CÂY BONSAI CỦA CUỘC ĐỜI
HỒ
TẤN VINH
Không
phải ai cũng thích cây bonsai. Có rất nhiều người không thích là không thích. Nhìn
những chậu bonsai với giá bán cao khủng khiếp, họ bỉu môi ‘phải là đồ ngu mới bỏ
tiền ra mua mấy thứ này’.
Riêng
đối với những người biết thưởng ngoạn bonsai, cách thức thưởng ngoạn, tiêu chuẩn,
trình độ, suy tư cũng khác nhau.
Thường
thường người ta gọi cây bonsai là ‘cây thế’, nghĩa là cái cây có một ‘thế đứng’
đặc biệt: hoặc nó ngả nghiêng, đổ xuống, hay vươn lên hay nằm bẹp . . . và cái vẻ đẹp của cây thế là ‘cái thế’ của cây!
Nhưng
ngoài cái vẻ đẹp trực diện, cây bonsai có khi cũng có hồn. Đứng trước một chậu
bonsai gồm nhiều cây ghép lại làm ‘rừng’, ta có thể chỉ thấy một đám rừng cây
thôi sao hay ngoài nhúm cây được khéo tay phối trí ra, ta có thể cảm nhận được
cái an bình của chiều tà, cái hy vọng của buổi bình minh, hay cái hung bạo của
gió thổi, cái cô đơn, cái nhỏ bé của con người giữa vạn vật . . . cái hồn của đám
rừng đó đâu? Có cái mà mắt ta không thấy nhưng cái hiện diện thì cảm nhận được.
Cảm nhận có khi rất rõ rệt. Có khi phải suy trầm thật lâu mới thấy nó mơ màng,
bàng bạc.
Cây
bonsai mà ta thường thấy ở các cuộc triển lãm hay ở các trang trại bonsai đa số
là do bàn tay con người tạo ra. Khởi đầu là ương hột, chiết nhánh hoặc ghép gốc
rồi sau đó mới cắt nhánh, tỉa cành hay cột kẽm, bó đồng.
Khởi
thủy của cây bonsai là ở trong thiên nhiên. Và nó có từ thời tạo thiên lập địa.
Nhưng chỉ ngàn năm nay thôi, ở đâu đó, bên
Tàu, bên Nhựt hay ở Việt Nam, có người đi ngao du sơn thủy, lưu ý đến những cây
xơ xác bám trên vách đá khô cằn hay sườn núi cheo leo hay bên bờ suối xiết. Người
thợ săn, người tiều phu cũng thấy những cây ấy, nhưng họ không cảm nhận có gì đặc
biệt. Phải có một tâm hồn nghệ sĩ bén nhạy, một giác quan nghệ thuật cao độ mới
có thể thấy được cái gì mà người bình thường không thấy.
Vẻ
đẹp của cây bonsai thiên nhiên nằm trong ý chí phấn đấu mãnh liệt với nghịch cảnh
để sống còn. Thiên nhiên có khi không ưu đải. Mưa dầm. Nắng cháy. Sấm sét. Giông
bảo. Tuyết rơi. Cây to đổ xuống, đè lên cây nhỏ tìm cách ngốc đầu lên.
Cho
nên hoàn toàn khác với cây bonsai tròn trịa, cành nhánh tương xứng, hoa sum sê,
lá xanh tươi trong các phòng triển lãm, cây bonsai thiên nhiên mang đầy thương
tích của một cuộc chiến đấu dũng cảm.
Cây
trốc gốc. Nhánh gảy, nhánh còn. Cành chết, cành sống. Lá héo, lá khô. Cái dấu vết
khắc nghiệt của cuộc đời đã phơi bày ra đó. Mà cái còng lưng chịu đựng, cái ngạo
nghể hiên ngang đứng dậy cũng là đó.
Phải
là người chân thật hữu tình mới biết rung động, hòa nhịp cảm thông.
Cuộc
đời của con người chiến đấu với nghịch cảnh cũng giống như cuộc đời của cây
bonsai thiên nhiên.
Nhứt
là đối những người đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam hôm nay.
Nếu
mọi việc suông sẻ thì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đem ĐỘC LẬP về cho Đất Nước, TỰ
DO cho mọi công dân và VẺ VANG cho lịch sử. Nhưng thực tế đã ngược lại. Ai cũng
biết rằng Đất Nước đang lệ thuộc Tàu. Người dân đòi tự do bị nhốt trong tù và lịch
sử Việt Nam bây giờ là những ngày nhục nhã.
Đau
khổ nhứt trong cuộc tráo trở kết quả này không phải là những người quốc gia
thua trận năm xưa bây giờ chạy ra ngoại quốc sống sung túc hay quần chúng bị xiềng
xích lúc nhúc trong nước mà chính là những đảng viên Cộng Sản đã đặt trọn niềm
tin vào lý tưởng, đã cống hiến tột cùng và bây giờ vỡ mộng.
Một
số người đã lặng lẽ rút lui và cam tâm chấp nhận cuộc đời của mình đã bị lừa dối.
Một số khác đang trăn trở tìm một lối về với dân tộc để đền bù.
Không
có ai lúc nào tính toán cũng đúng. Cái đáng phục của con người không ở trong cái
hoàn hảo không bao giờ sai mà ở trong cái can đảm khi biết đã lạc lối thì tìm đường
về.
NHƯ
NHỮNG CÂY BONSAI THIÊN NHIÊN, TRONG NGHỊCH CẢNH VẪN TÌM CÁCH NGẨN ĐẦU LÊN. CÁI ĐÁNG
QUÍ CỦA CON NGƯỜI LÀ TRƯỚC SAU VẪN CỐ GẮNG SỐNG CHÂN THẬT VỚI CHÍNH MÌNH.
HỒ
TẤN VINH
Melbourne
Mùng
Ba Tết Giáp Ngọ 2014
Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí
|
Khai Dân Trí | Hồ Tấn Vinh |
No comments:
Post a Comment