2014/02/10

NGHĨA TRANG LIỆT SĨ NƠI BIÊN GIỚI

Đặng Huy Văn: Chỉ còn đúng một tuần lễ nữa là tới dịp kỷ niệm tròn 36 năm ngày bọn bành trướng Bắc Kinh dùng hơn 50 vạn quân tràn sang xâm lược 6 tỉnh Biên Giới phía Bắc của nước ta gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu. Khoảng 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đã bất ngờ tràn qua Biên Giới giết chết hơn 10 ngàn dân thường trong đó chủ yếu là ông bà già, phụ nữ và trẻ con. Đặc biêt, vì giặc Tàu tấn công đột ngột vào lúc sáng sớm nên nhiều đơn vị biên phòng và tự vệ của ta đang ngủ đã bị giặc Tàu sát hại một cách dã man. Nhiều người nay vẫn chưa tìm thấy xác do bị thất lạc, hoặc do đường biên giới bị giặc Tàu lấn vào đất ta nên nhiều xác còn kẹt lại trên phần đất đang bị Trung Quốc chiếm đóng.

Sau năm 1979, các tỉnh biên giới đã xây các Nghĩa Trang Liệt Sĩ cho bộ đội ta hi sinh trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung để qui tập gần 10 ngàn liệt sĩ. Nhưng thật kỳ lạ là từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990(1), đảng ta đã cấm không cho nhân dân vào thắp hương và viếng mộ các liệt sĩ, kể cả vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và ngày 17/2 hàng năm vì sợ mất lòng “các đồng chí” lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc “anh em”. Ngay tại đài tưởng niệm Liệt Sĩ Ba Đình Hà Nội, ngày 17/2/2013 năm ngoái, các cảnh vệ cũng đã nhận được mật lệnh ngăn không cho đồng bào ta mang vòng hoa vào thắp hương kính viếng các hương hồn Liệt Sĩ chống Tàu tại đó.

Trong khi các Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi Biên Giới phía Bắc giờ đây đã hoang tàn không được tu bổ đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng thì đồng chí Chiêu Thống họ Nguyễn vừa giao cho PTT Hoàng Trung Hải 25 tỷ đồng để xây dựng lại một nghĩa trang lính Tàu tại thị xã Mường Lay có 52 mồ giặc. Thật đau thương và oan khuất cho 10 ngàn Liệt Sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên Giới Phía Bắc của Tổ Quốc trước giặc cộng sản Trung Quốc xâm lược!

NGHĨA TRANG LIỆT SĨ NƠI BIÊN GIỚI

(Kính viến hương hồn các Liệt Sĩ chống Tàu)

Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi Biên Giới
Xuân về buồn lắm các anh ơi!
Bên mộ chỉ nhành hoa sim tím
Lưu luyến đời trai trẻ một thời!

Nằm giữa cõi thiêng nơi vắng vẻ
Còn chăng xác lạc ở ven đồi?
Heo hút mồ hoang chờ tiếng mẹ
Ôm nắm đất cằn khóc “con ơi!”

Các anh nằm lại từ năm đó(2)
Ba sáu mùa xuân đã qua rồi
Hỏi cấp tỉnh huyện nào dòm ngó
Ai người hương khói cắm hoa tươi?

Từ ngài Chiêu Thống mang họ Đỗ
Nguyên cai giết mổ lợn một thời
Sợ hãi thiên triều sang xiết nợ
Không còn tiền cắc để mua xôi!

Đến đời Chiêu Thống thời Lê khả
Biển đảo đất liền ký nhượng không
Dâng biển, trao đất nhằm khẳng định
Đảng trên Tổ Quốc - đảng là ông!

Đến đời Chiêu Thống Nông mới lạ
Đón giặc Tàu sang bán đất rừng
Bô xít Tây Nguyên Nông nhượng cả
Để Tàu ban tước sắc phong vương!

Đến Chiêu Thống Nguyễn nay kiên quyết
Cấm dân Biên Giới viếng nghĩa trang
Bởi các anh xua “tình đồng chí”
Đuổi “tình hữu nghị hở môi răng”!(3)

Cho nên năm ngoái người viếng mộ
Đã bị Nguyễn sai cả công an
Không cho đồng bào lên biên giới
Nơi sau 79 dựng Nghĩa Trang

Mà nay lại cấp hàng chục tỷ
Xây lại nghĩa trang của lính Tàu(4)
Xưa sang “giúp đảng” rồi bỏ xác(5)
Bởi nể “cha già” quý thân Mao!

Còn xác lính ta thôi đành chịu
Quạ tha, chó gặm cả đầu lâu
Ai bảo bắn Tàu năm 79
Làm buồn lòng “bác”, đảng mình đau…

Đứng trước Nghĩa Trang tôi bật khóc
Dù chẳng anh em chẳng họ hàng
Mà tim ứa máu lòng quặn thắt!
Bởi ai đời mẹ trắng khăn tang?


Hà Nội, 10/2/2014
Ts. Đặng Huy Văn


(1).  ĐỌC LẠI HỒ SƠ BÁN NƯỚC: HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990
www.trinhanmedia.com/.../oc-lai-ho-so-ban-nuoc-hoi-nghi-thanh-o.html‎
 
(2). Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_biên_giới_Việt-Trung,_1979‎
(3). “Bác” Hồ từng nói: “Tinh hữu nghị Việt Trung như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”.

(4).  Phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đổ tiền tỷ xây nghĩa trang ...
danlambaovn.blogspot.com/.../pho-thu-tuong-goc-tau-hoang-trung-hai-
 
(5). Trong thập niên 1960, “bác” Hồ đã mời 32 vạn bộ đội Trung Quốc sang đóng quân trên Miền Bắc Việt Nam để giúp ta đánh Mỹ dưới danh nghĩa “sang giúp làm đường”.

Khai Dân TríĐặng Huy Văn

No comments:

Post a Comment