2014/10/31

Mây Đen Bao Phủ Thế Giới

Mây Đen Bao Phủ Thế Giới

Nhật Ký Biển Đông Tháng Mười ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau: 

I- Cuộc đối đầu Nga-Mỹ 

Trong khi cuộc khủng hoảng Ukraina chưa có dấu hiệu ra khỏi ngõ cụt với thỏa hiệp ngưng bắn mong manh, ngày 26/10/2014 Kiev tiến hành bầu cử quốc hội với khuynh hướng thân Mỹ và NATO, còn Miền Đông - các nước Cộng Hòa Donetsk và Luhansk ngày 2/11/2014 bầu cử để quyết định vận mệnh của mình. Âu Châu đe dọa áp đặt thêm những trừng phạt mới nếu Nga công nhận kết quả cuộc bàu cử này. Riêng Mỹ đang áp lực các quốc gia Á Châu tham gia cuộc cấm vận Nga lớn lao trên quy mô toàn cầu. Nga theo chính sách “con hổ bị thương” cắn răng chịu đựng, liên kết và hỗ trợ cho các quốc gia trung lập hoặc ghét Mỹ hoặc không có thiện cảm với Mỹ để dàn trận chống Mỹ.

-Đài truyền hình Fox News thuộc phe bảo thủ Mỹ ngày 14/10/2014 loan tin Serbia (Nam Tư cũ) trải thảm đỏ và diễn bình rầm rộ để tiếp đón Tổng Thống Putin viếng thăm Belgrade vào Thứ Năm 16/10/2014. Âu Châu lên tiếng chỉ trích cuộc tiếp đón này nhưng Serbia nói rằng họ cũng sẵn sàng chào đón nếu Ô. Obama muốn đến thăm. Rõ ràng thế giới dần dần chia thành hai phe thân Nga hoặc thân Mỹ như thời Chiến Tranh Lạnh.

-Còn AFP trích dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên cho hay tuyến đường sắt nối Triều Tiên với Nga sẽ mở cửa vào tháng 10 tới. Khi đó, các chuyến tàu vận chuyển hàng hóa sẽ bắt đầu chạy từ thành phố Khasan, vùng Viễn Đông Nga, đến cảng Rason, khu thương mại tự do ở đông bắc Triều Tiên.Việc thi công nhằm sửa chữa tuyến đường sắt dài 54 km này được bắt đầu từ tháng 10/2008. Tuyến đường này sẽ nối liền với tuyến đường xuyên Siberia của Nga, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia. (VnExpress) Nếu Nga hỗ trợ mạnh mẽ cho Bắc Hàn thì đó là “con bài tẩy” khiến Nhật Bản, Nam Hàn không thể theo Mỹ để chống Nga.

-Riêng đối với Việt Nam, Nga vẫn tiếp tục cung cấp những vũ khí có khả năng tấn công và phòng thủ trên biển mà không đòi hỏi bất cử điều kiện nào. Voice of Russia ngày 14/10/2014 loan tin ” Nhà máy đóng tàu Sredne - Nevsky trong năm tới sẽ hoàn thành việc thực hiện hợp đồng trang bị vũ khí Nga cho sáu tàu tuần tra (tuần dương hạm) Việt Nam thuộc đề án TP-400. Hợp đồng đã được ký kết trong năm 2009. Dự án được người Việt Nam phát triển, thân tàu cũng do họ chế tạo, toàn bộ vũ khí trên tàu là của Nga.” Còn theo VOA tiếng Việt ngày 27/10/2014, “Hai tàu pháo (pháo hạm) trang bị tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng, vừa được giao cho lực lượng hải quân trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực quốc phòng trước tranh chấp Biển Đông căng thẳng. Hai tàu này được sản xuất tại xưởng đóng tàu Ba Son sử dụng công nghệ của Nga nằm trong số 6 tàu tên lửa hiện đại lớp MOLNIYA thuộc dự án 1241.8 mà xưởng này đặt (hàng) cho Hải Quân Việt Nam năm 2009. Các tàu này được thiết kế bởi xưởng đóng tàu Vympel, Nga.”

- Đặc biệt hơn nữa, AP ngày 24/10/2014 loan tin, “Vào ngày Thứ Sáu, trong một bài diễn văn thật xúc động, Tổng Thống  Putin nói rằng thế giới đang trở thành một nơi thật nguy hiểm vì Hoa Kỳ đã và đang xử dụng sức mạnh để thể hiện ý muốn của họ trên các quốc gia khác mà quốc gia ông (Nga) đồng ý. Trước một cử tọa bao gồm các chuyên viên về chính trị thế giới tại khu nghỉ mát Sochi ở Hắc Hải, Ô. Putin đã kịch liệc chỉ trích Hoa Kỳ về cái mà ông gọi là đã Hoa Kỳ đã coi thường luật pháp quốc tế và đơn phương xử dụng sức mạnh quân sự…Bằng giọng nói giận dữ, Ô. Putin cáo buộc Hoa Kỳ và đồng minh Phương Tây đã độc quyền “nhào nặn thế giới theo nhu cầu của họ” từ sau Chiến Tranh Lạnh, xử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự, thường xuyên hỗ trợ những tổ chức cực đoan (extremist groups) để đạt mục đích. Ông Putin đã dẫn chứng các trường hợp Iraq, Libya và Syria là những thí dụ điển hình của những hành động sai lầm đưa tới hỗn loạn khiến Washington và đồng minh phải chiến đấu chống lại những sai lầm của chính họ…và họ đang phải trả giá rất cao.”

-Điểm xuyết thêm cho bầu không khí hào hứng và trào lộng của cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới, Fox News ngày 14/10/2014 đưa tin, Thủ Tướng Úc Abbott đe dọa sẽ “nắm cổ” Tổng Thống Putin trong cuộc gặp gỡ trong hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới đây tại Brisbane (Úc). Các viên chức ngoại giao Nga nói rằng đe dọa này là “trẻ con” và rằng Ô. Putin là võ sĩ nhu đạo huyền đai.”  Giả dụ Ô. Abbott bị Ô. Putin quật ngã trước mặt các vị lãnh đạo thế giới thì nước Úc không còn ra cái thể thống gì nữa. Đúng là giận quá mất khôn. Hiện nay Úc là đồng minh chí cốt của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraina, Iraq, Afghanistan và cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo ISIS và đang nạp đơn gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Chính vì thế giới có những chuyển động nguy hiểm như thế cho nên theo Reuters ngày 16/10/2014,  lãnh đạo Liên Bang Xô-viết cũ Ô. Mikhail Gorbachev cảnh báo lãnh đạo Phương Tây (Mỹ và NATO) và Ô. Putin đang lôi kéo thế giới vào cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới mà ông đã giúp chấm dứt cách đây một phần tư thế kỷ.

II- Chiến tranh Hoa-Mỹ không tránh khỏi ở Biển Đông
            
Trong tháng qua đã xuất hiện những tin tức không vui cho Hoa Kỳ và làm phức tạp thêm tình hình thế giới và cuộc khủng hoảng Biển Đông.

- REUTERS/Shannon Stapleton Sorry, America ngày 8/10/2014: Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (International Monetary Fund) Hoa Lục vượt qua Mỹ và trở thành nển kinh tế lớn nhất thế giới.

-Reuters ngày 24/10/2014: Trung Quốc vừa khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank ) gồm 20 quốc gia với số vốn khởi đầu 50 tỉ đô-la được coi như là một đối thủ của World Bank và Asia Development Bank do Hoa Kỳ và Âu Châu hậu thuẫn trong một chuyển động nhằm  dùng “sức mạnh mềm” để lôi kéo các nước Á Châu. Ba quốc gia Nhật Bản, Nam Hàn, Nam Dương đã không tham dự ngày khai trương và dưới sức ép của Hoa Kỳ, Úc Châu đã không gia nhập ngân hàng này. Hiện nay Hoa Kỳ rất lo lắng về sự ra đời của AIIB vì nó làm suy giảm “sức mạnh mềm” của Hoa Kỳ - ít ra là tại Á Châu.

-Business Insider ngày 14/10/2014: Trong bài viết nhan đề “Xây Dựng Sức Mạnh Quân Sự Một Cách Đáng Báo Động Của Hoa Lục Đang Thay Đổi Thế Quân Bằng Lực Lượng Tại Á Châu “ (China's Alarming Military Buildup Is Shifting The Balance Of Power In Asia) Bill Gertz đã đưa ra nhận xét của ủy ban lưỡng viện quốc hội nghiên cứu về kinh tế và an ninh Mỹ- Trung Quốc , “Nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa dù có mối liên hệ kinh tế và tài chính mật thiết với Hoa Kỳ nhưng vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù chính….Xây dựng sức mạnh quân sự theo kiểu sẵn sàng chiến đấu của Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa làm gia tăng nguy cơ bùng nổ xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.” (*)

-Washington Post ngày 28/10/2014: Trích dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết vào Thứ Năm 23/10/2014 tại Bắc Kinh, Chuẩn Đô Đốc Habibollah Sayyari - Tư Lệnh Hải Quân Iran đã ký một thỏa hiệp với Đô Đốc Wu Shengli –Tư Lệnh Hải Quân Trung Quốc ” hợp tác thực tiễn hơn nữa và tăng cường mối liên hệ quân sự giữa hai bên” sau khi hai tuần dương hạm Trung Quốc ghé thăm Cảng Bandar Abbas của Iran tháng trước. Như thế Hoa Lục đã đặt được một đầu cầu ở Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman - cửa ra vào của túi dầu lửa Trung Đông và là trạm dừng chân để vươn tới Phi Châu tài nguyên phong phú. Trong khi đó Iran thoát được sức ép cấm vận kinh tế của Mỹ và Âu Châu do chương trình hạt nhân.

-The Examiner  ngày 28/10/2014:  “Phó Chủ Tịch Trung Quốc Zhang Gaoli tuyên bố ngày hôm nay Trung Quốc bắt đầu thương mại trực tiếp với Singapore và xử dụng tiền của mỗi nước để làm dễ dàng cho việc thanh toán các giao dịch. Ý nghĩa của hành động này là không cần dùng tới đồng đô-la Mỹ và ngoại tệ dự trữ…chấm dứt sự bá chủ của đồng đô-la trên hệ thống tài chính toàn cầu.”

-Wall Street Journal ngày 30/10/2014: Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã vượt qua Eo Biển Malacca và thấy xuất hiện ở Sri Lanka và Vịnh Ba Tư. Tư lệnh lực lượng tàu ngầm Đại Tây Dương của Mỹ phát biểu lo lắng trước nỗ lực hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.
            
Trước sự lớn mạnh của Hoa Lục về các mặt quân sự, kinh tế, tài chính và ảnh hưởng chính trị toàn cầu làm sói mòn địa vị siêu cường của mình thì Hoa Kỳ phải làm sao đây?

III- Quan hệ của Việt Nam với Hoa Lục và Mỹ vô cùng phức tạp:

1) Những diễn biến trên Biển Đông
- AFP ngày 23/10/2014:” Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay Trung Quốc đã thả bảy bộ phao ngầm tại những vùng biển then chốt Tây Thái Bình Dương- một chuyển động làm gia tăng cường độ tranh chấp lãnh thổ giữa các nước trong vùng.”

-Tuổi Trẻ Online: Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/10/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng các đảo cũng như các bãi đá ngầm trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đang xây dựng một sân bay mới trên Đảo Phú Lâm và Bãi Đá Chữ Thập. Kể từ tháng 2/2014, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp nhằm biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo.

2) Những diễn biến trên mặt trận ngoại giao
-BBC tiếng Việt  ngày 16/10/2014:  Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, dẫn đầu là Đại tướng Phùng Quang Thanh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gồm 13 tướng, thăm Trung Quốc từ 16/10-18/10.

-VOA tiếng Việt ngày 22/10/2014:” Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cho báo giới trong nước biết Việt Nam, Trung Quốc đã thiết lập đường dây nóng quân sự (điện thoại liên lạc khẩn cấp) hôm 20/10 bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra ở Hà Nội. Thông báo của người đứng đầu quân đội Việt Nam được đưa ra sau khi ông Thanh và hơn chục tướng lĩnh Việt Nam gặp quan chức quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh từ ngày 16 tới 18/10.

-VietnamPlus ngày 27/10/2014: Trong cuộc gặp gỡ với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Ô. Dương Khiết Trì tuyên bố, “Về quan hệ song phương, Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn tăng cường trao đổi cấp cao, củng cố hữu nghị nhân dân, xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam, đồng thời sẵn sàng cùng với Việt Nam đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, giao lưu nhân dân.” Trong khi Ô. Dương Khiết Trì tới Việt Nam thì Ô. Nguyễn Tấn Dũng đi Ấn Độ màVOA gọi là “để củng cố quan hệ đối tác chiến lược”. Còn International Business Times đi tiêu đề “Việt Nam và Ấn Độ Ký Thỏa Hiệp Về Dầu Lửa và Hải Quân Giữa Lúc Tranh Chấp Ở Biển Đông, Khiến  Bắc Kinh Tức Giận” (Vietnam And India Sign Oil, Naval Agreement Amid South China Sea Disputes, Angering Beijing) tiếp sau chuyến công du Việt Nam ngày 14/9/2014 của Tổng Thống Pranab Mukherjee. Trước đó vào ngày 16/10/2014 Ô. Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ Thủ Tướng Nhật Bản Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEM (Asia-Europe Meeting) tổ chức tai Milan- Ý Đại Lợi. Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cung cấp hỗ trợ phát triển ODA (Official Development Assistance) ở mức cao, cũng như tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp trên biển (duyên phòng).

Từ những hoạt động ngoại giao chồng chéo đó chúng ta thấy: Việt Nam một mặt vẫn chủ trương hòa dịu với Trung Quốc nhưng một mặt vẫn liên kết với các đại cường để gầy dựng sức mạnh riêng của mình nhằm đối phó với ông bạn láng giềng hung ác cho nên những chuyển động ngoại giao trên theo tôi nghĩ, chỉ là những giây phút nghỉ ngơi giữa hai hiệp của hai võ sĩ để lau chùi những vết bầm tím trên mặt hoặc nghe huấn luyên viên mách nước.  Khi tiếng kẻng vang lên, hai võ sĩ lại lao vào trận đấu. Sự hòa dịu chỉ là “kế hoãn binh” nhất thời của Hoa Lục. Việt Nam có thể kiềm chế, nhưng Trung Quốc thì không thể kiếm chế bởi vì kiềm chế đồng nghĩa với việc từ bỏ mộng bá chủ Biển Đông- điều mà Hoa Lục không bao giờ chấp nhận trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ để tìm sinh lộ tiến ra Thái Bình Dương.

Hành động của Trung Quốc - đối với Việt Nam – từ năm 1979 tới nay giống như một tên côn đồ vừa đấm đá tơi bời một cậu bé xong rồi lại cười cười, nói nói xoa đầu vuốt ve, rồi lại đấm cho một quả sặc máu mũi. Qua những việc làm bất chính coi thường luật pháp quốc tế ở Biển Đông cho thấy Hoa Lục là một gã “cướp biển ” mà Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ phải ngán sợ. Việt Nam- vì là nước nhỏ và có chung biên giới, không còn phương thức nào khác hơn là: Bên ngoài thì cắn răng chịu đựng, cũng “bắt tay, cười cười nói nói” giống như tổ tiên ngàn năm triều cống, nhưng bên trong thì xây dựng sức mạnh quân sự để tự lực tự cường chống giặc, ngoại giao đa phương để mưu tìm hậu thuẫn và luôn luôn cảnh giác cao độ. Tin vào những lời hứa đầy sáo ngữ của Hoa Lục thì cũng giống như Thục An Dương Vương tin cuộc hôn nhân giữa Trọng Thủy và Mỵ Châu là một thỏa ước hòa bình. Trên chính trường quốc tế từ ngàn xưa đến giờ - chân thành, hữu nghị, đồng minh có- nhưng cũng chứa đầy thủ đoạn tàn độc, lọc lừa, bội phản…che dấu bởi những mỹ từ cao đẹp.

3) Còn việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát hại cho Việt Nam cũng không đơn giản như người ta nghĩ. Nó là một suy tính nhức đầu của các chiến lược gia Hoa Kỳ song có thể bị tắc nghẽn tại quốc hội cho nên ngày 8/10/2014 đã có bài viết  của Joshua Kurlantzich đăng trên The National Interest “ Bán Vũ Khí Sát Thương Cho Việt Nam: Là Hành Động Đúng?” (Selling Vietnam Lethal Weapons: The Right Move?) (**) Bài viết có những đoạn như  sau “…Nhưng Việt Nam là một ngoại lệ. Trong tất cả các quốc gia trên đất liền của Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam là đã và sẽ cung ứng đầy đủ lợi ích chiến lược cho Hoa Kỳ đó là điều giải thích/biện minh cho việc xích lại gần với một nhà nước độc tài. Khác với Miền Điện hoặc Thái Lan, chính phủ Việt Nam dù ức chế (người dân) nhưng rõ ràng là kiểm soát được quân đội, và mặc dù có sai trái trên phạm vi rộng lớn về việc lạm dụng quyền hành, nhưng thực tế quân đội Việt Nam tự thân nó, trên nhiều lãnh vực, đã không lạm dụng quyền lực (như đảo chính, dùng quân đội để đàn áp người dân) và chuyên nghiệp/giỏi hơn quân đội Miến Điện và Thái Lan. 

Nói một cách tổng quát, nền chính trị Việt Nam ổn định hơn Miến Điện hay ngay cả Thái Lan, và người dân, dù Hoa Kỳ đã có cuộc chiến với Việt Nam nhưng có khuynh hướng “thân” Mỹ…Vịnh Cam Ranh của Việt Nam sẽ là bến cảng tốt nhất cho các chiến hạm Hoa Kỳ trong trường xảy ra xung đột với Hoa Lục. Không như Thái Lan hay Miến Điện, Việt Nam đã chiến đấu chống lại Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và có chung biên giới cho nên sẽ không ảo tưởng/ngây thơ về sự trỗi dậy của Hoa Lục và sẵn sàng bảo vệ vị thế của mình trong tranh chấp với Bắc Kinh bằng tài ngoại giao khéo léo và sức mạnh quân sự có khả năng răn đe. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ là những người không can dự vào các cuộc chiến trước đây, đã nắm giữ ngoại giao và quân đội, họ nhìn thấy mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ là quan yếu cho nền an ninh của Việt Nam…Hoa Thịnh Đốn phải xúc tiến việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong bài viết tiếp theo đây tôi sẽ xem xét xem Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam như thế nào và cả việc tiến tới xây dựng một thỏa hiệp đồng minh chính thức.”

Bằng cứ vào những việc làm trên Biển Đông của Hoa Lục và những hoạt động ngoại giao con thoi từ nhiều phía, chúng ta thấy “hòa bình”, “hữu nghị”, “không theo bên nào”, “tự kiền chế”… chỉ là “đầu môi trót lưỡi”. Tất cả hình như đang tiến tới một cuộc đụng độ không sao tránh khỏi. Trong lịch sử, khi thiên hạ thái bình thì các ông bộ trưởng ngoại giao chỉ “ngồi chơi xơi nước”, tán dóc cho vui. Khi các ông bộ trưởng ngoại giao hay bộ trưởng quốc phòng hay cố vấn an ninh của tổng thống bôn ba hết chỗ này chỗ kia thì “trời đất nổi cơn gió bụi” tới nơi rồi. Thế giới đang bị vây phủ bởi những đám mây đen và những luồng “quái phong” do sự trỗi dậy của Hoa Lục và toan tính bảo vệ địa vị thống trị thế giới của Hoa Kỳ./-

Đào Văn Bình
(California ngày31/10/2014 )

(*) “China’s communist government also views the United States as its main adversary — despite strong trade and financial links between the two countries…the war-footing-like buildup by the People’s Liberation Army is increasing the risk that a conflict will break out between the United States and China.”

(**) “But Vietnam is the exception.  Of all the countries in mainland Southeast Asia, only Vietnam has provided–and will provide–enough strategic benefits for the United States to justify closer ties to such an authoritarian regime. Unlike in Myanmar or Thailand, in Vietnam the government, though repressive, has clear control over the armed forces, and though the Vietnamese regime certainly is guilty of a wide range of abuses, the actual Vietnamese military itself is, in many respects, less abusive and more professional than those of Myanmar or Thailand. Vietnam is, overall, more stable than Myanmar or even Thailand, and the population, despite the history of war with the United States, tends to be ardently pro-American…. Vietnam’s Cam Ranh Bay would offer the best harbor for U.S. naval vessels in case of a conflict in the Sea. And unlike Thailand or Malaysia, Vietnam, which has fought wars with China for centuries and shares a long land border with China, has few illusions about China’s rise, and is willing to back up its position on disputes with Beijing with skillful diplomacy and the real threat of force. What’s more, a younger generation of Vietnamese officials, who did not fight in the war, has come to dominate the foreign ministry and military; they see a stronger relationship with the United States as essential to Vietnam’s future security… The White House should move forward with further arms sales. In an upcoming working paper, I will examine how the United States and Vietnam could build on arms sales and move toward a formal treaty alliance.”

Khai Dân TríĐào Văn Bình

CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ MỸ: HAI “ĐỐI TÁC” XUẤT NHẬP CẢNG NHỮNG NHÀ ĐẤU TRANH

CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ MỸ: HAI “ĐỐI TÁC” XUẤT NHẬP CẢNG NHỮNG NHÀ ĐẤU TRANH
 
                                                                                                            ĐỊNH NGUYÊN
 
            Lại thêm một người đấu tranh nữa là ông Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày (ĐC) được Mỹ bốc trực tiếp từ nhà tù VC đưa thẳng qua Mỹ.  Không phải lần đầu, hiện tượng “xuất nhập cảng” người đấu tranh nầy giữa hai “đối tác” CSVN và Mỹ đã xẩy ra lai rai trong thời gian qua như trường hợp của các vị Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Chí Thiện, Trần Khải Thanh Thuỷ, Cù Huy Hà Vũ…Đây là sự trao đổi có điều kiện giữa hai bên.  Cứ mỗi lần Mỹ “nới lỏng” một điều gì thì VC “thả” một tù nhân và đẩy qua Mỹ.  ĐC được thả vì Mỹ vừa nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VC.  Việc trao đổi nầy nếu đặt trên căn bản quyền lợi của toàn dân tộc Việt Nam thì quý biết mấy.  Đằng nầy, việc “xuất nhập” chỉ nhằm giải quyết số phận của những cá nhân đang bị cầm tù.  Căn bản “ngoại giao” nào đã đưa đến hiện tượng kỳ cục khó hiểu nầy?  Nó hoàn toàn có lợi cho VC nhưng tác hại vô cùng lớn lao đối với khát vọng dân chủ của toàn bộ dân tộc Việt Nam.  Riêng Mỹ thì thú thật tôi chưa hiểu nổi vì sao họ làm như vậy.  Có người cho rằng Mỹ hành động như thế hoàn toàn vì lòng nhân đạo.  Tôi không tin vì nhân đạo như thế chẳng khác nào “nối giáo cho giặc”!
 
            Trên phương diện tình cảm cá nhân, tôi mừng cho các vị đã được trao đổi.  Họ đã thoát được gông cùm cộng sản.  Sau bao năm tháng đấu tranh gian khổ, rồi bị tù đày, bị tra tấn, bị đói khát, bệnh tật…bây giờ họ đến được bến bờ tự do thì không mừng cho họ sao được.  Nếu họ là những người bình dân như mấy chục triệu người Việt Nam khác thì sự vui mừng ấy thật trọn vẹn.  Nhưng họ không phải là những người bình dân nên bên cạnh sự vui mừng ấy, tôi lấy làm tiếc, rất tiếc, tiếc cho họ và tiếc cho dân tộc Việt Nam.  Chế độ CSVN tàn bạo, gian manh, xảo quyệt thế giới ai cũng biết, mọi người Việt Nam đều biết.  Thế mà trên dưới chín chục triệu người Việt Nam im thin thít.  Chỉ có họ là những người yêu nước có đủ dũng khí đối đầu trực tiếp với chế độ độc tài.  Họ là những con người của thời cuộc.  Họ là niềm hy vọng của cả dân tộc Việt Nam.  Trong khi họ bị tù, những người Việt Nam yêu nước khác cũng như lương tâm nhân loại trên thế giới không ngừng tranh đấu đòi bạo quyền trả tự do cho họ.  Nhưng bạo quyền không trả họ về trong lòng dân tộc mà tống xuất họ qua một nơi khác: Mỹ!  Họ đã bị bứng ra khỏi đất nước, dân tộc.  Tuy họ thoát được cảnh gông cùm trong nước nhưng lại bị một án tù khác: án đày biệt xứ!  Sự nghiệp đấu tranh TRỰC TIẾP chống bạo quyền bán nước của họ từ nay sẽ chấm dứt.  Từ đây, họ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng họ sẽ không còn là những con người của thời cuộc nữa.  Họ sẽ không còn là niềm hy vọng cho cả một dân tộc nữa.  Họ như những con cua bị gãy càng, thân bại danh liệt nơi xứ lạ dù có một số người “hơi quen”.  Họ vẫn sống và vẫn vẫy vùng nhưng họ không làm cho VC run sợ nữa.  Những hành động/việc làm của họ sẽ không có tác dụng gì đến tình hình chính trị tại Việt Nam nữa.  Họ như những con cá bị đem từ biển nước quê nhà đến một đại dương xa lắc khác.  Nơi đại dương xa lắc có nhiều “gió chướng” và “sóng vỗ muôn chiều” nầy, những gợn sóng nhỏ nhoi do họ tạo ra (nếu có) sẽ giao thoa và biến mất cùng với những con sóng đỏ-vàng nhập nhằng hằng ngày, không thể đủ sức vượt Thái Bình Dương về vỗ bến quê nhà!  Tôi hoàn toàn không nghi ngờ khả năng và thiện chí của các vị ấy, tôi chỉ nói đến môi trường và hình thức đấu tranh.  Ông ĐC có viết hằng trăm bài đả kích CSVN trên “net” cũng không làm VC giật mình bằng hình ảnh ông và một số bạn bè trương biểu ngữ chống Tàu xâm lăng trước tiền đình Quốc hội VNCH cũ.  Việc tương tự như thế ông không còn cơ hội để thực hiện nữa.  Để chống CSVN, người Việt hải ngoại đã viết, hàng trăm hàng ngàn người viết, viết đã ba bốn chục năm rồi.  Rất tốt nếu quý “tù nhân lương tâm” tiếp sức với họ, nhưng đừng hy vọng quá cao.
 
            Sau năm 1975, CSVN lần lượt tống xuất những thành phần có thể nguy hiểm cho chế độ.  Ngoài những người vượt biên, vượt biển những thành phần khác như ODP, HO, con lai…đều “được” ra đi theo kế hoạch của họ.  Trong khi chúng ta vui mừng vì thoát được địa ngục thì chế độ CSVN cũng vui mừng không kém vì vừa tống xuất được những thành phần nguy hiểm vừa có tiền.  Nói như người Mỹ, đây là win-win situation.  Cả hai bên đều “thắng”, cả hai phía đều có lợi.  Chỉ tội cho dân tộc Việt Nam.  CSVN sẽ rảnh tay thống trị dân tộc Việt Nam lâu hơn.  
 
            Tưởng là “tre già măng mọc”, các thế hệ già bị tống xuất thì các thế hệ trẻ sẽ tiếp tục.  Nhưng VC cứ bổn cũ soạn lại, người trước kẻ sau, những khuôn mặt đấu tranh nguy hiểm cho họ, lần lượt “được” họ “xuất cảng” cho đi tỵ nạn!
 
            Tuy hình thức giống nhau, nhưng chuyện ra đi của những thành phần người Việt Nam sau khi VC cưỡng chiếm miền Nam khác với sự ra đi của những nhà đấu tranh trong thời điểm nầy, thời điểm gần hai chục năm sau khi Mỹ có quan hệ ngoại giao đầy đủ với CSVN (12/7/1995).  Sau khi rút khỏi Việt Nam và tháng Tư năm 1975, Mỹ để lại một đất nước tang hoang cho đồng minh VNCH.  Hàng triệu binh sĩ, công chức VNCH từng chiến đấu/làm việc bên cạnh họ bị VC bỏ tù.  Vì áy náy lương tâm sao đó mà các chương trình di dân/tỵ nạn được Mỹ hình thành và các nước phương Tây hổ trợ.  Kết qua là có khoảng trên dưới ba triệu người được ra đi tỵ nạn, đông nhất là ở Mỹ.  Đây có thể là một hành động nhân đạo hiếm có, chưa có nước nào làm được.  Ý nghĩa chính trị của sự kiện nầy, đối với Mỹ, chưa thành vấn đề vì lúc đó Mỹ và CSVN không nhìn mặt nhau, Mỹ chưa có đối sách đối với kẻ cựu thù nầy.  Nhưng kể từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận, thiết lập bang giao ở cấp đại sứ với CSVN thì chắc chắn Mỹ đã có đối sách với VNCS.  Khó ai biết chính xác đối sách của Mỹ đó như thế nào nhưng chắc chắn CSVN chưa thể là “đồng minh” chiến lược của Mỹ được.  CSVN cũng thừa biết như vậy, tuy ngoài  mặt ngoại giao, nhưng với họ, Mỹ không phải là người “vừa là đồng chí vừa là anh em” như TC được.  CSVN luôn luôn dè chừng Mỹ,  họ thường cao giọng cảnh giác: coi chừng diễn biến hoà bình, một chủ trương mới của Mỹ nhằm loại bỏ các chế độ độc tài mà không cần chiến tranh!
 
            Mỹ “diễn biến hoà bình” như thế nào? Họ đã và đang truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ.  Họ đưa những phát minh tiên tiến như máy vi tính, điện thoại thông minh…cho dân Việt Nam xài, những phim ảnh, sách báo đậm nét tự do dân chủ được đưa qua Việt Nam nhằm ảnh hưởng lên giới trẻ.  Hình ảnh cùng tác dụng của Việt kiều về thăm quê hương.  Người Việt Nam đi du lịch Mỹ như đi chợ cùng đội ngũ đông đão du học sinh…Cứ nhìn sinh hoạt của người Việt Nam trong nước nói chung, của giới trẻ nói riêng thì sẽ thấy Mỹ đã gây được ảnh hưởng như thế nào tại Việt Nam.  Tuy người Tàu (cộng) có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng người Việt Nam không sính tiếng Tàu mà sính tiếng Mỹ; người Việt Nam không xài đồng Nhân Dân Tệ của Tàu mà xài đồng dollar của Mỹ.  Có thể nói, trong khi Đảng CSVN chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Tàu thì ngược lại quần chúng Việt Nam, từ nam chí bắc đã theo lối sống của Mỹ một cách tự nhiên và rất rõ nét.  Mỹ thật sự đã “rửa mặt” sau gần bốn chục năm, kể từ ngày cuốn gói khỏi Việt Nam.  Đó là sự biến đổi (có thể nói là tiến bộ) về mặt đời sống, văn hoá, và xã hội.  Đời sống xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của chế độ sớm nếu có sự hổ trợ tích cực các sinh hoạt đấu tranh chính trị.  
 
            Nhưng, về chính trị, điều khó hiểu là tại sao Mỹ lại giúp CSVN dập tắt tất cả ngọn lửa đấu tranh của người Việt?  Những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền… như các vị nêu trên, nếu tạo áp lực buộc VC trả tự do cho họ ngay trong nước để cùng với những người khác tiếp tục đấu tranh thì biết đâu, tình hình Việt Nam sẽ sớm biến chuyển, chế độ độc tài toàn trị CSVN sẽ sớm kết thúc.  Không có ánh đuốc dẫn đường làm sao tiến bước trong đêm đen?  Không có người khởi xướng và lãnh đạo làm sao có phong trào cách mạng?  Không có phong trào cách mạng quần chúng làm sao lật đổ được CSVN?  Đáng ra, bằng cách nầy hay cách khác, Mỹ nên hổ trợ dân tộc Việt Nam duy trì và phát triển ngọn lửa đấu tranh để đòi tự do dân chủ.  Đằng nầy, Mỹ làm ngược lại: tiếp tay với CSVN vô hiệu hoá vai trò và ý chí của những con dân Việt Nam yêu nước, chống xâm lăng, chống chế độ bạo ngược!  Với việc liên tục “nhập cảng” những nhà đấu tranh bị VC trục xuất, Mỹ đã trực tiếp giúp CSVN tồn tại!  Anh em ở hải ngoại cứ chụp mũ nhau liên tục.  “Thằng đó làm tay sai cho VC”, “Thằng kia là VC nằm vùng”…mà ít ai để ý một “tên VC nằm vùng” sừng sỏ khác, làm lợi cho VC hơn bất cứ ai, đó là người bạn đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta chứ không ai khác! 
 
Thật khó mà hiểu được Mỹ đang tính toán những gì mà làm những việc trái khoáy như thế?!
 
Lý tưởng tự do, dân chủ của họ để đâu? 
             
Không lý họ khuyến khích dân Việt Nam đấu tranh để chỉ được đi Mỹ?!
 
Không lý họ đang nhập “hàng hiệu” từ Việt Nam, chuẩn bị nhân sự cho một chính phủ thân Mỹ trong tương lai, thời hậu cộng sản?  Nếu thế thì:
 
  Nhanh đi em, gấp đi em
  Cái suối ngây thơ trời cho chẳng mấy chốc mà nguồn khô cạn (Xuân Diệu?)
 
Tuổi đời của các nhà đấu tranh nầy không còn trẻ nữa, lại đau yếu bệnh tật, nếu không “tạo việc làm” cho họ gấp thì một ngày không xa lắm họ cũng chỉ là những kẻ “Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người” (Kiều) như những người già Việt Nam tỵ nạn khác!
 
Tiếc thay!
 
ĐỊNH NGUYÊN
Sacramento, CA cuối tháng 10 năm 2014

Khai Dân TríĐịnh Nguyên

2014/10/29

Who was Tuan Nguyen?

Who was Tuan Nguyen?
Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident
 

On the night John Doe No. 278 died, he had a pocket full of used Lottery tickets, $350 in cash and a small Samsung cellphone never once used to make a call.

Not that there would’ve been anyone for him to dial with the phone. There were no contacts, no voice mails, no recently called or missed calls. It had only been used for games.

He was a loner and a creature of habit. For the past year, he’d dutifully go into Jolly Donuts at 9 p.m., get a cup of coffee and charge the phone. He was particular about where he sat in the shop. If the table he preferred was occupied, he’d wait until it was empty before sitting down. There was also a slight streak of pragmatism there. It was one of only two tables close enough to an electrical outlet.

Heang Lei, who was working the night of Oct. 4, saw him come in and remove his baseball cap, just like he always did. He gave her a dollar bill for the coffee. Again, like always. He added sugar in a long pour that revealed a sweet tooth. He dumped in the powdered milk — never liquid — before getting a stirrer. There were six people scattered at the shop’s tables. But as fate would have it on this particular evening, the spot he always opted for was available.

The homeless man Lei knew by sight, but not by name, settled in to the seat and plugged in his phone.

Before it would finish charging, he’d be dead.

Officially, the Los Angeles County Department of Coroner doesn’t know who he is. Unofficially, they followed up on a tip that his name was Tuan Nguyen, a man who had been homeless for the better part of three decades in the Canoga Park area.

Craig Harvey, the county’s coroner investigations operations bureau chief, ran the name through the California Department of Motor Vehicles after learning he’d been born in 1961.

The computer spit out 623 possible matches.

“There’s part of the problem right there,” Harvey said.

Complicating matters was the crime-free life Nguyen lived. In more than three decades living homeless in the Canoga Park area, he’d never been arrested. No arrests meant no fingerprint hits in the system. To the computers, the existence of a body without a name wasn’t proof a life was lived.

In the three weeks since he was killed when a 42-year-old driver ran her SUV through the front doors of Jolly Donuts on the corner of Roscoe Boulevard and DeSoto Avenue, no family has come to identify or claim him. Los Angeles Police Department authorities have said the investigation is ongoing and don’t believe the driver, Kristin Chang, was impaired by drugs or alcohol.

That he was still unidentified bothered Lori Huynh because she knew he was more than a blue toe tag on a body and a green sheet filed in a box at the medical examiner’s office.

He had a life. She’d seen it unfold over 20 years almost every day at the corner of Roscoe Boulevard and Winnetka Avenue. She knew it because she’d taken time to get to know him. And his story of coming to the United States as a refugee from Vietnam after the fall of Saigon resonated with her because it was a version of her story, too.

She bought Violet Nails salon in 1986 after escaping from Vietnam in 1980. Shortly after getting the business running, she noticed a slight Asian man wandering the parking lot alone. She started small — offering him coffee — and over the course of two years and countless conversations pieced together parts of his life. It wasn’t until 1988 that he told her that both of his parents were among the so-called boat people who fled Vietnam and that they died at sea.

“His voice was a bit blurry,” said Huynh, 77. “He said he was all that was left of his family.”

Since she sold the business in 2007 she hadn’t seen him as often. But the new owners of the salon were given specific instructions as part of the sale: They had to look out for Nguyen.

They agreed. And when he died, they got together flowers and put them at the scene of the accident. Then they wept.

Nguyen came from an upper-middle-class family in Saigon. His parents worked for the water and power department in Saigon, and the three of them lived in a nice enclave near the city’s government center. He attended the highly regarded Petrus Ky High School, now known as Le Hong Phong High School.

He had an aptitude for math. Even after living decades on the street in Canoga Park, he’d sometimes sit and draw schematics. He usually always had a book in his backpack.

When he told Huynh and her son David his story and how his parents were among the estimated 200,000 Vietnamese refugees who died at sea in the ’70s and ’80s, she told him about her journey. How her family was forced to split up after her husband was forced into a Communist-run re-education camp. How after floating in a boat with 300 people packed on it, she lived for six months on an island of horrors near Indonesia.

“I once walked around and saw people lying there with flies covering them like a blanket,” she said. “I thought they were dead, but then they moved and the flies left. I told my cousin later that it was worse than dying.”

She wanted to help him, and the two forged a bond over their common background. Over the years, she’d bring meals to the shop and feed him. She remembered noodles were his favorite meal.

He developed a routine in the strip mall over the years. He’d gather recycled cans from the back. He offered to take the trash out for Ben Massaband, who ran his dry-cleaning shop next to the nail salon for 32 years.

“I saw him more than I saw my family,” he said.

Kate Leone, co-owner of Mane Affair Beauty Lounge just around the corner from the nail salon, said that earlier this year, she had forgotten to lock up the front door after leaving work on a Sunday night. The salon was closed Monday and when she came in Tuesday morning, she was startled when the door just pushed open.

After checking to make sure nothing had been taken, she went to her security camera system and saw why: Nguyen discovered she had mistakenly left the door unlocked and then spent the Monday when it was closed as a guard. The camera showed him like a sentry and even when he’d leave for a bit, he’d come back and test the door and make sure nobody had come in.
 
Maria Avila, who cut his hair twice a year, cried when she learned he died in the accident. Avila said she always tried to cut it for free. He always insisted on paying the $10.

“He thought we were looking out for him, but he was looking out for us,” Avila said.

Brooke Carrillo became homeless last year after losing her house to a short sale and now lives in her car with the rooftop packed with stuff covered by a blanket (“I call it my car’s hunchback”).

The 42-year-old has been volunteering at the pantry at Our Redeemer Lutheran Church, cooking and serving meals to the homeless in the area. The church offers meals every Thursday, and Nguyen came regularly.

She served Nguyen’s last meal at the church on Oct. 2, two days before his death. It was spaghetti noodles and a glass of cranberry juice.

Carrillo knew he’d been homeless a long time, but he kept to himself. He’d sleep in Winnetka Park or sometimes in a secluded spot off Winnetka Avenue.

“He was part of us for a long time and it’s hard to live a life that long on the street,” she said. “I’m a year on the street and people might not think that’s a long time, but when you’re out on the street, it’s a very long time.”

Her car is her last attachment to her old life, and she collects cans to buy gas to keep the car moving from spot to spot to avoid being bothered by the police.

Her eyes filled with tears when she learned Nguyen was dead.

“I was out of gas one time and he just came over and gave me money so I could keep my car going,” Carrillo said. “Just a kind, generous man who never bothered nobody.”

He had two vices: smoking and playing Lottery scratchers. He generally rolled his own cigarettes.

The latter habit paid off big once — an $800 payday not long ago. He used some of the winnings to buy perfume for the women who worked at Violet Nails. He bought flowers for the shop from the Jon’s Market that anchors the strip mall.

It’s unclear if the $350 he had on him was from that haul, but Harvey said unless it’s claimed by next of kin, it ultimately will be transferred to an unclaimed cash account run by the state.

For now, even in death, Nguyen is transient.

He’s currently housed in the county crypt with close to a couple hundred bodies. If nobody identifies and claims him, DNA samples will be collected and stored. Within two to four months, he would then be sent to a crematory in either Orange County or Whittier before being brought back and stored at the Los Angeles County Cemetery.

Those grounds are dotted with shade trees planted along a gently sloping patch of grass just a little ways removed from the white and blue building. Each December, the county conducts a small ceremony for those to be buried in a common grave.

Harvey said unless someone identifies him and gets a probate judge to issue an order to collect his remains, it will take a few years for him to eventually be buried in a simple site marked only by a plaque and the year he died: 2014.

Then the journey and transiency would likely end in December 2017. He’d be settled.

Nguyen would be home.

David Montero

Source: Who was Tuan Nguyen?
 
Khai Dân TríDavid Montero

2014/10/25

Bệnh vô cảm nguy hiểm hơn Ebola


Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 25.10.2014
 
Bệnh vô cảm nguy hiểm hơn Ebola

Hầu như cả thế giới ngày nay đang lo sợ bệnh Ebola lây lan khá mạnh. Nhưng dù sao nó cũng là thứ bệnh thuộc về thân thể hay thuộc về vật chất, một ngày nào đó nó sẽ được chữa lành như bao nhiêu thứ bệnh dịch khác con người đã trải qua. Còn bệnh vô cảm là thứ bệnh trong tâm con người, khó có thuốc nào trị lành nếu xã hội không thay đổi và chính cái TÂM con người phải tự chữa trị.

Ngày nay bệnh vô cảm ở VN đang có chiều hướng trở thành một căn bệnh xã hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ - những người được gọi là "công bộc của dân" và ngay cả những người được gọi là trí thức cũng mắc phải.

Bệnh vô cảm trong hệ thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu gây khó khăn, cản trở, thấy việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy, cố tình kéo dài để vụ lợi... khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khi đến hệ thống công quyền đều không hài lòng, thậm chí bất bình. Không thiếu những "công bộc" buộc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, tìm cách vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Và còn hàng ngàn những thí dụ khác bất chấp quyền lợi của dân, dù là dân nghèo mạt rệp, buông mặc những cuộc sống lay lắt chở chết để mưu quyền lợi cho bản thân và phe nhóm của mình. Nó cũng y chang cái kiểu khi vào bệnh viện cấp cứu, không có tiền thì cứ việc nằm ngoài hè chờ chết. Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm, tắc trách của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan uổng của người dân. Thầy giáo gạ tình với nữ học sinh để đổi lấy điểm. Rồi những vụ oan sai nghiêm trọng trong ngành tư pháp cho thấy bệnh vô cảm đang diễn ra cả trong những lãnh vực cứu người, dạy người và bảo vệ công lý.

Chiếc cổng hình tháp bút trăm tuổi ở “Làng tiến sĩ” được nhiều du khách chiêm ngưỡng và ca ngợi.
Như vậy, trên bình diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần của xã hội. Nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác. Cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị phủ nhận, công lý bị đẩy lùi. Và cái đáng lo sợ hơn chính là người ta coi đó như một chuyện bình thường, bởi quanh mình ai cũng như thế cả. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt hoặc một vụ cướp giật trên hè phố, mặc dù việc đó xẩy ra sờ sờ trước mắt. Một vụ tai nạn trên đường vắng, nạn nhân nằm trên vũng máu, xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất tăm, còn bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua vì "quá bận,” "quá vội”... Thậm chí, một chiếc xe chở hàng bị nạn, nhiều người còn xúm lại tranh nhau hôi của. Ghê sợ hơn, chuyện tài xế xe hơi gây tai nạn còn cố tình quay xe lại cán hoặc chèn cho người ta chết hẳn để đền một thể, vì họ nghĩ rằng, nếu còn sống mà bị thương tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần, vậy mà nhiều người vẫn chỉ biết trơ mắt ra đứng nhìn.

Thương Xá Tax di tích trăm năm của Sài Gòn.
Tại sao người ta không can thiệp? Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Dần dần hình thành lối sống thực dụng trong một số khá đông người Việt Nam. Người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.

Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm như ngày nay
Lý giải cho căn nguyên của bệnh vô cảm, TS Trịnh Trung Hòa phân tích: "Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái "tôi" nên người ta thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý việc không liên quan đến mình thì mặc kệ.”

Chị Lâm Thị Vân, một người dân Sài Gòn, đứng lặng khóc khi nghe loa thông báo Thương Xá Tax đóng cửa.
Nếu là căn bệnh xã hội thì nguyên nhân tổng hợp bao gồm các yếu tố mang tính xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.
Có những ông già ngồi lặng nhìn Thương Xá Tax lần cuối.
Câu “thành ngữ” “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” hoặc nói như mấy cậu thanh niên là cứ theo “chủ nghĩa Mắc Kê Nô” đã phổ biến trong xã hội khi con người vì tư lợi cá nhân. TS. Tô Văn Trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng: "Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp.”
TS Trịnh Trung Hòa cho rằng, những hành vi của căn bệnh vô cảm đang "tác oai tác quái" lên xã hội chúng ta hiện nay. Người vô cảm thường ngại phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Như thế chính họ lại gây ra tội ác một cách vô thức. Từ chuyện hè phố đến chuyện lớn hơn của những người có trách nhiệm với xã hội. Bệnh vô cảm xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Có một chuyện lớn hơn thuộc về lương tâm và trách nhiệm đối với lịch sử đang gây ra một luồng sóng dữ dội âm thầm trong lòng những người Sài Gòn. Người ta đang hỏi đó có phải là một cách làm “vô cảm” không?

Sự bảo vệ di tích xưa
Thưa bạn đọc, tôi đã từng viết về Thương Xá Tax cùng với nỗi thương tiếc thăm thẳm trong bài “60 năm Sài Gòn trong tôi” cách đây gần hai tháng vào ngày 29 tháng 8-2014 nhưng hầu như đó là tâm sự của riêng tôi, chưa phải là của hầu hết những người dân Sài Gòn. Đến nay, sau khi Thương Xá Tax đã đóng cửa im lìm, dư luận lại đang bùng dậy với những tiếc thương, những băn khoăn và những đề nghị từ trong tâm huyết của những người đã từng sống, đang sống ở thành phố này.

Đúng 14 giờ ngày 25/9/2014, loa thông báo của ban quản lý vang lên: “Thương Xá Tax ngừng hoạt động.” Những giọt nước mắt đã rơi trên mặt những người yêu quý thương xá này.

Nhiều tiểu thương nán lại thẫn thờ nhìn công trình kiến trúc hơn 130 năm đã từng gắn bó cuộc đời mình.
Những tiểu thương đã từng gắn bó với Thương Xá Tax ngồi ngẩn ngơ, lưu luyến với nơi làm ăn sinh sống qua nhiều đời.


Không những thế, đến ngay cả người nước ngoài cũng đã có những đề nghị với chính quyền thành phố về việc bảo tồn di tích lích sử này.
Cầu thang màu vàng rất đặc biệt của Thương Xá Tax.
Quả thật tôi cảm thấy rất xấu hổ với các vị người nước ngoài đã thiết tha quan tâm đến di tích lịch sử trên ngay mảnh đất quê hương của tôi. Và đã có nhiều lời chỉ trích khá nặng nề của người dân trong nước về cái thứ bệnh vô cảm của những người có trách nhiệm.

Tay vịn có hình con gà và cầu thang uốn trong Thương Xá Tax.
Phải chăng đó là bệnh vô cảm đang tán phá tâm hồn văn hóa dân tộc?
Bạn Hoàng Xuân đã viết trên tờ VN Exprerss:
“Vào những ngày cuối cùng trước khi Tax đóng cửa, nhiều người dân Sài Gòn, ăn mặc giản dị, dắt cả gia đình ngồi cùng nhau trên những chiếc ghế băng nhỏ cũ kỹ bằng gỗ đặt sát lan can phần thông tầng, lặng ngắm Tax như không thể no mắt. Những người khác thi nhau chụp ảnh với con gà đồng hay từng góc một của chiếc cầu thang. Rất nhiều người khi biết Tax sẽ bị đập toàn bộ đã thảng thốt hỏi cách mua lại những chi tiết nói trên, mà theo họ, đã cất giữ một phần hồn Sài Gòn và cả một phần đời trong họ.” Vâng, Tax đã có mặt ở Sài Gòn này hơn 100 năm.

Sàn lót gạch mosaic quý hiếm nên được bảo tồn.
Phải chăng đó là một thứ bệnh vô cảm đang tàn phá tâm hồn và văn hóa đất nước. Những người nước ngoài sợ rằng nó sẽ tàn phá một phần văn hóa của nhân loại. Bạn thấy gì khi đọc văn thư này của Tổng lãnh sự quán Phần Lan?

Giới ngoại giao đề nghị bảo tồn một phần Thương xá Tax
Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan tại TP Sài Gòn vừa gởi một lá thư cho UBND TP Sài Gòn và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch VN đề nghị một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần Thương Xá Tax bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao 40 tầng.

Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng “phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương Xá Tax” để sau này sẽ được “tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế.”

Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện thì lá thư đề nghị “sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính.”

Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan hứa hẹn có thể đứng ra tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai. Sau này các bộ phận được tháo dỡ sẽ được “tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho mỗi nơi một mẩu,” lá thư viết.

Để thực hiện được việc tháo dỡ, lá thư đề nghị các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cho họ thời gian, dự trù trong vòng 15-20 ngày để thực hiện.
Đúng 2 giờ trưa ngày 25 tháng 9, 2014, Thương Xá Tax đóng cửa với hàng chữ Say Goodbye như lời chào vĩnh biệt.

Công trình Thương Xá Tax được xây dựng xong lần đầu tiên vào năm 1924 sau đó được sửa đổi nhiều lần. Tuy nhiên theo bức thư thì phần kiến trúc bên trong của tòa nhà là sảnh chính, nền sảnh chính lót gạch mosaic và cầu thang sảnh chính vẫn là những khoản mục được giữ nguyên bản từ năm 1924.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Đoàn Hoài Minh, Giám đốc dự án của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (Satra), chủ đầu tư dự án Thương Xá Tax mới cho biết trong thiết kế của tòa nhà mới, các chi tiết kiến trúc gắn liền với lịch sử tòa nhà sẽ được xem xét lưu giữ một phần. Tuy nhiên chưa thể xác định chi tiết cụ thể do công trình vẫn đang trong giai đoạn thiết kế.

Một số nhà ngoại giao nước ngoài còn tha thiết đến di sản văn hóa của Thương Xá Tax như thế mà những người trong cuộc vẫn bình chân như vại đến nay cũng chưa có câu trả lời dứt khoát thì có đáng buồn cho số phận người VN không?
 

Nhưng những con người Sài Gòn vẫn không lùi bước. Họ vẫn cùng nhau ra sức ngăn chặn sự tàn phá di tích lịch sử này.
 
Hơn 300 người ký bản đề nghị bảo tồn di sản tại Thương Xá Tax
Với mong muốn bảo tồn những di sản trong Thương Xá Tax, hơn 300 người gồm kiến trúc sư, nhà nghiên cứu các lĩnh vực, sinh viên… đã cùng ký vào bản “kiến nghị” để Tổng Lãnh Sự Danh Dự Phần Lan gởi kèm bản “kiến nghị” bảo tồn Thương Xá Tax đến UBND TP Sài Gòn.

Bản đề nghị thể hiện nguyện vọng của người dân thành phố cũng như những người bạn nước ngoài.
 

Tối 6-10, trao đổi với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ông Trần Hữu Khoa, kiến trúc sư tại Sài Gòn, đại diện cho nhóm những nhà nghiên cứu, kiến trúc sư cho biết, khi biết được thông tin về việc di dời các nhà kinh doanh để tháo dỡ Thương Xá Tax, các thành viên trong nhóm bắt đầu lên tiếng với tư cách là những người có chuyên môn đánh giá giá trị thật sự của Thương Xá Tax bằng các bài viết được đăng trên trang cá nhân và một số báo.

Tuy nhiên, theo ông Khoa, tiếng nói này mặc dù nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng không đủ mạnh để có thể đề nghị lên thành phố, ông Khoa cho biết:
“Chúng tôi nhận ra rằng việc giữ lại Thương Xá Tax và ngăn cản xây dựng cao ốc tại đây là điều quá tầm với, nên đã chuyển sang hướng kêu gọi bảo tồn những di sản văn hóa còn tồn tại trong Thương Xá Tax, tránh bị thất lạc hư hỏng như đối với nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng khi xây mới cải tạo.”

Ông Khoa cũng cho biết, điều may mắn là nhóm của ông nhận được sự ủng hộ của cục Di Sản Bộ Văn Hóa Thể Thao (VHTT) và một số vị có chuyên môn trong ngành khảo cổ, nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, cũng như trên thế giới.
 

Ông Khoa cho biết, tính cho đến khoảng 24 giờ ngày 6-10, sau 3 tiếng số ủng hộ đã lên tới hơn 300 người. Trong đó, có những tên tuổi như TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, TS. Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ Nhiệm Bộ môn Khảo Cổ Học, Giám Đốc Bảo Tàng Nhân Học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Tim Doling, nhà nghiên cứu lịch sử Sài Gòn, quốc tịch Anh…

Ông Phan Khắc Huy, Giám Đốc Công Ty Cội Việt, cho biết, việc bảo tồn di sản trong Thương Xá Tax là cần thiết vì nơi đây là một phần của Sài Gòn, là một vật chứng, một dấu gạch nối giữa quá khứ đến hiện tại và cho cả tương lai.

Cách đây khoảng chín năm, Tòa Án TP Sài Gòn, một công trình hết sức đẹp đẽ do kiến trúc sư người Pháp Bourard Foulhoux thiết kế và xây dựng từ 1881 đến năm 1885, cũng đã được phía chính phủ Pháp đặt vấn đề giúp đỡ bảo tồn. Vài vị kiến trúc sư tham gia dự án bảo tồn kể, trong suốt mấy tháng lang thang từ tầng hầm lên tầng mái của kiến trúc đẹp tuyệt vời này, họ phát hiện có quá nhiều chi tiết đã bị đập bỏ hoặc sửa chữa vô cùng tùy tiện. Các bức tượng Nữ thần công lý đặt trước các phòng xử án cũng đã bị lấy mất hoặc không còn nguyên bản. Để trùng tu lại cần có bản thiết kế gốc, nhưng tại Việt Nam các tài liệu liên quan hầu hết bị thất lạc nhiều năm qua chiến tranh. Nhóm trùng tu phải liên lạc với phía Pháp và được giúp đỡ rất nhiệt tình, thậm chí ngay cả khi nó quá khó khăn và vượt quá khả năng của mình thì họ vẫn cố gắng tìm từng đầu mối nhỏ nhất để gửi sang Việt Nam, họ tận tụy giúp chúng ta giữ gìn các công trình tuyệt đẹp này.

Sự hờ hững của người có trách nhiệm trực tiếp trong việc giữ gìn những công trình kiến trúc vừa đẹp đẽ, vừa là những cột mốc của lịch sử Sài Gòn, gắn chặt với tình cảm của người yêu Sài Gòn thật trái ngược một cách đáng trách với lòng tha thiết của những người khách nước ngoài đang làm công việc ngoại giao kia.”

Nếu bạn nhìn thấy những di tích cũ như cái cổng làng xưa được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay, bạn sẽ vô cùng thích thú và cảm ơn ông cha ta đã biết cách giữ gìn gia sản đồ sộ cho con cháu. Cổng làng vẫn lưu giữ những nét chất phác, đôn hậu của một làng quê. Bên cạnh cuộc sống xô bồ và vội vã, sau những chiếc cổng làng rêu phong là một cuộc sống giản dị thắm tình làng nghĩa xóm. Và cũng rất hữu tình như nhà thơ Bàng Bá Lân đã diễn tả:

“Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc, véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.”

Tưởng không còn gì đẹp hơn bức tranh quê Việt Nam đó. Các vị khách nước ngoài khi đến Sài Gòn họ sẽ không buồn nhìn đến tòa nhà 40 tầng sẽ được xây dựng dù nó “hoành tráng” đến đâu bởi họ đã từng đặt chân lên những tòa nhà 80 tầng tráng lệ rồi. Họ sẽ đi tìm những di tích mà không nơi nào có ngoại trừ đất nước mà họ ghé thăm.

Nhưng những tiếng kêu than này của những người Sài Gòn có còn kịp không, xin hãy dừng tay lại để nghe nguyện vọng tha thiết của người dân. Đừng để cái bệnh vô cảm tàn phá thêm nữa.

Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đập phá nó.
 

Rất nhiếu bạn đọc đã chia sẻ trên khắp các trang báo. Tôi chỉ trích dẫn 3 ý kiến nhỏ:

- Bạn camduong viết: Thế mới biết tại sao học sinh nước ta không muốn học lịch sử, vì người lớn chúng ta đã và đang phá bỏ lịch sử không thương tiếc, chỉ mong muốn lợi nhuận bất chấp tất cả là kẻ phá hoại thành phố xinh đẹp này.

- Bạn có biệt danh Saigon 84 viết: Các TP Châu Âu các toà nhà như vậy họ còn lưu giữ rất nhiều từ thời đế chế La Mã khoảng (thế kỷ thứ 4-thế kỷ thứ 14) cho đến nay họ còn giữ lại được cho nhân loại, mà của họ còn trải qua rất nhiều tàn phá mà còn giữ cho hôm nay. Việt Nam giờ hoà bình hết chuyện làm đi đập đi xây mới ngay trên những giá trị xương máu và lịch sử để có được. Nếu thích xây 1 Sai Gon hiện đại thì đề nghị xây bên Q9, Q2, Q12, Q7.....còn đầy đất bên đấy tha hồ xây, chứ đây cái chỗ bé tí cứ thích vào đập phá, xây dựng. Xây 1 cái Sai Gon 2 ở chỗ khác đi. Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đào xới đập phá nó.

- Bạn có biệt danh that vong viết: Giờ chỉ hi vọng LƯƠNG TÂM của mấy người lãnh đạo thôi.
 

Xin gửi những hàng chữ này đến lương tâm của những người sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc. Các vị cũng đừng quên câu nói nổi tiếng này: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng khẩu súng lục, tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác.”
 

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang