2013/08/24

NHÌN VỀ BÊN THẮNG CUỘC: GIỌT NƯỚC TRÀN LY (04)

NHÌN VỀ BÊN THẮNG CUỘC

Bài số 4
GIỌT NƯỚC TRÀN LY
HỒ TẤN VINH

QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH MIỀN NAM
Kế hoạch đánh chiếm Miền Nam có từ trước năm 1959. Tại Đại Hội Đảng Cộng Sản kỳ III tháng 9 năm 1960, Hồ Chí Minh chỉ công khai quyết định đánh chiếm Miền Nam.
Người dân Miền Nam trong khoản thời gian 1975-1980 dưới sự chỉ huy của Đổ Mười đã nếm Xã Hội Chủ Nghĩa qua những lần ‘Đổi Tiền’, ‘Đánh Tư Sản Mại Bản’, ‘Cải tạo công thương nghiệp’. Tất cả các hãng xưởng đều bị tịch thâu, các chủ nhân một số bị đưa đi cải tạo, một số bị đuổi đi ra các vùng rừng núi hoang vu hẻo lánh để làm ‘kinh tế mới’. Kết quả là toàn dân nghèo khổ. May là nhờ có bo bo viện trợ, chớ không thì chết la liệt.
Nhưng cái khổ của dân Miền Nam sau 1975 không bằng một góc của cái khổ mà Đảng Cộng Sản đã đem đến cho người dân Miền Bắc. Ngoài cái tội ác giết người, diệt chủng, cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã tàn phá kinh tế Miền Bắc gấp mấy lần hơn, tàn phá triệt để. Tất cả phương tiện sản xuất đã bị phá banh. Các người tư sản, các người sản xuất lương thực, tạo ra của cải vật chất đều đã bị giết hết. Dân chúng không còn gì để ăn bắt đầu nổi loạn thì Hồ Chí Minh mới ra lệnh ngưng giết. Đó là năm 1956.
Năm 1960 lại là năm mất mùa lúa. Người dân Miền Bắc gọi đó là những ‘năm rách’. Chữ ‘rách’ ở đây có đúng nghĩa của nó vì ai cũng rách tả tơi. Người nào có chừng hai bộ quần áo để giặt giũ và thay đổi đã là nhà khá giã rồi.
Không cần phải là một kinh tế gia cũng dư biết rằng từ năm 1956 đến năm 1960 là 4 năm đào khoai mà ăn cho đở dạ. Với tình trạng kinh tế như vậy  thì lấy cái gì mà đi đánh Miền Nam?

ViỆn trỢ nưỚc ngoài

Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa (bao gồm Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Romania, Đông Đức, Bắc Triều TiênCuba) viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn như sau:
·  Giai đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
·  Giai đoạn 1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc 22.982 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 442 tấn.
·  Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.
·  Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.
·  Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.
Như vậy, qua 20 năm, các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp. Việc tự lực sản xuất vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ yếu hướng vào quân trang quân phục và vũ khí cá nhân, còn vũ khí hạng nặng phụ thuộc phần nhiều vào viện trợ từ các quốc gia đồng minh.
Trung Quốc, lúc đó đang cạnh tranh vai trò lãnh đạo phe Xã hội chủ nghĩa với Liên Xô, cũng không muốn vai trò của mình kém hơn đối thủ cùng tư tưởng. Họ viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong giai đoạn này, còn nhiều hơn Liên Xô. Họ khuyến khích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến đấu giải phóng miền Nam mà không sợ quân đội Mỹ tham chiến.
Mùa hè 1962, Trung Quốc gửi cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa súng đạn đủ để trang bị cho 200 tiểu đoàn. Trung Quốc đồng ý gửi tình nguyện quân vào Bắc Việt Nam nếu quân Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17. Tính từ 1956 đến 1963, Trung Quốc đã chuyển cho miền Bắc số lượng vũ khí trị giá khoảng 320 triệu nhân dân tệ. Tháng 12-1964, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác quân sự Việt-Trung.
Nguồn: (CHIẾN TRANH VIỆT NAM: Miền Bắc 1954-1959). Wikipedia.

hẬu quẢ liên hoàn cỦa Trung cỘng viỆn trỢ
Trong chiến tranh Đông Dương, nước Pháp có nhờ Mỹ viện trợ. Nhưng đem so số tiền viện trợ của Mỹ với tài sản của nước Pháp thì không có gì đáng kể, nên nước Pháp không bị lệ thuộc nước Mỹ.
Miền Bắc năm 1960 là một nước kiệt quệ. Muốn đánh Miền Nam thì phải hoàn toàn nhờ ngoại viện, lúc đầu có Liên Sô, về sau chỉ có một mình Trung Cộng.
Khi nước Việt Nam còn bị chia đôi, Trung Cộng không có cách gì áp bức Miền Bắc hay đánh lấy Miền Nam. Nhưng khi Hồ Chí Minh quyết định đánh chiếm Miền Nam mà lại hoàn toàn nhờ Trung Cộng viện trợ thì Trung Cộng có cơ hội lấy trọn Việt Nam.
Sự chiếm lấy Việt Nam gồm có hai giai đoạn rõ ràng.

Giai đoạn thứ nhứt là từ năm 1960 đến năm 1975 đó là những năm Hà Nội cần Trung Cộng chi viện đủ mọi mặt (từ súng đạn, quân cơ giới đến quân trang quân dụng, lương khô, thuốc men v.v. . .) để đánh Miền Nam.
Thực tế là Bắc Việt chỉ có cung cấp nhân lực nghĩa là máu xương của người Việt. Còn tất cả phương tiện chiến tranh đều là của Trung Cộng.
Ở thượng tầng các lãnh tụ hai bên thân thiết ‘môi hở răng lạnh’ như vậy thì ở hạ tầng cuộc sống dân gian, việc người Trung Hoa có qua lại tự do tại biên giới Trung-Việt là tự nhiên. Bắc Việt vẫn tin vào tình nghĩa Xã Hội Chủ Nghĩa: nên nhà của tôi cũng như nhà của anh. Nhưng nếu người Trung Hoa có ý đồ thâm nhập Việt Nam bằng ngã đó thì Bắc Việt không có cách chi trở mặt chống đỡ. Viện trợ của Trung Cộng là vấn đề sinh tử của Bắc Việt. Nên viện trợ của Trung Cộng đã đè nặng lên cái ‘độc lập quốc gia’. Trung Cộng có một thời gian dài 15 năm để đưa người thâm nhập các tỉnh ở miền Bắc. Những người lính giả làm dân này sau này sẽ là ‘đạo quân thứ năm’ dẫn đường cho quân Trung Cộng đánh Việt Nam năm 1979.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ  sau 1975.  Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhứt được nước Việt Nam rồi thì sự thâm nhập của Trung Cộng chuyển qua một hướng khác: từ những nhích nhích lấn đất đai và định cư của người Trung Hoa trên đất Việt Nam chuyển sang kế hoạch chi phối chánh trị, kinh tế, quân sự.
Khi Việt Nam đã thống nhứt thì cán bộ tình báo của Trung Cộng có thể đi tới đi lui dễ dàng từ Bắc vào Nam mà chánh quyền không sao kiễm soát được. Các đồng chí Trung Cộng có thể giao lưu với các đồng chí Trung, Nam, Bắc Việt Nam một cách rất là tự nhiên. Tất cả đều là ‘đồng chí’ cả. Nhờ đó họ có thể phân loại ‘ai phe ta’, ‘ai không ưa ta’. Ai phe ta thì được giúp đở tiến thân, giúp đở  lập doanh nghiệp để làm giàu hợp pháp mà không cần ăn hối lộ. ‘Ai không ưa ta’ thì có khi đi ăn tiệc về ngộ độc. Đi máy bay thì máy bay rớt. Đi ra đường thì bị xe đụng . . .
Mấy ông lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từng ám toán các đồng chí của mình từ xa xưa thời Dưong Bạch Mai đến Đại Tướng Hoàng Văn Thái sau này, đều biết món ám toán là đở không được.
Bây giờ đến phiên Trung Cộng cũng là bậc thầy xử dụng ám toán ra tay thì các lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam phải quíu chớ sao.
Từ năm 1975 đến nay, Trung Cộng có một thời gian dài 38 năm để thanh lọc các đảng viên cộng sản Việt Nam, để dựng lên các Thái Thú.
Những năm 1960 đến 1975 Trung Cộng còn rất nghèo khổ. Mao Trạch Đông cũng đã phá banh nền kinh tế Trung Hoa. Phải chờ Mao Trạch Đông chết (1976) thì Trung Hoa mới  khá giả nhờ Đặng Tiểu Bình. Cho nên viện trợ của Trung Cộng thời gian 1960-1975 là một sự hy sinh lớn lao, một thắc lưng buột bụng vĩ đại của người dân Trung Quốc cho Việt Nam.
Hoàn toàn khác với sự mượn tiền giữa hai cá nhân. Nếu ta mượn 100 đồng thì ta trả 100 đồng là hết nợ. Nếu lấy lãi suất 20% thì mượn 100 đồng trả lại 120 đồng là hết nợ.
Nợ của CSVN đối với Trung Cộng không thể chỉ trả lại bằng tiền mà thôi.
Còn phải trả lại bằng tình nữa.
Trước tiên – năm 1958 - Phạm Văn Đồng - để làm quà hữu nghị - đã ngoan ngoản ký thừa nhận hãi phận của Trung Quốc. Sau đó Việt Nam đã phải để cho Trung Quốc thâm nhập bằng hai ngã nêu trên.
Những hô hào chống xâm lăng, đuổi thực dân Pháp để chiếm được Miền Bắc, những hô hào chống đế quốc Mỹ, thống nhứt đất nước, đều là những khẩu hiệu tuyên truyền thay đổi tùy tình thế để thực hiện một mục đích duy nhứt bất di dịch: Quốc Tế Vô Sản.
Tự do của người dân và độc lập cho đất nước chưa bao giờ là mục tiêu của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã có cơ hội chọn lựa. Hoặc– như một nhà ái quốc khôn khéo - núp dưới danh nghĩa Đảng Cộng Sản để làm việc nước, hoặc núp dưới danh nghĩa Đất Nước để làm việc cho Đảng. Ông đã chọn rồi.
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam khi nhận viện trợ của Trung Cộng để đánh Miền Nam - giọt nước tràn ly -  đã chịu bán mình cho Trung Cộng từ khuya rồi.

HỒ TẤN VINH
Melbourne
24 tháng 8 năm 2013
(còn tiếp)


Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

No comments:

Post a Comment