2014/09/10

CHUYỆN XƯA CHUYỆN NAY: CHUYỆN XƯA (01)

CHUYỆN XƯA CHUYỆN NAY
Bài số 1

CHUYỆN XƯA
HỒ TẤN VINH

Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt cầm đầu, chia quân làm ba cánh tấn công Đại Việt. Quân Nguyên-Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Quân Tàu tiến như chẻ tre. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, Tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấnquyết định lui quân về giữVạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn YênChí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lại phải lui vềThăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnhNam Định).
Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông  giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn vào bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, Toa Đô cùngÔ Mã Nhi, chỉ huy. Chúng dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi cho bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược của cuộc kháng chiến vì kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:
TA THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM , CHỨ KHÔNG THÈM VƯƠNG ĐẤT BẮC.
Quân Nguyên biết không thể nào chiêu dụ ông nên ra lệnh giết đi để trừ hậu họa. Đó là ngày 26 tháng 2 năm 1285, lúc ông mới 26 tuổi.

Người sau nhận định, trận Đà Mạc tuy không phải là trận lớn, nhưng ở đó thể hiện không chỉ khí phách anh hùng, bất khuất, không chịu đầu hàng giặc của người tướng chỉ huy là Trần Bình Trọng, mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân Đại Việt trong những thời điểm khó khăn nhất của Tổ quốc. Chính những con người như thế đã góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang sau này.

Trên đây là những gì tôi sưu tầm được trên internet.

Câu nói ‘không thèm làm Vương đất Bắc’ vì ngắn quá nên có thể gây hiểu lầm. Chữ ‘Vương’ đây có thể nghĩa là Vua hay Vương Gia là anh em ruột hay chú bác ruột của Vua. Dầu là Vua hay Vương Gia thì phải có đất, có dân. Trần Bình Trọng là một tướng địch bại trận thì sao có thể làm ‘Vương đất Bắc’ theo nghĩa chữ là ‘vua bên Tàu’.

Do đó ta phải tìm cách hiểu cho đúng nghĩa của chữ ‘Vương đất Bắc’.

Phải trở lại biến cố lúc bấy giờ.

Trần Bình Trọng đã bị bắt và được chiêu dụ. Nếu ông chịu thần phục thì ông phải khai báo quân cơ để Thoát Hoan đem binh truy kích và tiêu diệt quân của Hưng đạo Vương và tóm thâu nước Đại Việt thành một chư hầu. Để tưởng thưởng công lao tiếp tay cho Tàu thì ông sẽ được lập lên làm vua của một nước Nam bị đô hộ (Mặc dầu Trần Ích Tắc đã được Tàu phong làm An Nam Quốc Vương đã chực sẳn rồi).

Nếu Trần Bình Trọng thà chịu chết chớ không chịu đầu lụy như ông đã làm thì quân của Hưng Đạo Vương mới có cơ hội rút lui và biến mất. 

Quân Nguyên quân số rất đông sẽ dễ dàng tiêu diệt quân Nam, nhưng không biết tìm ở đâu.

Nhờ thế quân Nam có thời gian tổ chức lại, tìm cách đánh trả lại và chiến thắng dồn dập Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, lấy mạng Toa Đô ở Vạn Kiếp...

Nhờ đó mà giữ được độc lập, tự chủ cho nhà Nam.

Câu nói ‘TA THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CHỚ KHÔNG THÈM LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC’ vì đã được ghi vào lịch sử thì không thể sửa đổi được.

Nhưng nếu ta len lén thêm một vài chữ cho rõ nghĩa thì ta có thể nói:

TA THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CHỚ KHÔNG THÈM LÀM VƯƠNG MỘT CHƯ HẦU PHƯƠNG BẮC.

Nhưng nếu ta bỏ cái ý muốn đối chữ ‘quỷ nước nam - vương đất bắc’ mà muốn mọi sự cho rõ ràng thì cái tâm nguyện thật sự của Trần Bình Trọng là:
‘TA CHỊU CHẾT CHO NƯỚC NAM CÓ CƠ HỘI GIỮ ĐỘC LẬP CHỚ KHÔNG MUỐN LÀM VUA CỦA MỘT NƯỚC THUỘC ĐỊA TÀU’.

Những ý kiến thô thiển này xin trình bày với dư luận, nhứt là với các Giáo Sư Sử Địa để mời đóng góp. Chúng ta sẽ không có nhiều cơ hội ôn lại những trang Sử oai hùng của mình nữa đâu.

Sau khi vẽ lại được bản đồ ranh giới trên đất liền và ở hải đảo, bước kế tiếp có thể đoán được sẽ là viết lại sách sử. Con cháu của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng sẽ học rằng các Bà Trưng Bà Triệu là những con đĩ thúi, các Vua Lê Lợi, Quang Trung là bọn thảo khấu và Trần Bình Trọng là đứa . . . con hoang!

HAI BÀ TRƯNG TẾ MÃ VIỆN Ở ĐÔNG HƯNG!

Ngày 21.3.2010, khi cả nước nhộn nhịp tổ chức Lễ hội kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng thì “nước lạ” kế bên cũng tổ chức “Miếu Hội Phục Ba Tướng Quân” tại Đông Hưng (thành phố giáp giới với cửa khẩu Móng Cái của Việt Nam). Nhưng đặc biệt là trong vài năm nay, cụ thể là từ năm 2008 đến nay “Miếu Hội Phục Ba Tướng Quân” có sự tham dự “âm thầm” của Đoàn Nghệ Thuật do chính phủ Việt Nam gửi sang.

Sự tham dự của Đoàn Nghệ Thuật Việt Nam được báo đài Trung Cộng ca ngợi là “hiện tượng văn hóa” thể hiện sự hợp tác giao hảo ngày càng đậm tình của Việt Nam.

Sưu tầm từ Chân Mây


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 10 tháng 9 năm 2014
(còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

No comments:

Post a Comment