MỘT
CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài
số 13
HỒ
TẤN VINH
Không
có ai hoàn toàn tốt. Không có ai hoàn toàn xấu. Con người
ai cũng có cái tốt cái xấu. Ông Diệm cũng vậy. Chắc
chắn Ông Diệm có nhiều điểm tốt, rất là cụt hứng
khi vừa tìm ra một điểm tốt thì luôn luôn có cái
‘nhưng’ nó chận họng.
Đem số vàng bạc,
tài sản mà ông đã thâu được so với việc ông ăn uống đạm bạc (cơm vắt, muối mè,
cá kho và rau) chứng tỏ là ông trong sạch sao?
Đem
mật lệnh cho Đại Úy phi công Huỳnh Minh Đường ném bom
đánh chìm hải vận hạm Hàn Giang của hải quân VNCH
chở ra Côn Đảo 216 tù nhân chính trị chống ông.
Để ém nhẹm tội ác của mình, ông phải quyết định
giết luôn mấy chục người của thủy thủ đoàn HQ401 là
lính hải quân của ông. Đem dự mưu giết người đó so
với việc ông tha chết cho một thanh niên Cao Đài Hà
Minh Trí ám sát hụt ông ở Ban Mê Thuột đủ chứng tỏ
là ông Diệm nhân từ sao?
Chỉ
ngay điễm này thôi, đối với những ai vì lòng trung
thành mà công khai suy tôn Ngô Tổng Thống thì tôi cũng vì
công lý mà công khai nói với họ rằng họ biểu đồng
tình với một tâm địa tàn ác và những âm mưu sát nhân
của ông chủ.
Không
phải suy tôn khơi khơi chơi mà thôi đâu nhe, mà là đem
cả danh dự dòng họ và giá trị tín ngưỡng của mình
ra đặt cuộc đó.
-
On Sun,
10/23/11, Hoang Thuc An <hoangthucan@gmail.com>
wrote:
From: Hoang Thuc An <hoangthucan@gmail.com> Subject: Re: Thua xa Chu Tất Tiến??? diendan_tudo] Re: [ChinhNghiaViet] Re: Tổng Thống Ngô Đình Diệm Lẫn Anh Em, Thân Quyến Của Ông Tổng Thống Ai Cũng Đều Rất Có Nhiều Tiền Trong Thời Gian Cầm Quyền Miền Nam VN! To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
Mật
lịnh Ngô Đình:
Đánh
đắm HQ 401 chở 216 tù nhân chính trị ra Côn Sơn
I.
Tài liệu trong sách: "CHÍN NĂM MÁU LỬA DƯỚI CHẾ
ĐỘ GIA ĐÌNH TRỊ NGÔ ĐÌNH DIỆM"
"TỘI
ÁC CỦA NHU TRONG VỤ ĐẠI ÚY HUỲNH MINH ĐƯỜNG
"Về
vụ Đại Úy Huỳnh minh Đường xin tỵ nạn bên Cam
Bốt có một vài điểm như sau:
"1) Đại Úy Huỳnh minh Đường nhận công tác 5.10.63, của Diệm, Nhu đi ném bom xuống chiếc tàu chở những chính trị phạm ra Côn Đảo. Một nguồn tin đáng tin cậy từ Cam Bốt cho biết: là khi Đại Úy Huỳnh minh Đường, nhận lệnh cho phi cơ cất cánh, cấp trên có trao cho Đại Úy một phong thư, và dặn khi nào phi cơ cất cánh rồi, mới mở thư xem.
"Sau
khi cất cánh, Đại Úy Huỳnh minh Đường mở phong thư
ra, thì thấy rõ là lệnh phải đi giội bom xuống tàu,
mà tàu ấy treo cờ Việt Nam. Đại ý trong thư nói là
tàu ấy chở những chính trị phạm ra Côn Đảo. Nếu
làm xong công tác này, thì sẽ được thăng Thiếu tá
và được lãnh một triệu đồng.
"2)
Vì không thể làm được việc thất đức, với lòng
mến dân yêu nước. Với tinh thần một Sĩ quan Quốc
Gia diệt Cộng, Đại Úy không thể theo lệnh đó, lái
thẳng phi cơ sang Cam Bốt tỵ nạn.
"Coi
đó, sự thâm ác của Diệm, Nhu đã lên cao đến bậc
nào." (trang 85).
II. Lời kể của: gopgionews@yahoo.com
ngày
Sat, 22 Oct 2011 16:52:42 -0700
Ngày
5-10-1963, chiếc Hải vận hạm Hàn Giang HQ-401 do Hạm
trưởng HQ Đại úy Nguyễn Văn Hớn và Hạm phó HQ
Trung uý Lê Thành Uyển chỉ huy, rời hải cảng Sàigòn
lên đường ra Côn Sơn, trên tàu có chở theo 216 tù
nhân chánh trị trong vụ đảo chánh hụt 11-11-1960.
Về phía Quân đội chúng tôi nhận diện có một số chiến sĩ Dù như : Th/tá Phan Trọng Chinh, Tr/úy Nguyễn Vũ Từ Thức, Tr/úy Nguyễn Bá Mạnh Hùng, Đ/úy Nguyễn Văn Thừa, Đ/úy Nguyễn Thành Chẩn… Còn phía dân sự có cụ Phan Khắc Sửu, Bác sĩ Phan Quang Đán, ông Vũ Hồng Khanh, ông Bùi Lượng, ông Phan Bá Cầm, Giáo sư Trần Tương, Võ sư Phạm Lợi… Vào khoảng nửa đêm bỗng có một chiếc máy bay lạ xuất hiện bay vòng trên đầu chiến hạm và chiếu đèn pha xuống tàu. Hạm trưởng bèn ra lệnh báo động phòng không. Nhưng máy bay lạ chỉ bay vòng có 2 lần rồi bay luôn. Sau ngày 1-11-1963 có một số anh em Quân đội trong vụ 11-11-1960 chạy qua Nam Vang, đứng đầu là đại tá Nguyễn Chánh Thi, trong đó có đại úy Phi công Huỳnh Minh Đuờng trở về Sàigòn. Đại úy phi công Huỳnh Minh Đường mới tiết lộ cho biết, ngày 5-10-1963, Phủ Tổng Thống chỉ thị cho cấp trên của ông, trao cho ông một bức mật thư bảo trao cho tôi, dặn khi nào máy bay cất cánh hãy mở ra đọc. Khi bay lên xong, ông mở ra thì đó là lịnh phải ném bom chiếc tàu HO 401 đang trên đường ra Phú Quốc. Thi hành xong sẽ được thưởng MỘT TRIỆU đồng và thăng một cấp. Nhưng khi ông bay vòng trên đầu chiến hạm thấy chở toàn tù.. . anh biết ngay đó là các anh em Nhảy Dù và các nhà chánh trị vừa bị kêu án. Nên ông quyết định không ném bom, trở về thì chết nên ông bay thẳng qua Nam Vang xin tị nạn. Sau 1975, Đại uý Huỳnh Minh Đuờng (đúng ra là Huỳnh Ngọc Đường) định cư tại thành phố Seattle cùng với vợ và 2 con. Ông mất vào khoảng năm 2001.(Góp gió là người kể chuyện trên đây tên thật là Võ Văn Sáu là hải quân lúc đó đang phục vụ trên chiếc tàu). Tổng thống Diệm sát hại đối lập?
07/04/2012
Nguyễn Tường Tâm
Tuy
nhiên, một mật lệnh tàn sát tù chính trị dưới thời
Tổng Thống Diệm dưới đây cũng khiến người đọc cảm
thấy giật mình. Đây là loại tin tức lần đầu tiên
được phổ biến. Nội dung đoạn tin ngắn như sau:
“Vào
đêm 5-10-1963, Đ/úy Huỳnh Minh Đường, được điều động
cất cánh với một bức mật mệnh mà chỉ được mở
ra đọc sau khi hoàn toàn đang bay trên trời. Mật
lệnh là đánh chìm chiếc tầu HQ 401 chở tù nhân chánh
trị trên đường ra đảo Phú Quốc. Anh không thi hành ác
lệnh mà lẩn trốn bay qua Nam Vang xin tị nạn.”
Đây
là đoạn tường thuật ngắn nằm ở trang 31 của bài
Tiểu Sử Phi Đoàn I Khu Trục của tác giả Phượng Hoàng
Kim Cương. Bài dài 69 trang, từ trang 6 tới trang 75, đăng
trên Đặc San Không Quân Tháng 6-2011 của Hội Ái Hữu
Không Quân VNCH Bắc California. Địa chỉ 2078 Danderhall Way,
San Jose, CA95121, điện thoại (408)
674-2249 hoặc (510) 487-4658. Email: dacsankhongquan@yahoo.com.
Chủ nhiệm: KQ Nguyễn Mạnh Khang. Chủ Bút: KQ Thái Ngùng.
Thư Ký Tòa Soạn: Chị Thái Ngùng. Đặc Trách Phân Phối:
KQ Ngô Văn Kim.
|
Người làm chánh trị không phải là thánh nhân. Thánh nhân làm chánh trị không được. Nhưng ‘nhân từ’, ‘thành tín’, ‘công bình’ hay ‘liêm chánh’ là những đức tính mà con người dấn thân làm chánh trị theo cái nghĩa cao thuợng là phục vụ, không bắt buộc phải có đủ, nhưng tối thiểu cũng cần có một, nhưng ông Diệm không có một cái nào hết!
Một
người muốn đi làm việc thiên hạ thì không thể để
việc nhà trên việc nước. Một người muốn đi đường
chánh đạo thì không thể xử dụng thủ đoạn tiểu
nhân. Những việc này thì ông lại có!
Làm
sao đây?
‘Ông
Diệm đánh giá di cư cao, và trả công cho di cư lớn. Xã
hội miền Nam đi vào tình trạng phân biệt đối xử dân
sự, làm cho sự phân cách giữa chính quyền Sài gòn và
nhân dân Nam bộ trở thành dứt khoát.’
HSK
tr.329.
Về
cái thanh liêm của ông Diệm cũng có vấn đề. Trước
năm 1945, ông Diệm đã từng làm Tuần Vũ và sau đó làm
Thượng Thư. Nhưng năm 1945, gia đình ông Diệm nghèo, điều
đó chứng tỏ ông Diệm không có lấy tiền của thiên
hạ. Không có lấy tiền có thể là từ chối ăn hối lộ
hay cũng vì hệ thống công quyền của Pháp quá chặt chẽ,
hể ai ăn hối lộ là bị phát giác ngay (anh ruột của
ông Diệm là Ngô Đình Khôi đã từng làm Tổng Đốc đã
bị bãi chức sớm vì tội ăn hối lộ) tuy nhiên ta nên
cho rằng ông Diệm thanh liêm hồi thời đi làm quan.
Nhưng
khi làm Tổng Thống, ông Diệm không còn bị ai kiễm soát
hay kềm chế nữa thì ông tha hồ. Sau khi mất, tài sản
do ông thủ đắc trong 9 năm cầm quyền đánh tan cái huyền
thoại thanh liêm của ông. Ngày ông mất, người ta tìm ra
liền tại chỗ ông ở và nhà Ngô Đình Cẩn 10 ký lô
vàng (sau này thêm 40 ký nữa).
Lại
lấy thêm một thí dụ về sự thanh liêm.
Khi
còn nghèo khó, ông Diệm có được ông Mai Văn Hàm là một
chủ tiệm bán xe đạp ở Hà Nội giúp đỡ tiền bạc.
Ông Mai Văn Hàm là người Công Giáo. Mười mấy năm sau,
khi nắm được chánh quyền, ngày 31-3-1856, Tổng Thống
Diệm cử thương gia Mai Văn Hàm làm Đại Sứ Toàn Quyền
tại Vọng Các. Thái Lan không phải là chỗ ngồi chơi xơi
nước. Ổ phía Đông Bắc Thái Lan có rất nhiều người
Việt định cư lập nghiệp và CS đã đưa cán bộ vào để
lãnh đạo quần chúng cho nên cần phải đưa một chánh
trị gia lão luyện chịu làm việc ngày đêm mới có khả
năng ứng phó với tình thế. Một người chỉ biết ‘bẫm
Cụ, vâng Cụ’ không thể làm việc này.
Nếu
xét dưới khía cạnh ‘thọ ơn thì đáp ơn’ thì phải
khen ông Diệm là ngưới ăn ở có trước có sau.
Nhưng
nếu xét dưới khía cạnh công quyền thì lại khác. Vì
bổ nhiệm một người chưa từng có một ngày công lao
hay kinh nghiệm ở Bộ Ngoại giao, không có qua sách đèn
lều chỏng thì rõ ràng ông Diệm đã coi việc nước với
việc nhà là một.
Chí
công vô tư là bổn phận đầu tiên của một quan lại
đối với Vua và Dân. Ngưòi đã từng là quan Nhứt Phẫm
Triều Đình thì phải biết rõ hơn ai hết, nó là tiêu
chuẩn để phân biệt một ông quan thanh liêm hay không.
Nhưng ông Diệm không coi chí công vô tư là cái gì cả.
Không
phải ai cũng chơi đồ cổ được. Phải có cơ duyên mới
chơi cổ ngoạn được. Có người đứng trước đồ cổ
mà không nhận ra hay không biết thích. Có người đâm mê
đồ cổ mà không có đồ cổ để ngắm vì cơ duyên chưa
tới. Có người có đồ cổ trong nhà mà để mất đi là
cơ duyên đã hết.
Đồ
cổ là thứ mắc tiền, phải có dư dả tiền bạc thì
mới chơi đồ cổ được. Vương Hồn Sển là một người
chơi đồ cổ nổi tiếng ở nước ta. Nhưng Vương Hồn
Sển là một công chức tầm thường, không phải là một
gia đình giàu có. Cái cơ duyên của Vương Hồng Sển là
ông ta trúng giấy số. Trúng giấy số trước rồi mới
chơi đồ cổ sau.
Chơi
đồ cổ là một thú vui tao nhả. Ông Ngô Đình Nhu cũng
là người tao nhả.
Cuối
tháng 11 năm 1964, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi nói với
Đức Từ Cung tại một ngôi nhà bên bờ sông An Cựu, gần
cầu Bến Ngự:
‘Chúng
tôi cũng đã bàn với ông Hồng Dũ Châu, Phụ Tá Đại
Biểu Chính Phủ, lo mượn 2 chiếc C.130 lên Đà Lạt để
chở trở lại 40 thùng đồ cổ của Đại nội mà trước
kia vợ chồng Ngô Đình Nhu đã lấy lên Đà Lạt, tính
chuyện trang hoàng cho ngôi biệt thự của họ’ NCT
tr.272.
Ông
Ngô Đình Cẩn thì được tiếng có hiếu. Mẹ còn sống
thì lãnh phần nuôi mẹ. Đối với tổ tiên, ông Cẩn
chấm một miếng đất của thiên hạ rộng mấy chục mẫu
ở Châu-Ê – có cái đồi chín tầng - rồi mượn phương
tiện của Tiểu Đoàn Công Binh ở Huế ủi phẳng cái
ngọn, chuẩn bị xây Ngô Lăng.
Một
người Huế, Cụ Võ Văn Triêm tả ngọn đồi này ‘phong
cảnh không thể chê được và chắc không đâu có được
như vậy’ NT tr. 487.
Mấy
sự kiện kể lại trên đây, tôi đã từng viết ra cách
5 năm và tôi đã bôi bỏ. Những chuyện Ông Diệm coi việc
nước như việc nhà, Ông Nhu coi đồ cổ của nhà Nguyễn
như của mình, Ông Cẩn coi đất đai của thiên hạ như
Thượng Đế đặc ân cho gia tộc Ngô, xét ra cũng không
có gì quá đáng. Kể lại cũng không thanh cao gì. Mọi
người khác, tôi cũng vậy, nếu có quyền lực chắc ai
cũng làm như vậy.
Tôi
phân biệt rõ ràng việc tưởng nhớ ông Diệm là quyền
của mọi người. Và tôi tôn trọng cái quyền thiêng liêng
đó. Cho nên tưởng nhớ ông Diệm thì cứ làm đi.
Nhưng
công khai thần thánh hóa nhà Ngô, suy tôn anh em ông Diệm
là ‘vị quốc vong thân’ và nhứt là tiếp tục mạ lỵ
những nạn nhân của anh em ông Diệm là những hành động
thách thức.
Tôi
buộc lòng phải kể lại những chuyện trên đây để
chứng minh gia đình Tổng Thống Diệm cũng có những sai
lầm trần tục như mọi người bình thường khác, chớ
không có thánh thiện lắm đâu. Ngoại trừ có người
nghĩ rằng tham lam là xấu xa đối với mọi người, nhưng
tham lam đối với anh em ông Diệm là thánh thiện, vì con
người và tài vật trên nước Việt Nam đều đã được
Chúa ban cho ông Diệm, cứ lấy mà xài.
Lý
Tòng Bá là một tướng lãnh chỉ biết đánh giặc, chẳng
những không có dính dáng gì với các âm mưu chánh trị
mà còn vì đã có thọ ơn ông Diệm thăng cấp thiếu tá,
mặc dầu bị ông Nhu phản đối - việc thăng cấp trong
quân đội VNCH lúc đó chỉ do anh em ông Diệm họp với
nhau rồi quyết định, chỉ sau này mới do Hội Đồng
Tướng Lãnh quyết định - nên có cãm tình cá nhân đối
với Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng phải chịu thua:
‘không
còn cách nào để cứu vãn được chế độ mà đa số
dân chúng miền Nam lúc đó mất hết tin tưởng’.
LTB tr. 99.
‘Tôi
còn nhớ, sau khi chiếm dinh Gia Long, ai ai cũng hớn hở
tươi cười’ LTB
tr. 98.
‘Cảnh
quần chúng Sài gòn hoan lạc trước cái chết của ông
Diệm và ông Nhu, trong ngày lễ Các Thánh 1963, nói lên sự
thù ghét người Nam kỳ đã dành cho hai ông trên đất Nam
kỳ’ HSK
tr. 332.
Tôi
xin nói lại một sự kiện lịch sử không chối cải
được. Ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết và chế
độ Diệm bị lật đổ, nhân dân miền Nam phấn khởi ăn
mừng.
Không
có một người nào – dù là Bắc Kỳ di cư hay công giáo
- có đủ can đãm công khai thương tiếc Ông Diệm. Tất
cả đã nín khe, kể cả Tòa Thánh Vatican.
Cho
đến MỘT NĂM SAU, ngày 9 tháng 5 năm 1964 là ngày xử tử
Ngô Đình Cẩn, Đức Giáo Hoàng cũng không có công khai
xin ân xá dù cho vì một chút hiếu sinh.Tất cả đã im
re.
HỒ
TẤN VINH
Melbourne
Ngày
19 tháng 10 năm 2012
(Còn
tiếp)
Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí
|
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment