoàn tục (một vị hiện sống ở Paris và một vị nay ở
Saigon).
“Làm
sao ông có thể thuyết phục tôi là tôn giáo mang lại cho
trái đất niềm hạnh phúc và sự tiến bộ ?” -
Thưa chị, thuyết phục là tuyên truyền, truyền giáo, cải
đạo. Không ai thuyết phục được ai trên trái đất này.
Con người đáo để chẳng vừa đâu. Đa số họ giả vờ
đấy thôi. Mặt khác, mỗi người tự tìm lấy cho mình
con đường giải phóng khỏi nhân sinh khổ lụy để thăng
tiến đời sống tinh thần, tâm linh, trí tuệ siêu việt.
Khi con người chí thành, không đạo đức giả, mọi sự
tốt đẹp nẩy nở.
|
Khai Dân Trí | Võ Văn Ái |
No comments:
Post a Comment