Hầu
như cả thế giới ngày nay đang lo sợ bệnh Ebola lây lan khá mạnh. Nhưng dù sao nó
cũng là thứ bệnh thuộc về thân thể hay thuộc về vật chất, một ngày nào đó nó sẽ
được chữa lành như bao nhiêu thứ bệnh dịch khác con người đã trải qua. Còn bệnh
vô cảm là thứ bệnh trong tâm con người, khó có thuốc nào trị lành nếu xã hội
không thay đổi và chính cái TÂM con người phải tự chữa
trị.
Ngày nay bệnh vô cảm ở VN đang có chiều hướng trở thành một căn
bệnh xã hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ - những người được
gọi là "công bộc của dân" và ngay cả những người được gọi là trí thức cũng mắc
phải.
Bệnh vô cảm trong hệ
thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu gây khó khăn, cản trở, thấy
việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy, cố tình
kéo dài để vụ lợi... khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khi đến
hệ thống công quyền đều không hài lòng, thậm chí bất bình. Không thiếu những
"công bộc" buộc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, tìm cách vòi vĩnh rồi
mới giải quyết. Và còn hàng ngàn những thí dụ khác bất chấp quyền lợi của dân,
dù là dân nghèo mạt rệp, buông mặc những cuộc sống lay lắt chở chết để mưu quyền
lợi cho bản thân và phe nhóm của mình. Nó cũng y chang cái kiểu khi vào bệnh
viện cấp cứu, không có tiền thì cứ việc nằm ngoài hè chờ chết. Dư luận gần đây
nóng lên sự vô cảm, tắc trách của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan uổng của
người dân. Thầy giáo gạ tình với nữ học sinh để đổi lấy điểm. Rồi những vụ oan
sai nghiêm trọng trong ngành tư pháp cho thấy bệnh vô cảm đang diễn ra cả trong
những lãnh vực cứu người, dạy người và bảo vệ công lý.
Chiếc cổng hình tháp bút
trăm tuổi ở “Làng tiến sĩ” được nhiều du khách chiêm ngưỡng và ca
ngợi.
Như vậy, trên bình
diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần
của xã hội. Nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng
lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác. Cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái
ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị phủ nhận, công lý bị đẩy lùi. Và cái đáng lo sợ
hơn chính là người ta coi đó như một chuyện bình thường, bởi quanh mình ai cũng
như thế cả. Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ
yếu, người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt hoặc một vụ
cướp giật trên hè phố, mặc dù việc đó xẩy ra sờ sờ trước mắt. Một vụ tai nạn
trên đường vắng, nạn nhân nằm trên vũng máu, xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất
tăm, còn bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua vì "quá bận,” "quá vội”... Thậm
chí, một chiếc xe chở hàng bị nạn, nhiều người còn xúm lại tranh nhau hôi của.
Ghê sợ hơn, chuyện tài xế xe hơi gây tai nạn còn cố tình quay xe lại cán hoặc
chèn cho người ta chết hẳn để đền một thể, vì họ nghĩ rằng, nếu còn sống mà bị
thương tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần, vậy mà nhiều người vẫn
chỉ biết trơ mắt ra đứng nhìn.
Thương Xá Tax di tích trăm năm của Sài Gòn.
Tại sao người ta không can
thiệp? Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Dần dần hình thành lối sống
thực dụng trong một số khá đông người Việt Nam. Người ta vô cảm trước nỗi đau
của đồng loại.
Trong
lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm như ngày nay
Lý
giải cho căn nguyên của bệnh vô cảm, TS Trịnh Trung Hòa phân tích: "Người Việt
chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có
bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo
cái "tôi" nên người ta thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do
sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lý
việc không liên quan đến mình thì mặc kệ.”
Chị Lâm Thị Vân, một người dân Sài Gòn, đứng lặng khóc khi nghe loa thông báo
Thương Xá Tax đóng cửa.
Nếu là căn bệnh xã hội thì nguyên nhân tổng hợp bao gồm
các yếu tố mang tính xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.
Có những ông già ngồi lặng nhìn Thương Xá Tax lần cuối.
Câu “thành ngữ” “sống chết mặc bay, tiền
thầy bỏ túi” hoặc nói như mấy cậu thanh niên là cứ theo “chủ nghĩa Mắc Kê Nô” đã
phổ biến trong xã hội khi con người vì tư lợi cá nhân. TS. Tô Văn Trường, thành
viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của
Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng: "Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở
thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng
rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng
luật pháp.” TS Trịnh Trung Hòa cho rằng, những hành vi của căn bệnh vô cảm
đang "tác oai tác quái" lên xã hội chúng ta hiện nay. Người vô cảm thường ngại
phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Như thế chính họ
lại gây ra tội ác một cách vô thức. Từ chuyện hè phố đến chuyện lớn hơn của
những người có trách nhiệm với xã hội. Bệnh vô cảm xảy ra ở nhiều cấp độ khác
nhau. Có một chuyện lớn hơn thuộc về lương tâm và trách nhiệm đối với lịch sử
đang gây ra một luồng sóng dữ dội âm thầm trong lòng những người Sài Gòn. Người
ta đang hỏi đó có phải là một cách làm “vô cảm” không?
Sự bảo vệ di tích xưa
Thưa bạn
đọc, tôi đã từng viết về Thương Xá Tax cùng với nỗi thương tiếc thăm thẳm trong
bài “60 năm Sài Gòn trong tôi” cách đây gần hai tháng vào ngày 29 tháng 8-2014
nhưng hầu như đó là tâm sự của riêng tôi, chưa phải là của hầu hết những người
dân Sài Gòn. Đến nay, sau khi Thương Xá Tax đã đóng cửa im lìm, dư luận lại đang
bùng dậy với những tiếc thương, những băn khoăn và những đề nghị từ trong tâm
huyết của những người đã từng sống, đang sống ở thành phố này.
Đúng 14 giờ ngày 25/9/2014, loa thông báo của ban quản lý vang
lên: “Thương Xá Tax ngừng hoạt động.” Những giọt nước mắt đã rơi trên mặt những
người yêu quý thương xá này.
Nhiều tiểu thương nán lại thẫn thờ nhìn công trình kiến trúc hơn 130 năm đã từng gắn bó cuộc
đời mình.
Những tiểu thương đã từng gắn bó với Thương Xá Tax
ngồi ngẩn ngơ, lưu luyến với nơi làm ăn sinh sống qua nhiều đời. Không những
thế, đến ngay cả người nước ngoài cũng đã có những đề nghị với chính quyền thành
phố về việc bảo tồn di tích lích sử này.
Cầu thang màu vàng rất đặc biệt của Thương Xá Tax.
Quả thật tôi cảm thấy rất xấu hổ với các
vị người nước ngoài đã thiết tha quan tâm đến di tích lịch sử trên ngay mảnh đất
quê hương của tôi. Và đã có nhiều lời chỉ trích khá nặng nề của người dân trong
nước về cái thứ bệnh vô cảm của những người có trách nhiệm.
Tay vịn có hình con gà và cầu thang uốn trong Thương Xá Tax.
Phải chăng đó là bệnh vô cảm đang tán phá tâm hồn văn
hóa dân tộc?
Bạn Hoàng Xuân đã viết trên tờ VN Exprerss: “Vào những
ngày cuối cùng trước khi Tax đóng cửa, nhiều người dân Sài Gòn, ăn mặc giản dị,
dắt cả gia đình ngồi cùng nhau trên những chiếc ghế băng nhỏ cũ kỹ bằng gỗ đặt
sát lan can phần thông tầng, lặng ngắm Tax như không thể no mắt. Những người
khác thi nhau chụp ảnh với con gà đồng hay từng góc một của chiếc cầu thang. Rất
nhiều người khi biết Tax sẽ bị đập toàn bộ đã thảng thốt hỏi cách mua lại những
chi tiết nói trên, mà theo họ, đã cất giữ một phần hồn Sài Gòn và cả một phần
đời trong họ.” Vâng, Tax đã có mặt ở Sài Gòn này hơn 100 năm.
Sàn lót gạch mosaic quý hiếm nên được
bảo tồn.
Phải chăng đó là một thứ bệnh vô cảm đang tàn phá tâm hồn và
văn hóa đất nước. Những người nước ngoài sợ rằng nó sẽ tàn phá một phần văn hóa
của nhân loại. Bạn thấy gì khi đọc văn thư này của Tổng lãnh sự quán Phần
Lan?
Giới ngoại giao đề nghị bảo tồn một phần Thương xá
Tax
Đại diện
Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan tại TP Sài Gòn vừa gởi một lá thư cho UBND TP Sài Gòn
và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch VN đề nghị một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn
một phần Thương Xá Tax bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao
40 tầng.
Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ
nguyên trạng “phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính
của Thương Xá Tax” để sau này sẽ được “tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà
mới sẽ được xây dựng thay thế.”
Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện
thì lá thư đề nghị “sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại
các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm
trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính.”
Đại diện Tổng Lãnh Sự Quán Phần Lan hứa hẹn có thể đứng ra tự
thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai. Sau này các bộ phận
được tháo dỡ sẽ được “tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một
cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho
mỗi nơi một mẩu,” lá thư viết.
Để thực hiện được việc tháo dỡ, lá thư đề nghị
các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cho họ thời gian, dự trù trong vòng
15-20 ngày để thực hiện.
Đúng 2 giờ trưa ngày
25 tháng 9, 2014, Thương Xá Tax đóng cửa với hàng chữ Say Goodbye như lời chào
vĩnh biệt.
Công trình Thương Xá Tax được xây dựng xong lần đầu tiên vào
năm 1924 sau đó được sửa đổi nhiều lần. Tuy nhiên theo bức thư thì phần kiến
trúc bên trong của tòa nhà là sảnh chính, nền sảnh chính lót gạch mosaic và cầu
thang sảnh chính vẫn là những khoản mục được giữ nguyên bản từ năm
1924.
Trước đó, trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Đoàn Hoài Minh,
Giám đốc dự án của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (Satra), chủ đầu tư dự án
Thương Xá Tax mới cho biết trong thiết kế của tòa nhà mới, các chi tiết kiến
trúc gắn liền với lịch sử tòa nhà sẽ được xem xét lưu giữ một phần. Tuy nhiên
chưa thể xác định chi tiết cụ thể do công trình vẫn đang trong giai đoạn thiết
kế.
Một số nhà ngoại giao nước ngoài còn tha thiết đến di sản văn
hóa của Thương Xá Tax như thế mà những người trong cuộc vẫn bình chân như vại
đến nay cũng chưa có câu trả lời dứt khoát thì có đáng buồn cho số phận người VN
không?
Nhưng những con người Sài Gòn vẫn không lùi bước. Họ vẫn cùng nhau ra
sức ngăn chặn sự tàn phá di tích lịch sử này.
Hơn 300 người ký
bản đề nghị bảo tồn di sản tại Thương Xá Tax
Với mong
muốn bảo tồn những di sản trong Thương Xá Tax, hơn 300 người gồm kiến trúc sư,
nhà nghiên cứu các lĩnh vực, sinh viên… đã cùng ký vào bản “kiến nghị” để Tổng
Lãnh Sự Danh Dự Phần Lan gởi kèm bản “kiến nghị” bảo tồn Thương Xá Tax đến UBND
TP Sài Gòn.
Bản đề
nghị thể hiện nguyện vọng của người dân thành phố cũng như những người bạn nước
ngoài.
Tối 6-10, trao đổi với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ông Trần Hữu
Khoa, kiến trúc sư tại Sài Gòn, đại diện cho nhóm những nhà nghiên cứu, kiến
trúc sư cho biết, khi biết được thông tin về việc di dời các nhà kinh doanh để
tháo dỡ Thương Xá Tax, các thành viên trong nhóm bắt đầu lên tiếng với tư cách
là những người có chuyên môn đánh giá giá trị thật sự của Thương Xá Tax bằng các
bài viết được đăng trên trang cá nhân và một số báo.
Tuy
nhiên, theo ông Khoa, tiếng nói này mặc dù nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng không
đủ mạnh để có thể đề nghị lên thành phố, ông Khoa cho biết: “Chúng tôi nhận
ra rằng việc giữ lại Thương Xá Tax và ngăn cản xây dựng cao ốc tại đây là điều
quá tầm với, nên đã chuyển sang hướng kêu gọi bảo tồn những di sản văn hóa còn
tồn tại trong Thương Xá Tax, tránh bị thất lạc hư hỏng như đối với nhà hát Trưng
Vương Đà Nẵng khi xây mới cải tạo.”
Ông Khoa
cũng cho biết, điều may mắn là nhóm của ông nhận được sự ủng hộ của cục Di Sản
Bộ Văn Hóa Thể Thao (VHTT) và một số vị có chuyên môn trong ngành khảo cổ,
nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, cũng như trên thế giới.
Ông Khoa cho biết,
tính cho đến khoảng 24 giờ ngày 6-10, sau 3 tiếng số ủng hộ đã lên tới hơn 300
người. Trong đó, có những tên tuổi như TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội
Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, TS. Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ Nhiệm Bộ môn Khảo Cổ Học,
Giám Đốc Bảo Tàng Nhân Học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Tim Doling, nhà
nghiên cứu lịch sử Sài Gòn, quốc tịch Anh…
Ông Phan
Khắc Huy, Giám Đốc Công Ty Cội Việt, cho biết, việc bảo tồn di sản trong Thương
Xá Tax là cần thiết vì nơi đây là một phần của Sài Gòn, là một vật chứng, một
dấu gạch nối giữa quá khứ đến hiện tại và cho cả tương lai.
Cách đây
khoảng chín năm, Tòa Án TP Sài Gòn, một công trình hết sức đẹp đẽ do kiến trúc
sư người Pháp Bourard Foulhoux thiết kế và xây dựng từ 1881 đến năm 1885, cũng
đã được phía chính phủ Pháp đặt vấn đề giúp đỡ bảo tồn. Vài vị kiến trúc sư tham
gia dự án bảo tồn kể, trong suốt mấy tháng lang thang từ tầng hầm lên tầng mái
của kiến trúc đẹp tuyệt vời này, họ phát hiện có quá nhiều chi tiết đã bị đập bỏ
hoặc sửa chữa vô cùng tùy tiện. Các bức tượng Nữ thần công lý đặt trước các
phòng xử án cũng đã bị lấy mất hoặc không còn nguyên bản. Để trùng tu lại cần có
bản thiết kế gốc, nhưng tại Việt Nam các tài liệu liên quan hầu hết bị thất lạc
nhiều năm qua chiến tranh. Nhóm trùng tu phải liên lạc với phía Pháp và được
giúp đỡ rất nhiệt tình, thậm chí ngay cả khi nó quá khó khăn và vượt quá khả
năng của mình thì họ vẫn cố gắng tìm từng đầu mối nhỏ nhất để gửi sang Việt Nam,
họ tận tụy giúp chúng ta giữ gìn các công trình tuyệt đẹp này.
Sự hờ
hững của người có trách nhiệm trực tiếp trong việc giữ gìn những công trình kiến
trúc vừa đẹp đẽ, vừa là những cột mốc của lịch sử Sài Gòn, gắn chặt với tình cảm
của người yêu Sài Gòn thật trái ngược một cách đáng trách với lòng tha thiết của
những người khách nước ngoài đang làm công việc ngoại giao
kia.”
Nếu bạn
nhìn thấy những di tích cũ như cái cổng làng xưa được giữ nguyên vẹn cho đến
ngày nay, bạn sẽ vô cùng thích thú và cảm ơn ông cha ta đã biết cách giữ gìn gia
sản đồ sộ cho con cháu. Cổng làng vẫn lưu giữ những nét chất phác, đôn hậu của
một làng quê. Bên cạnh cuộc sống xô bồ và vội vã, sau những chiếc cổng làng rêu
phong là một cuộc sống giản dị thắm tình làng nghĩa xóm. Và cũng rất hữu tình
như nhà thơ Bàng Bá Lân đã diễn tả:
“Sáng hồng lơ
lửng mây son, Mặt trời thức giấc, véo von chim
chào. Cổng làng rộng mở ồn ào, Nông phu lững thững đi
vào nắng mai.”
Tưởng
không còn gì đẹp hơn bức tranh quê Việt Nam đó. Các vị khách nước ngoài khi đến
Sài Gòn họ sẽ không buồn nhìn đến tòa nhà 40 tầng sẽ được xây dựng dù nó “hoành
tráng” đến đâu bởi họ đã từng đặt chân lên những tòa nhà 80 tầng tráng lệ rồi.
Họ sẽ đi tìm những di tích mà không nơi nào có ngoại trừ đất nước mà họ ghé
thăm.
Nhưng
những tiếng kêu than này của những người Sài Gòn có còn kịp không, xin hãy dừng
tay lại để nghe nguyện vọng tha thiết của người dân. Đừng để cái bệnh vô cảm tàn
phá thêm nữa.
Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng
đập phá nó.
Rất nhiếu bạn đọc đã chia sẻ trên khắp các trang báo. Tôi chỉ
trích dẫn 3 ý kiến nhỏ:
- Bạn
camduong viết: Thế mới biết tại sao học sinh nước ta không muốn học lịch sử, vì
người lớn chúng ta đã và đang phá bỏ lịch sử không thương tiếc, chỉ mong muốn
lợi nhuận bất chấp tất cả là kẻ phá hoại thành phố xinh đẹp này.
- Bạn có
biệt danh Saigon 84 viết: Các TP Châu Âu các toà nhà như vậy họ còn lưu giữ rất
nhiều từ thời đế chế La Mã khoảng (thế kỷ thứ 4-thế kỷ thứ 14) cho đến nay họ
còn giữ lại được cho nhân loại, mà của họ còn trải qua rất nhiều tàn phá mà còn
giữ cho hôm nay. Việt Nam giờ hoà bình hết chuyện làm đi đập đi xây mới ngay
trên những giá trị xương máu và lịch sử để có được. Nếu thích xây 1 Sai Gon hiện
đại thì đề nghị xây bên Q9, Q2, Q12, Q7.....còn đầy đất bên đấy tha hồ xây, chứ
đây cái chỗ bé tí cứ thích vào đập phá, xây dựng. Xây 1 cái Sai Gon 2 ở chỗ khác
đi. Cái Sài Gòn cũ này nếu không trùng tu, cứu giúp thì xin đừng đào xới đập phá
nó.
- Bạn có
biệt danh that vong viết: Giờ chỉ hi vọng LƯƠNG TÂM của mấy người lãnh đạo
thôi.
Xin gửi những hàng chữ này đến lương tâm của những người sẽ chịu trách
nhiệm trước lịch sử dân tộc. Các vị cũng đừng quên câu nói nổi tiếng này: “Nếu
anh bắn vào quá khứ bằng khẩu súng lục, tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu
đại bác.” Văn Quang
No comments:
Post a Comment