Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 05.10.2014
Án bỏ túi áo và án bỏ túi quần
Những chuyện lạ ở tòa án VN ngày nay không thiếu gì những chuyện lạ
ngoài sách vở luật pháp, ngoài ý muốn của chính những vị quan tòa ngồi oai phong
lẫm liệt trước công đường, bởi chính những vị ấy muốn xử đúng pháp luật cũng
không được bởi phải báo cáo cấp trên, bởi phải theo ý định của một “cơ quan
quyền lực” cao hơn tòa án. Thế nên có những vụ đáng lẽ phải xử tù vài chục năm,
nhưng cuối cùng tòa án đành phải theo ý cấp trên xử vài năm tù treo cho xong
chuyện.
Người dân gọi những vụ án này là “án bỏ túi.” Có thể hiểu vụ án đã có
“chỉ đạo” sẵn, quan tóa xử... cho vui rồi khi tuyên án chỉ việc móc túi áo ra
lấy bản án ghi sẵn cứ thế mà tuyên án.
Không chỉ có thế, người ta còn chia làm 2 loại, “án bỏ túi áo” và “án bỏ túi quần.”
Nói nôm na ra án bỏ túi áo là loại được chỉ đạo sẵn bằng văn bản hẳn hoi hoặc bằng những cuộc họp kín, văn bản được long trọng bỏ túi áo ngực. Còn loại “án bỏ túi quần” là loại được các quan trên gửi gấm, nhờ vả, nhưng là quan to nên gửi gấm nhờ vả cũng có nghĩa là chỉ thị ngầm, đút váo túi quần, móc ra cho kín đáo.
Đấy là chưa kể đến loại án được “mua bán” sẵn, nói cho rõ là được đút
lót chạy chọt bằng “hiện kim, hiện vật” như mốt chiếc xe hơi cho con cháu các
cụ, một cái nhà cho bồ nhí các quan, bố ai biết đâu mà lần. Thế cho nên các vụ
án oan sai cứ tiếp nối nhau dài dài. Tôi không thể nào kể hết những vụ oan sai
đó đã từng xảy ra và đã bị điều tra đi điều tra lại. Có khi hàng chục năm mà
người bị án oan vẫn chưa biết mình oan hay không, cứ để bản án “lửng lơ con cá
vàng” như thế thôi, tôi sẽ chứng minh cụ thể một trong nhiều bản án kiểu này ở
phần sau.
Tuyển tội phạm làm công chức ngay tại xã
Và gần đây lại còn một chuyện lạ nhất thế giới nữa, tôi nhờ bạn đọc
tìm được một nước khác có kiểu làm việc nước như thế này:
Đó là chuyện ông Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy xã Chàng Sơn (Thạch
Thất - Hà Nội), triệu tập họp Đảng ủy Xã, thông báo, được sự đồng ý “bằng miệng”
của Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất, nay Đảng ủy Xã quyết định tuyển dụng Phí
Đình Hưng và Nguyễn Văn Thiết, là hai trong số 3 tù nhân đang thụ án tù treo
theo bản án số 58/2013/HSST vào làm việc tại UBND xã Chàng Sơn với các vị trí:
Phí Đình Hưng làm kế toán, Nguyễn Văn Thiết là tổ trưởng văn phòng (Đại lộ, ngày
17/9). Một quyết định tuyển dụng mà không có văn bản, chỉ truyền khẩu cho 2 chức
vụ được người dân gọi là “tay hòm chìa khóa,” muốn “gì” cũng phải qua tay hai
ông “cố vấn tối om” này mới xuôi chèo mát mái.
Lý do bí mật của cánh quan chức tham ô
Hai vị tù nhân này nằm trong một “băng” mà ngày nay người ta gọi là
“nhóm lợi ích,” bao gồm: Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, Phí
Đình Hưng (khi đó là Chủ tịch UBND xã); Chu Thế Huấn- Phó Chủ tịch UBND xã;
Nguyễn Văn Thiết (khi đó là Đảng ủy viên, cán bộ địa chính). Vì mục đích tư lợi,
từ năm 2004 đến 2012, suốt 8 năm trời, các vị đã ra nhiều nghị quyết trái pháp
luật, tạo điều kiện cho các vi phạm pháp luật về đất đai, quản lý tài chính, gây
ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Cơ quan chức năng đã phải điều tra suốt mấy năm trời, xác định có dấu
hiệu “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.” Và “nhóm lợi ích”
cuối cùng bị truy tố, xét xử. Bản án cuối cùng cũng đã tuyên: Phí Đình Hưng 36
tháng tù, Nguyễn Văn Thiết 24 tháng tù, Chu Văn Quang 20 tháng tù, còn lại các
quan khác đều được hưởng án treo.
Tuy nhiên thời gian thử thách rất khác nhau:
Chu Văn Quang 40 tháng, Nguyễn Văn Thiết 48 tháng; riêng Phí Đình Hưng tới 5
năm. Vậy mà ngày nay Phí Đình Hưng nghiễm nhiên trở lại ngồi chồm chỗm giữa công
đường!
Quan chơi đúng kiểu giang hồ
Tại sao? Dễ hiểu thôi, khi ra tòa Phí Đình Hưng đã nhận hết tội về
mình, nên ông bí thư kiêm chủ tịch xã Nguyễn Hoàng Hải mới thoát được tù tội. Và
giờ đây ông vẫn vòn tại chức, đến lượt ông này “trả nghĩa,” theo đúng kiểu giang
hồ, “Chú cứ nhận hết tội, để anh còn làm việc, chú yên tâm.” Và đại ca Hải đã
làm được. Người dân rất phẫn nô khi phải khoanh tay cúi đầu trước tên tội phạm
ngay trong làng xã mình. Ông Nguyễn Văn Thúc, Chủ tịch Hội Người cao tuổi nói
rằng, xã có gần 10,000 dân, những người có bằng Đại học, cao học rất nhiều, đâu
có thiếu người làm việc, đến mức nhất thiết phải tuyển những tên đang bị án tù,
làm mất lòng tin của dân. Người ta có thể làm liều, làm ẩu, có thể giẫm đạp lên
pháp luật, để rồi vẫn ngang nhiên ngồi ở chốn công đường, chả “sợ bố con thằng
dân nào”!
Đó chỉ là một chuyện mang tính “băng đảng” ở một xã, còn khối chuyện tương tự như thế nhưng “nhỏ” hơn chút xíu. Tuy “nhỏ” nhưng ảnh hưởng lại vô cùng lớn. Tôi chỉ tóm tắt vụ này.
Đó chỉ là một chuyện mang tính “băng đảng” ở một xã, còn khối chuyện tương tự như thế nhưng “nhỏ” hơn chút xíu. Tuy “nhỏ” nhưng ảnh hưởng lại vô cùng lớn. Tôi chỉ tóm tắt vụ này.
Cho quan tham làm công an ấp?!
Đó là trường hợp ông Lê Võ Trường (45 tuổi) - bí thư kiêm trưởng ấp
Phương Lạc, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) từ năm 2005 đến năm
2008 có nhiều sai phạm. Sau loạt bài, ông Trường bị cách chức.
Theo kết luận của huyện Phụng Hiệp, từ năm 2005 đến 2008 có ba người
ở xã Phương Bình chiếm đoạt tổng cộng 126.7 triệu đồng (gần $6,000 đô). Riêng
ông Trường, khi đó là trưởng ấp Phương Lạc, lập danh sách khống ăn chặn tiền
chính sách gần 11 triệu đồng. Sau đó, hai người kia bị tòa phạt 10 và 20 năm tù,
riêng ông Trường chỉ phải bồi thường lại số tiền tham ô và bị cách chức do các
sai phạm trên cộng với việc vi phạm về quan hệ nam nữ bất chính dù đã có vợ
con.
Sau một thời gian thôi làm việc, đầu năm 2013, ông được địa phương cất nhắc lên làm trưởng ban quản lý chợ Cái Sơn ở địa phương này và đến năm 2014 được trao chức phó Công an ấp Phương Lạc. Điều này làm người dân bất bình, gửi đơn tập thể phản đối quyết liệt. Một người dân đặt câu hỏi, “Làm công an mà thành tích bất hảo như thế thì ai tin? Khi bắt được trộm cướp nó nói “tui cũng như ông thôi” thì tính sao đây?” Đúng là các quan xã làm vua một vùng như tờ Pháp Luật đã đưa hàng loạt tin tức như vậy trong loạt bài “trưởng ấp anh là vua.”
Sau một thời gian thôi làm việc, đầu năm 2013, ông được địa phương cất nhắc lên làm trưởng ban quản lý chợ Cái Sơn ở địa phương này và đến năm 2014 được trao chức phó Công an ấp Phương Lạc. Điều này làm người dân bất bình, gửi đơn tập thể phản đối quyết liệt. Một người dân đặt câu hỏi, “Làm công an mà thành tích bất hảo như thế thì ai tin? Khi bắt được trộm cướp nó nói “tui cũng như ông thôi” thì tính sao đây?” Đúng là các quan xã làm vua một vùng như tờ Pháp Luật đã đưa hàng loạt tin tức như vậy trong loạt bài “trưởng ấp anh là vua.”
Tiếp tay cho án bỏ túi
Dư luận của giới pháp luật nói chung và ngay tại Quốc hội VN đang ồn
ào lên tiếng về một “quyết định lạ lùng” của ông Nguyễn Đức Bình, Chánh án Tòa
án nhân dân (TAND) TP Hà Nội ký ban hành ngày 23.1.2013 (gọi là Quyết định
13).
Bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng Quyết định 13 có những “quy định lạ lùng” và khẳng định Quyết định này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuần theo pháp luật; nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc của thẩm phán và hội thẩm.”
Tại sao là “lạ lùng,” bởi vì theo Quyết định 13, các phó chánh án, chánh tòa chuyên trách TAND TP. Hà Nội, Chánh án TAND cấp huyện, thẩm phán, thẩm tra viên phải có trách nhiệm báo cáo với Chánh án TAND TP. Hà Nội nhiều loại án, trong đó có, “Các vụ án hình sự sơ thẩm dự tính xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn hoặc cho bị cáo hưởng án treo; các vụ án dân sự về thừa kế có kỷ phần thừa kế được tính bằng giá trị; các vụ án mà Chánh án TAND TP thấy cần thiết...”
Bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng Quyết định 13 có những “quy định lạ lùng” và khẳng định Quyết định này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuần theo pháp luật; nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc của thẩm phán và hội thẩm.”
Tại sao là “lạ lùng,” bởi vì theo Quyết định 13, các phó chánh án, chánh tòa chuyên trách TAND TP. Hà Nội, Chánh án TAND cấp huyện, thẩm phán, thẩm tra viên phải có trách nhiệm báo cáo với Chánh án TAND TP. Hà Nội nhiều loại án, trong đó có, “Các vụ án hình sự sơ thẩm dự tính xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn hoặc cho bị cáo hưởng án treo; các vụ án dân sự về thừa kế có kỷ phần thừa kế được tính bằng giá trị; các vụ án mà Chánh án TAND TP thấy cần thiết...”
Ông Chánh án TAND TP Hà Nội muốn thâu tóm quyền hành xét xử vào trong
tay nên yêu cầu cấp dưới báo cáo cụ thể việc “dự định xử phạt” cho mình biết
trước. Vậy thì ông chánh án TAND TP Hà Nội không tin vào năng lực xét xử của tòa
án cấp dưới hay sao?
Vậy thì phải nói trắng ra: Đây là hình thức “duyệt án trước” mà theo ngôn ngữ dân gian là “án bỏ túi”?
Mời bạn đọc những ý kiến sau của người dân:
Vậy thì phải nói trắng ra: Đây là hình thức “duyệt án trước” mà theo ngôn ngữ dân gian là “án bỏ túi”?
Mời bạn đọc những ý kiến sau của người dân:
- bùi đán (e-mail: danbuivn50@gmail.com)
Đến tòa án mà còn làm trái luật không biết công lý SẼ ĐI VỀ ĐÂU đây là sản phẩm của mua quan bán chức con ông cháu cha với cái đầu trống rỗng lấy lợi ích nhóm làm đầu.
Đến tòa án mà còn làm trái luật không biết công lý SẼ ĐI VỀ ĐÂU đây là sản phẩm của mua quan bán chức con ông cháu cha với cái đầu trống rỗng lấy lợi ích nhóm làm đầu.
- phạm văn đoàn (e-mail: pham.doan45@yahoo.com.vn)
Nói thật là bây giờ mà nhắc tới tòa án là tôi đã không muốn nghe rồi. Gia đình tôi cũng từng đi hầu tòa rồi vì vậy tôi biết.
Nói thật là bây giờ mà nhắc tới tòa án là tôi đã không muốn nghe rồi. Gia đình tôi cũng từng đi hầu tòa rồi vì vậy tôi biết.
-Lê thị hồng (e-mail: co_giao_hong@yahoo.com.vn)
Theo nội dung bài báo viết, các bạn để ý mà xem, đây là một hình thức MỚI của nạn THAM NHŨNG đấy.Hầu hết các loại GIẢM ÁN, hoặc là ÁN OAN SAI ...xảy ra thời giai qua là nằm ở khâu này. Nếu phạm nhân CÓ TIỀN CHẠY ÁN thì KẾT QUẢ có tính “khả thi” ngay. Gia đình tôi có người làm ở tòa án các cấp nên tôi RẤT HIỂU VẤN ĐỀ NÀY.
Theo nội dung bài báo viết, các bạn để ý mà xem, đây là một hình thức MỚI của nạn THAM NHŨNG đấy.Hầu hết các loại GIẢM ÁN, hoặc là ÁN OAN SAI ...xảy ra thời giai qua là nằm ở khâu này. Nếu phạm nhân CÓ TIỀN CHẠY ÁN thì KẾT QUẢ có tính “khả thi” ngay. Gia đình tôi có người làm ở tòa án các cấp nên tôi RẤT HIỂU VẤN ĐỀ NÀY.
Đọc vài lời phản ứng trên đây, bạn đọc đã biết rõ bàn tay của các cấp
trên muốn nhảy vào chi phối những bản án như thế nào. Sự công minh chính trực
đành đội nón ra đi.
Chưa dám quy định người bị bắt có quyền giữ im
lặng
Đó là hàng tít lớn trên báo Thanh Niên ra ngày thứ Hai 29-9 vừa qua.
Trước hàng loạt những vụ án oan sai xảy ra ở khắp nơi. Hầu hết nạn nhân bị oan
sai bị bức cung, dùng nhục hình, tra tấn tàn nhẫn và bắt phải nhận tội bằng văn
bản đàng hoàng, thứ văn bản được viết sẵn bắt nạn nhân phải ký, nếu không ký sẽ
tiếp tục bị hành hạ, có khi đến tử vong hoặc mang thương tích suốt
đời.
Để hạn chế những cảnh tàn bạo đó, đã có rất nhiều ý kiến của mọi tầng
lớp nhân dân nêu ra và chính người viết bài này, trong vài số báo trước, cũng đã
đưa ra một số giải pháp ngăn chặn như quyền được mời luật sư tham dự các buổi
hỏi cung, dùng camera theo dõi... Nay Quốc hội VN đã đưa vấn đề này ra thảo luận
với rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên vấn đề người bị bắt có quyền im lặng
vẫn chưa được thông qua.
Góp ý đầu tiên về dự luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi, Chủ
tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại đề nghị của Ủy ban Tư pháp trong phiên điều
trần về chống bức cung, nhục hình gần đây, cũng như đề nghị của Bộ trưởng Tư
pháp Hà Hùng Cường về việc “bị can, bị cáo, người bị bắt giữ có quyền im lặng
cho đến khi có luật sư,” và đặt câu hỏi, “Trường hợp không đảm bảo được 2 nguyên
tắc cơ bản là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa của bị can và nguyên tắc
tranh tụng tại tòa, thì tòa có được phép mở phiên xét xử hay
không.”
Về tính độc lập của thẩm phán trong xét xử, theo Chánh án TAND tối
cao ông Trương Hòa Bình, đây là nguyên tắc đã được hiến định và cụ thể hóa trong
luật Tổ chức TAND sửa đổi. “Chúng tôi sẽ kiến nghị để có cơ chế pháp luật tiếp
tục đảm bảo quyền này, tuy nhiên cũng có nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
trong xét xử, chúng tôi cũng sẽ chấp hành,” ông Trương Hòa Bình
nói.
Cơ quan điều tra không muốn đưa vào luật
Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình lý giải thêm, “Quyền im
lặng của bị can, bị cáo là vấn đề lớn, thế giới đã áp dụng. Tuy nhiên, khi đưa
ra lấy ý kiến, chúng tôi cũng còn lúng túng, cần có định hướng của Ủy ban Thường
vụ QH về vấn đề này.” Lý do, theo ông Nguyễn Hòa Bình, cơ quan điều tra hoàn
toàn không muốn quy định quyền im lặng của bị can, bị cáo, trong khi phía luật
sư thì rất muốn.
Rõ ràng phía các ông có quyền bắt người, có quyền điều tra không hề
muốn có thứ luật này để “dễ dàng” trong việc điều tra. Nhưng hàng loạt vú bức
cung, dùng nhục hình đã làm tình làm tội nhân dân rất khốn đốn, chính cơ quan
điều tra cùng ngành công an cũng mang tiếng vì một số nhân viên xấu xa
này.
Chưa ai quên vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan đến 10 năm mới
được giải oan. Nhất là vụ “tra tấn kiểu chim đông lạnh” của mấy ông điều tra
viên tỉnh Sóc Trăng. Không ghi vào sách Guiness là một thiếu sót lớn của nền văn
minh nhân loại.
Hoặc có những vụ án kéo dài tới 30 năm không được giải quyết như
trường hợp ông Nguyễn Duy Hiếu (SN 1957), vừa tiếp tục có đơn kêu oan gởi Chủ
tịch nước cùng các cơ quan có trách nhiệm đề nghị giải quyết, trả lời quanh việc
ông bị công an bắt giam 18 tháng cùm chân, sau đó nhận lệnh tạm tha mà không có
kết luận đúng sai. Lệnh tạm tha ban hành đã 30 năm nhưng cho đến nay vẫn không
có kết luận ông Hiếu có phạm tội hay không? Ông Hiếu rất bất bình, “Nếu tôi là
người không phạm tội thì phải công bố, công khai đừng để tôi phải chịu cảnh hàm
oan suốt đời với lý lịch tư pháp là người có tiền án, tiền sự làm ảnh hưởng đến
tương lai cả đời con cháu tôi.”
Còn tranh cãi về quyền im lặng
Nếu có luật im lặng cho đến khi có luật sư thì chắc chắn những sự
việc quá tai tiếng kia rất khó xảy ra. Đậy cũng chính là biện pháp giúp các cấp
trên của ngành điều tra bớt gánh nặng kiểm soát và trách nhiệm. Đừng nghĩ rằng
quyền im lặng sẽ làm bớt “quyền hành” của điều tra viên. Có như thế thì sự tôn
trọng luật pháp mới được bảo đảm với bất cứ ai.
Cuối cùng ông Nguyễn Hòa Bình cho biết:
Cuối cùng ông Nguyễn Hòa Bình cho biết:
“Phải làm sao để khi bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền
không phát biểu, không khai, cho đến khi có luật sư. Còn trường hợp người ta đảm
bảo tự bào chữa được thì người ta khai và chịu trách nhiệm về lời khai của mình
trước tòa. Đây là một quyền rất lớn, nhưng hiện nay trong quá trình xây dựng dự
thảo, đang có sự xung đột, ý kiến còn đang rất khác nhau cho nên chúng tôi không
dám đưa quy định này vào.”
Như vậy là luật “quyền im lặng” vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Người dân
vẫn còn mỏi mắt trông chờ một điều gì đó khả dĩ bảo vệ cho sự an toàn của chính
mình. Sống mà không an toàn, cứ bị “hỏi thăm sức khỏe” là lo sợ cuống cuồng thì
còn hạnh phúc ở chỗ nào?
Đến đây để kết luận cho sự tai hại của cái “quyền im lặng” nếu chậm
hoặc không được ban hành, mời bạn đọc “thưởng thức” một kiểu vòi tiền của cả một
“tập đoàn” quan tòa khiến người dân hết đường chống đỡ. Xin tóm
tắt:
Tòa, viện vòi tiền, ngăn bị cáo mời luật sư
Theo đơn tố cáo của dân, kiểm sát viên, chánh án, thẩm
phán, thư ký tòa dọa bị cáo nếu mời luật sư sẽ bị xử nặng và dọa nạt thẳng
thừng, làm tiền bị cáo.
Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Bá Quý ở xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) về tội cưỡng đoạt tài sản dự tính mở vào ngày 4-9 vừa qua phải tạm hoãn để các cơ quan chức năng làm rõ việc bị cáo tố cáo
kiểm
sát viên, chánh án, thẩm phán, thư ký tòa huyện Triệu Sơn o ép nhận tiền của bị cáo và ngăn cản bị cáo mời luật sư bào chữa cho mình.
Theo tố cáo, kiểm sát viên Nguyễn Đình Hà (VKS huyện Triệu Sơn), Chánh án TAND huyện Triệu Sơn Lê Ngọc Hiệp, Thẩm phán Lê Thị Thu, thư ký tòa án Lê Sỹ Thuần là những người trực tiếp tiến hành tố tụng đã đe dọa và làm tiền bị cáo.
Theo tố cáo, kiểm sát viên Nguyễn Đình Hà (VKS huyện Triệu Sơn), Chánh án TAND huyện Triệu Sơn Lê Ngọc Hiệp, Thẩm phán Lê Thị Thu, thư ký tòa án Lê Sỹ Thuần là những người trực tiếp tiến hành tố tụng đã đe dọa và làm tiền bị cáo.
Tháng 3-2014, người dân xã Tiến Nông (Triệu Sơn) tố cáo
về việc chủ tịch xã có nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế làm thất thoát tiền
của dân. HĐND xã đã lập đoàn kiểm tra, giám sát các công trình mà dân khiếu nại.
Sau đó người dân chưa đồng ý với kết quả của đoàn giám sát nên tiếp tục làm đơn
tố cáo lên huyện và tỉnh.
Theo ông Quý, ông bị o ép nhận tội nên sau khi được tại ngoại, ông nhờ luật sư Lê Quốc Hiền (Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa) bào chữa cho mình và kiểm sát viên, thẩm phán ra sức “can ngăn,” dọa dẫm để vòi tiền...
Theo ông Quý, ông bị o ép nhận tội nên sau khi được tại ngoại, ông nhờ luật sư Lê Quốc Hiền (Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa) bào chữa cho mình và kiểm sát viên, thẩm phán ra sức “can ngăn,” dọa dẫm để vòi tiền...
Ông Quý kể lại, ông có người cháu tên Nguyễn Đình Cánh,
đang là phó chủ tịch UBND xã này và sợ việc tố cáo, khiếu nại của dân sẽ ảnh
hưởng đến công việc của ông Cánh nên gọi điện thoại hỏi ông Cánh có liên quan gì
trong việc người dân khiếu nại hay không. Qua điện thoại, ông Cánh cho là mình
có liên quan và đặt vấn đề nhờ ông Quý giúp đỡ bằng cách nhờ ông Quý tác động
những người tố cáo không gửi đơn lên cấp trên và sẽ lo tiền để làm quà cho những
người đi khiếu kiện.
Theo cáo trạng, lúc đầu bị cáo Quý đòi 200 triệu đồng,
sau đó rút xuống còn 130 triệu đồng và ông Cánh đồng ý. Sau đó hai bên hẹn nhau
tại một quán cà phê để giao nhận tiền và bị cáo Quý bị công an bắt quả tang về
tội cưỡng đoạt tài sản...
Vụ án cón nhiều tình tiết ly kỳ của các quan tòa mặc cả với nạn nhân như mua bán mớ rau con cá ngoài chợ. Trong bài khác tôi sẽ tường thuật cùng bạn đọc những tệ nạn này để thấy người dân VN cần có “quyền im lặng” để được bảo vệ như thế nào trong tình trạng một mớ luật pháp lộn xộn hiện nay.
Văn Quang
Vụ án cón nhiều tình tiết ly kỳ của các quan tòa mặc cả với nạn nhân như mua bán mớ rau con cá ngoài chợ. Trong bài khác tôi sẽ tường thuật cùng bạn đọc những tệ nạn này để thấy người dân VN cần có “quyền im lặng” để được bảo vệ như thế nào trong tình trạng một mớ luật pháp lộn xộn hiện nay.
Văn Quang
Khai Dân Trí | Văn Quang |
No comments:
Post a Comment