Đặng Huy Văn: Nhìn các cháu
thanh niên hôm nay đang nô nức mua những bông hoa Valentine
để tặng người yêu nhân ngày Tình Nhân 14/2 mà lòng tôi
se lại. Cách đây tròn 35 năm, có lẽ cũng ngày này, đôi
bạn trẻ Hoàng Thị Hồng Chiêm và Bùi Anh Lượng cũng
đang tặng hoa cho nhau trong tình yêu thương cháy bỏng của
tuổi trẻ. Vậy mà chỉ 3 ngày sau, ngày 17/2/1979, cặp
tình nhân yêu nước yêu người đó đã bị quân bành
trướng Bắc Kinh giết hại trong một trận chiến không
cân sức trên đỉnh Pò Hèn nơi Biên Giới Móng Cái.
Cách đây 4 năm, do sức ép của giặc Tàu, bè lũ Chiêu
Thống Việt gian còn xoá tên Hoàng Thị Hồng Chiêm khỏi
ngôi trường THCS tại quê hương xã Bình Ngọc và còn cố
xoá mờ cả tên chị được khắc trên bệ tượng đài
Hoàng Thị Hồng Chiêm dựng tại sân trường THCS xã Bình
Ngọc mang tên chị từ năm 1984!
Nhân ngày Valentine và nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày hi
sinh anh dũng của đôi tình nhân Hoàng Thị Hồng Chiêm và
Bùi Anh Lượng, 17/2/1979, tôi xin có vài dòng văn vần bằng
nước mắt kính dâng lên hương hồn cặp uyên ương yêu
nước ấy. Chúc tình yêu và lòng yêu nước nồng nàn của
họ mãi mãi trở thành bất tử!
Valentine cho Liệt Nữ Hoàng Thị
Hồng Chiêm
(Kính dâng hương hồn đôi tình
nhân Hoàng Thị Hồng Chiêm và
Bùi Anh Lượng nhân ngày Valentine
và 35 năm ngày hi sinh của họ)
Ai đã xoá tên
Hoàng Thị Hồng Chiêm(1)
khỏi trường xưa yêu dấu?
Nơi các em thơ
35 năm nay hát vang bài
“Bài ca trên đỉnh Pò Hèn”(2)
thắm máu
Để giữ vững biên cương thân
yêu
cho Tổ Quốc bình yên!
Ai đã cố xoá tên
Hoàng Thị Hồng Chiêm?
Khi mọi người đều đã quen
dáng đứng Việt Nam của chị!
Sáng 17 tháng 2
trên đỉnh Pò Hèn
nhằm thẳng vào lũ giặc Tàu thổ
phỉ!
Chỉ với khẩu CKC(3)
và những quả lựu pháo
trút hờn căm!
Khi hàng chục vạn tên giặc Tàu
đồng chí của Chiêu Thống
mò sang
Giết người dã man
tàn phá bản làng
cướp của!
lúc cô mậu dịch viên
Hoàng Thị Hồng Chiêm
đang ngủ
Đã vùng dậy với lựu đạn và
khẩu CKC
cảnh giới để các anh
mở đường máu bò lên!
Khi giặc Tàu
Tăng tiếp viện quân thêm
Quyết chiếm lấy Đồn Pò Hèn
bằng được
Chị lại tiếp đạn
bắn yểm trợ cho anh em
trước sự ngạc nhiên của người
yêu(4)
và kẻ thù xâm lược
Ôi! Không thể nào tin
cô mậu dịch viên đẹp xinh
đã làm cho quân giặc phải kinh
hoàng!
vẫn bám trụ kiên gan!
Dù bị mất máu quá nhiều
vẫn tiếp tục hạ gục thêm
quân giặc
Cùng Bùi Anh Lượng người yêu
thề hi sinh
quyết không lùi nửa bước!
Ôi! Hoàng Thị Hồng Chiêm lìa
đời
đã ngời sáng tấm gương soi!
Cho con cháu nghìn sau
cho dân tộc, giống nòi!
Nhân dân đã lấy tên
Hoàng Thị Hồng Chiêm
đặt tên cho trường học!
Trường THCS của các em
trên quê hương Bình Ngọc
Nhưng bè lũ Chiêu Thống thời
nay
sợ phật ý thiên triều
Đã bắt đổi lại tên trường,
xoá tên người liệt nữ mến
yêu!
Khỏi bức tượng đài
từ năm 1984 đến nay
mang dáng hình của chị!
được xưng vương
hỡi lũ xuất thân vượn khỉ?
Ai đã giữ biển cả, đất rừng
để các người mang đổi lấy
đô la?
Đem về nuôi vợ nhỏ, con to
mở trang trại, xây nhà…
Hỡi bọn “đầy tớ của nhân
dân”
những đứa con hoang ít học!
Nếu các người khôn hồn
thì hãy trả lại tên
Hoàng Thị Hồng Chiêm
cho mái trường Bình Ngọc!
Mau khắc lại tên
Hoàng Thị Hồng Chiêm
dưới bệ đá của tượng đài!
Đừng để con cháu đời sau
khinh bỉ các người
là một lũ quái thai!
Hèn với giặc
ác với dân
hỡi bồ đoàn Lê Chiêu Thống!
trên trời cao lồng lộng!
Nhân dân sẽ đánh kẻ chạy đi
không đánh người chạy lại
với tổ tông!
Nhưng nếu các người đã cam tâm
theo cộng sản Tàu
mà bán rẻ núi sông!
Thì xin mời các người
xéo ngay sang đất Trung Hoa mà ở!
Để cho dân tộc Việt Nam
được tự do hít thở
Được làm người
có cả Dân Chủ, Nhân Quyền
có Độc Lập, Hoà Bình
trên dất mẹ bình yên!
Ngày 14 tháng 2 lại về
Hoàng Thị Hồng Chiêm trên đỉnh
Pò Hèn
đang ngóng đợi người thương!
Để đón đoá hồng Valentine
từ tay chàng trai Bùi Anh Lượng
Máu của các anh chị ngày 17/2 đổ
xuống
tràn ngập tuổi yêu đương!
nơi Hải Đảo, Biên Cương…
Hà Nội, Valentine 2014
Ts. Đặng Huy Văn
CHÚ THÍCH & TÀI LIỆU THAM
KHẢO:
(1) Hoàng Thị Hồng
Chiêm, .hy sinh 17-2-1979 để bảo vệ biên cương
(2). Bài ca trên đỉnh Pò
Hèn || Bài ca đi cùng năm tháng
(3). Hoàng Thị Chiêm nhân
vật trong bài ca trên đỉnh Pò Hèn tháng 2/1979
|
Khai Dân Trí | Đặng Huy Văn |
No comments:
Post a Comment