2015/05/27

CƠ HỘI NGÀN NĂM: CON MÚA RỐI VÀ THẰNG GIỰT DÂY (02)

CƠ HỘI NGÀN NĂM
Bài số 2

CON MÚA RỐI VÀ THẰNG GIỰT DÂY

HỒ TẤN VINH

1.- MỘT CÂU HỎI QUAN TRỌNG
Ngày 30 tháng 4 năm nay, tại Saigon, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc một bài diễn văn nẩy lửa. Vừa bày tỏ lòng biết ơn với Trung Quốc, vừa tố cáo Mỹ đã dã man và tàn bạo.

‘Tại buổi Lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc.

. . . Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta.’

Hai trí thức hiện đang sống tại Canada nhận xét về bài diễn văn trên như sau:

‘Trong khi đó, thủ tướng Việt Nam đã chỉ trích Hoa Kỳ gây ra “các tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát” cho Việt Nam.

 Những từ ngữ gay gắt chẳng những không giúp thay đổi mối quan hệ giữa hai nước mà thậm chí còn thể hiện ý thức ngoại giao kém của một lãnh đạo quốc gia. Nếu người lãnh đạo không có cái nhìn khách quan và đúng đắn về lịch sử thì không thể tạo được lòng tin cho người dân và đối tác.’ TÍNH CHÍNH DANH VÀ QUAN HỆ VIỆT-MỸ. Luật sư VŨ ĐỨC KHANH và Bác sỹ VÕ TẤN HUÂN. BBC ngày 12 tháng 5, năm 2015.

Mặc dầu có chữ ‘Nếu’ để rào đón nhưng tôi hiểu rằng hai tác giả trên ngụ ý và đánh giá ông Thủ Tướng Việt Nam ‘không có cái nhìn khách quan và đúng đắn về lịch sử’.

Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng là tác giả bài diễn văn ông đọc thì cái đánh giá về trình độ của ông Thủ Tướng thấp là chính xác.

Nhưng nếu bài diễn văn trên đã được viết từ Bắc Kinh và gởi qua để Thủ Tướng Việt Nam đọc thì mọi người nghĩ sao? Có nên nhìn sự kiện một ông Thủ Tướng bị ép buộc phải công khai nói bậy ở một gốc độ khác không?

Cái nội dung trơ trẻn ngược ngạo của bài diễn văn là quan trọng hay cái biểu hiện ông Thủ Tướng bị ép buộc hát hề giữa thanh thiên bạch nhựt mới là đáng lo ngại hơn?

2.- HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Lên án và phản đối hành động bạo lực hãm hại người bảo vệ nhân quyền (5/2015)

Trong năm 2014, lực lượng an ninh công an đã tổ chức tấn công 31 vụ, trực tiếp uy hiếp hàng trăm người bất đồng chính kiến.

Không đầy năm tháng đầu năm 2015, chính quyền độc tài CSVN đã không ngừng dùng bạo lực tấn công người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền, với 9 vụ tấn công hành hung nhằm vào ít nhất 17 người.

1. - Sáng hôm 1 /1/2015, một nhóm dân oan tới công viên trước dinh Độc lập trương biểu ngữ đòi quyền công dân, quyền con người, đòi nhà nước cộng sản VN trả lại ruộng đất, tài sản đã tước đoạt của họ. Trong khi mọi người đang chụp hình lưu niệm thì bất ngờ có mấy xe cảnh sát ập tới. Công an, mật vụ và dân phòng xông tới kẻ siết tay, người nắm chân, túm tóc đẩy tất cả nhóm 9 chị em dân oan lên các xe đưa về trụ sở công an phường của quận 1, Sài Gòn. Tại đây công an thay phiên nhau tra khảo, đánh đập chị em dân oan rất dã man. Bà Lư Thị Thu Vân bị đánh bầm mắt.

2. - Sáng mồng 1/1/2015, hội Thánh Mennonite tụ tập tại nhà Mục sư Nguyễn Hồng Quang để cùng cầu nguyện. Nhà cầm quyền địa phương đã huy động rất đông công an và dân phòng, đóng chốt ở hai đầu ngõ dẫn vào nhà Mục sư Quang. Họ ngăn cản tất cả các tín đồ không cho ai vào. Nhiều tín đồ đến liền bị bắt về phường để khủng bố, đánh đập. Ngay cả Mục sư Quang khi ra công an phường để can thiệp, yêu cầu họ cho biết tại sao lại bắt và đánh đập tín đồ của ông, khi ra về, ông cũng bị côn đồ đón đánh rách áo.

3.- Khoảng 4 giờ 30 phút, chiều ngày 18/1/2015, Mục sư Huỳnh Thúc Khải đến viếng thăm mục sư quản nhiệm là Nguyễn Hồng Quang. Khi MS Quang tiễn MS Khải đi về được gần 100m, thì MS Khải bị hai thanh niên bịt mặt tấn công từ phía sau khiến ông ngã từ trên xe máy xuống đường. Chúng xông vào đánh liên tiếp vào bụng, vào mặt. Thấy MS Khải – một người khuyết tật bị hành hung, MS Quang xông vào ứng cứu. Khoảng chưa đầy 3 phút sau, hai tên thanh niên côn đồ bịt mặt lúc nãy quay trở lại cùng với 5 người khác, tất cả đều bịt mặt, cầm gạch đá xông vào hành hung hai mục sư.

4. - Đoàn Hội Bầu Bí Tương Thân và bạn đồng hành bị công an Thái Bình hành hung sau khi ra khỏi nhà của tù nhân lương tâm Trần Anh Kim vào 21/1/2015. Khoảng 2h chiều khi mọi người vừa ra khỏi nhà ông Kim, công an và côn đồ đã bao vây chiếc xe 16 chỗ chở mọi người. Chúng lao vào hành hung dã man những người đang ngồi trong xe, sau đó đưa toàn bộ 14 người về đồn công an phường Trần Hưng Đạo thành phố Thái Bình, lôi mọi người xuống tiếp tục khủng bố ngay tại sân đồn công an. Mỗi người bị 3,4 tên công an côn đồ xông vào vây đánh. Nữ nghệ sỹ Kim Chi đã hơn 70 tuổi cũng bị hành hung làm vỡ cả cặp kính lão. Hai anh J.B Nguyễn Hữu Vinh và Trương Dũng bị hành hung nặng nhất.

5. - Lúc 9h sáng 17/2/2015 tức 29 Tết. Năm nữ dân oan đến cổng nhà Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đề nghị đối thoại ôn hoà về việc họ khiếu kiện nhiều năm nay về đất đai của gia đình nhưng không được giải quyêt. Ông chủ tịch tỉnh lập tức gọi công an đến đàn áp, bắt về công an phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang. Từ đồn công an ra, bà Suốt và bà Luyến chở nhau bằng xe máy về nhà thì bị 4 người đàn ông mặc áo mưa trùm kín mặt dùng gậy đánh tới tấp vào người, tay, chân và ngực. Bà Nhượng một mình đi bộ ra khỏi khu vực cổng công an phường liền bị mấy chục dân phòng, công an, côn đồ vây đánh, họ tát vào mặt bà làm chảy máu mồm. Bà hô hoán kêu cứu thì bị công an bắt đưa về đồn công an phường Hoàng Văn Thụ. Tại đây bà tiếp tục bị đánh, sau đó đã bỏ chạy được vào nhà dân ở đối diện cổng công an phường.

6. - Anh Tiến Sơn và anh Hà Thanh, thành viên nhóm Cứu lấy dân oan, bị 4 tên côn đồ dùng hung khí đánh trọng thương ngày 18/3/2015 sau khi các anh đi trao 80 suất học bổng cho học sinh khó khăn con của bà con dân oan Dương Nội.

7. - Sáng 22/4, anh Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) đi chợ mua sữa cho con nhỏ. Vừa đến đoạn đường vắng của quận Long Biên, Hà Nội, thì anh bị ba thanh niên đi xe máy phóng đến đạp mạnh vào tay lái làm anh văng khỏi xe, ngã xuống mặt đường. Cả ba xông đến đấm đá, giẫm đạp túi bụi, sau đó còn lấy gạch đập vào đầu và tay.

8. -Vào hồi 7 giờ 30 ngày 11/5, anh Nguyễn Chí Tuyến đưa con đi học. Khi quay trở về nhà để chuẩn bị đi làm thì có 5 người thanh niên đi trên hai xe máy, một xe chở ba, một xe chở hai, chặn xe anh Tuyến. Họ nhảy xuống xe và lao vào dùng tuýp sắt đánh anh. Một vết thương trên đầu dài 6cm.

9. - Lúc 7 giờ 15 sáng ngày 19/5/2015, anh Đinh Quang Tuyến (Tuyến Xích Lô), dắt xe đạp ra khỏi nhà để tập thể dục thì thấy bóng dáng CA khu vực canh gác bên kia đường hẻm lấy điện thoại gọi đi. Chạy được một đoạn ngắn, anh dừng xe quan sát. Lúc này, 2 kẻ bịt mặt đi xe máy lập tức lao đến tung cú đấm cực mạnh vào ngay giữa mặt, làm anh vỡ sống mũi.

Giả dạng côn đồ tấn công (vì lý do mâu thuẫn cá nhân), là cách mà công an VN thường dùng nhằm che đậy chủ trương bẩn thỉu dùng vũ lực làm nhục ý chí người bảo vệ nhân quyền. Phương cách này “an toàn” đối với chính quyền vì các nước quan tâm nhân quyền tại VN đã không lưu ý nhiều so với các vụ bắt giam.

Hội CTNLT cực lực lên án và phản đối sử dụng bạo lực đàn áp hãm hại người bất đồng chính kiến. Nghiêm trọng hơn vì số nạn nhân ngày càng tăng.

Chúng tôi kêu gọi các Chính phủ dân chủ, các cơ quan ngoại  tại Hà Nội, và các tổ chức nhân quyền quốc tế hãy giúp sức lên tiếng bảo vệ các nạn nhân bị tấn công. Hãy yêu cầu chính quyền VN chấm dứt bạo lực như một điều kiện trong việc ký các hiệp ước kinh tế.

Bạo lực đàn áp mà chính quyền công an trị của CSVN đang áp dụng sẽ không bao giờ dừng lại nếu tiếng nói lương tâm không được cất lên đúng lúc.

Việt Nam, ngày 20/5/2015,
Ban Điều Hành Hội CTNLTVN

3.- AI THÁCH THỨC AI ĐÂY?
Hải Ninh, phóng viên RFA, có cuộc phỏng vấn với ông Tom Malinowski, Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ sau cuộc gặp gỡ của ông với cộng đồng người Việt ở thủ đô Washington D.C. tối 20/5.

Hải Ninh: Vậy ta có thể chờ đợi những thay đổi gì từ Việt Nam khi TPP kết thúc?
Tom Malinowski: Chúng tôi đã tỏ rõ quan điểm với chính phủ Việt Nam rằng tất cả điều đó phụ thuộc vào những tiến bộ của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.

Trước khi ông Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ đến VN đã có nhiều người dân bị đánh đập ngoài đường. Sau khi ông đi rồi, vẫn còn công an ngang nhiên đánh người ngoài đường. Câu hỏi quan trọng thứ hai là: AI BỊ BẮT BUỘC LÀM THEO LỆNH CỦA TÀU ĐỂ PHÁ TPP?


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 27 tháng 5 năm 2015
(còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

2015/05/26

Bernie Sanders Launches Presidential Campaign in Burlington



On Tuesday afternoon, Sen. Bernie Sanders gave a rousing speech kicking off his campaign in his home state of Vermont.
"This campaign," Sanders said, "is not about Bernie Sanders. It is not about Hillary Clinton. It is not about Jeb Bush or anyone else. This campaign is about the needs of the American people, and the ideas and proposals that effectively address those needs." Sanders went on to deliver a surprisingly policy-heavy speech. Here are his prepared remarks, minus the thank-yous and glad-to-be-heres at the beginning.
 
Today, here in our small state — a state that has led the nation in so many ways — I am proud to announce my candidacy for president of the United States of America.
 
Today, with your support and the support of millions of people throughout this country, we begin a political revolution to transform our country economically, politically, socially and environmentally.
 
Today, we stand here and say loudly and clearly that; "Enough is enough. This great nation and its government belong to all of the people, and not to a handful of billionaires, their Super-PACs and their lobbyists."
 
Brothers and sisters: Now is not the time for thinking small. Now is not the time for the same old — same old establishment politics and stale inside-the-beltway ideas.
 
Now is the time for millions of working families to come together, to revitalize American democracy, to end the collapse of the American middle class and to make certain that our children and grandchildren are able to enjoy a quality of life that brings them health, prosperity, security and joy - and that once again makes the United States the leader in the world in the fight for economic and social justice, for environmental sanity and for a world of peace.
 
My fellow Americans: This country faces more serious problems today than at any time since the Great Depression and, if you include the planetary crisis of climate change, it may well be that the challenges we face now are direr than any time in our modern history.
 
Here is my promise to you for this campaign. Not only will I fight to protect the working families of this country, but we're going to build a movement of millions of Americans who are prepared to stand up and fight back. We're going to take this campaign directly to the people - in town meetings, door to door conversations, on street corners and in social media — and that's BernieSanders.com by the way. This week we will be in New Hampshire, Iowa and Minnesota — and that's just the start of a vigorous grassroots campaign.
 
Let's be clear. This campaign is not about Bernie Sanders. It is not about Hillary Clinton. It is not about Jeb Bush or anyone else. This campaign is about the needs of the American people, and the ideas and proposals that effectively address those needs. As someone who has never run a negative political ad in his life, my campaign will be driven by issues and serious debate; not political gossip, not reckless personal attacks or character assassination. This is what I believe the American people want and deserve. I hope other candidates agree, and I hope the media allows that to happen. Politics in a democratic society should not be treated like a baseball game, a game show or a soap opera. The times are too serious for that.
 
Let me take a minute to touch on some of the issues that I will be focusing on in the coming months, and then give you an outline of an Agenda for America which will, in fact, deal with these problems and lead us to a better future.
 
Income and Wealth Inequality: Today, we live in the wealthiest nation in the history of the world but that reality means very little for most of us because almost all of that wealth is owned and controlled by a tiny handful of individuals. In America we now have more income and wealth inequality than any other major country on earth, and the gap between the very rich and everyone is wider than at any time since the 1920s. The issue of wealth and income inequality is the great moral issue of our time, it is the great economic issue of our time and it is the great political issue of our time. And we will address it.
 
Let me be very clear. There is something profoundly wrong when the top one-tenth of 1 percent owns almost as much wealth as the bottom 90 percent, and when 99 percent of all new income goes to the top 1 percent. There is something profoundly wrong when, in recent years, we have seen a proliferation of millionaires and billionaires at the same time as millions of Americans work longer hours for lower wages and we have the highest rate of childhood poverty of any major country on earth. There is something profoundly wrong when one family owns more wealth than the bottom 130 million Americans. This grotesque level of inequality is immoral. It is bad economics. It is unsustainable. This type of rigged economy is not what America is supposed to be about. This has got to change and, as your president, together we will change it.
 
Economics: But it is not just income and wealth inequality. It is the tragic reality that for the last 40 years the great middle class of our country —once the envy of the world — has been disappearing. Despite exploding technology and increased worker productivity, median family income is almost $5,000 less than it was in 1999.
As a result of the disastrous Supreme Court decision on Citizens United, the American political system has been totally corrupted, and the foundations of American democracy are being undermined. What the Supreme Court essentially said was that it was not good enough for the billionaire class to own much of our economy. They could now own the U.S. government as well. And that is precisely what they are trying to do.
In Vermont and throughout this country it is not uncommon for people to be working two or three jobs just to cobble together enough income to survive on and some health care benefits.
 
The truth is that real unemployment is not the 5.4 percent you read in newspapers. It is close to 11 percent if you include those workers who have given up looking for jobs or who are working part time when they want to work full time. Youth unemployment is over 17 percent and African-American youth unemployment is much higher than that. Today, shamefully, we have 45 million people living in poverty, many of whom are working at low-wage jobs. These are the people who struggle every day to find the money to feed their kids, to pay their electric bills and to put gas in the car to get to work. This campaign is about those people and our struggling middle class. It is about creating an economy that works for all, and not just the one percent.
 
Citizens United: My fellow Americans: Let me be as blunt as I can and tell you what you already know. As a result of the disastrous Supreme Court decision on Citizens United, the American political system has been totally corrupted, and the foundations of American democracy are being undermined. What the Supreme Court essentially said was that it was not good enough for the billionaire class to own much of our economy. They could now own the U.S. government as well. And that is precisely what they are trying to do.
 
American democracy is not about billionaires being able to buy candidates and elections. It is not about the Koch brothers, Sheldon Adelson and other incredibly wealthy individuals spending billions of dollars to elect candidates who will make the rich richer and everyone else poorer. According to media reports the Koch brothers alone, one family, will spend more money in this election cycle than either the Democratic or Republican parties. This is not democracy. This is oligarchy. In Vermont and at our town meetings we know what American democracy is supposed to be about. It is one person, one vote — with every citizen having an equal say — and no voter suppression. And that's the kind of American political system we have to fight for and will fight for in this campaign.
 
Climate Change: When we talk about our responsibilities as human beings and as parents, there is nothing more important than leaving this country and the entire planet in a way that is habitable for our kids and grandchildren. The debate is over. The scientific community has spoken in a virtually unanimous voice. Climate change is real. It is caused by human activity and it is already causing devastating problems in the United States and around the world.
 
The scientists are telling us that if we do not boldly transform our energy system away from fossil fuels and into energy efficiency and sustainable energies, this planet could be five to ten degrees Fahrenheit warmer by the end of this century. This is catastrophic. It will mean more drought, more famine, more rising sea level, more floods, more ocean acidification, more extreme weather disturbances, more disease and more human suffering. We must not, we cannot, and we will not allow that to happen.
 
It is no secret that there is massive discontent with politics in America today. In the mid-term election in November, 63 percent of Americans did not vote, including 80 percent of young people.
Let us be honest and acknowledge that millions of Americans are now working for totally inadequate wages. The current federal minimum wage of $7.25 an hour is a starvation wage and must be raised. The minimum wage must become a living wage — which means raising it to $15 an hour over the next few years — which is exactly what Los Angeles recently did — and I applaud them for doing that. Our goal as a nation must be to ensure that no full-time worker lives in poverty. Further, we must establish pay equity for women workers. It's unconscionable that women earn 78 cents on the dollar compared to men who perform the same work. We must also end the scandal in which millions of American employees, often earning less than $30,000 a year, work 50 or 60 hours a week — and earn no overtime. And we need paid sick leave and guaranteed vacation time for all.
Poll after poll tells us that our citizens no longer have confidence in our political institutions and, given the power of Big Money in the political process, they have serious doubts about how much their vote actually matters and whether politicians have any clue as to what is going on in their lives.
 
Combatting this political alienation, this cynicism and this legitimate anger will not be easy. That's for sure. But that is exactly what, together, we have to do if we are going to turn this country around — and that is what this campaign is all about.
And to bring people together we need a simple and straight-forward progressive agenda which speaks to the needs of our people, and which provides us with a vision of a very different America. And what is that agenda?
 
Jobs, Jobs, Jobs: It begins with jobs. If we are truly serious about reversing the decline of the middle class we need a major federal jobs program which puts millions of Americans back to work at decent paying jobs. At a time when our roads, bridges, water systems, rail and airports are decaying, the most effective way to rapidly create meaningful jobs is to rebuild our crumbling infrastructure. That's why I've introduced legislation which would invest $1 trillion over 5 years to modernize our country's physical infrastructure. This legislation would create and maintain at least 13 million good-paying jobs, while making our country more productive, efficient and safe. And I promise you as president I will lead that legislation into law.
 
I will also continue to oppose our current trade policies. For decades, presidents from both parties have supported trade agreements which have cost us millions of decent paying jobs as corporate America shuts down plants here and moves to low-wage countries. As president, my trade policies will break that cycle of agreements which enrich at the expense of the working people of this country.
 
Raising Wages: Let us be honest and acknowledge that millions of Americans are now working for totally inadequate wages. The current federal minimum wage of $7.25 an hour is a starvation wage and must be raised. The minimum wage must become a living wage — which means raising it to $15 an hour over the next few years — which is exactly what Los Angeles recently did — and I applaud them for doing that. Our goal as a nation must be to ensure that no full-time worker lives in poverty. Further, we must establish pay equity for women workers. It's unconscionable that women earn 78 cents on the dollar compared to men who perform the same work. We must also end the scandal in which millions of American employees, often earning less than $30,000 a year, work 50 or 60 hours a week — and earn no overtime. And we need paid sick leave and guaranteed vacation time for all.
 
Addressing Wealth and Income Inequality: This campaign is going to send a message to the billionaire class. And that is: you can't have it all. You can't get huge tax breaks while children in this country go hungry. You can't continue sending our jobs to China while millions are looking for work. You can't hide your profits in the Cayman Islands and other tax havens, while there are massive unmet needs on every corner of this nation. Your greed has got to end. You cannot take advantage of all the benefits of America, if you refuse to accept your responsibilities.
 
That is why we need a tax system which is fair and progressive, which makes wealthy individuals and profitable corporations begin to pay their fair share of taxes.
 
Reforming Wall Street: It is time to break up the largest financial institutions in the country. Wall Street cannot continue to be an island unto itself, gambling trillions in risky financial instruments while expecting the public to bail it out. If a bank is too big to fail it is too big to exist. We need a banking system which is part of the job creating productive economy, not a handful of huge banks on Wall Street which engage in reckless and illegal activities.
 
At a time when millions of Americans are struggling to keep their heads above water economically, at a time when senior poverty is increasing, at a time when millions of kids are living in dire poverty, my Republican colleagues, as part of their recently-passed budget, are trying to make a terrible situation even worse. If you can believe it, the Republican budget throws 27 million Americans off health insurance, makes drastic cuts in Medicare, throws millions of low-income Americans, including pregnant women off of nutrition programs, and makes it harder for working-class families to afford college or put their kids in the Head Start program. And then, to add insult to injury, they provide huge tax breaks for the very wealthiest families in this country while they raise taxes on working families.
Campaign Finance Reform: If we are serious about creating jobs, about climate change and the needs of our children and the elderly, we must be deadly serious about campaign finance reform and the need for a constitutional amendment to overturn Citizens United. I have said it before and I'll say it again. I will not nominate any justice to the Supreme Court who has not made it clear that he or she will move to overturn that disastrous decision which is undermining our democracy. Long term, we need to go further and establish public funding of elections.
 
Reversing Climate Change: The United States must lead the world in reversing climate change. We can do that if we transform our energy system away from fossil fuels, toward energy efficiency and such sustainable energies such as wind, solar, geo-thermal and bio-mass. Millions of homes and buildings need to be weatherized, our transportation system needs to be energy efficient, and we need a tax on carbon to accelerate the transition away from fossil fuel.
 
Health Care for All: The United States remains the only major country on earth that does not guarantee health care for all as a right. Despite the modest gains of the Affordable Care Act, 35 million Americans continue to lack health insurance and many more are under-insured. Yet, we continue paying far more per capita for health care than any other nation. The United States must join the rest of the industrialized world and guarantee health care to all as a right by moving toward a Medicare-for-All single-payer system.
 
Protecting Our Most Vulnerable: At a time when millions of Americans are struggling to keep their heads above water economically, at a time when senior poverty is increasing, at a time when millions of kids are living in dire poverty, my Republican colleagues, as part of their recently-passed budget, are trying to make a terrible situation even worse. If you can believe it, the Republican budget throws 27 million Americans off health insurance, makes drastic cuts in Medicare, throws millions of low-income Americans, including pregnant women off of nutrition programs, and makes it harder for working-class families to afford college or put their kids in the Head Start program. And then, to add insult to injury, they provide huge tax breaks for the very wealthiest families in this country while they raise taxes on working families.
 
Well, let me tell my Republican colleagues that I respectfully disagree with their approach. Instead of cutting Social Security, we're going to expand Social Security benefits. Instead of cutting Head Start and child care, we are going to move to a universal pre-K system for all the children of this country. As Franklin Delano Roosevelt reminded us, a nation's greatness is judged not by what it provides to the most well-off, but how it treats the people most in need. And that's the kind of nation we must become.
 
College for All: And when we talk about education, let me be very clear. In a highly competitive global economy, we need the best educated workforce we can create. It is insane and counter-productive to the best interests of our country, that hundreds of thousands of bright young people cannot afford to go to college, and that millions of others leave school with a mountain of debt that burdens them for decades. That must end. That is why, as president, I will fight to make tuition in public colleges and universities free, as well as substantially lower interest rates on student loans.
 
War and Peace: As everybody knows, we live in a difficult and dangerous world, and there are people out there who want to do us harm. As president, I will defend this nation — but I will do it responsibly. As a member of Congress I voted against the war in Iraq, and that was the right vote. I am vigorously opposed to an endless war in the Middle East — a war which is unwise and unnecessary. We must be vigorous in combatting terrorism and defeating ISIS, but we should not have to bear that burden alone. We must be part of an international coalition, led by Muslim nations, that can not only defeat ISIS but begin the process of creating conditions for a lasting peace.
 
As some of you know, I was born in a far-away land called Brooklyn, New York. My father came to this country from Poland without a penny in his pocket and without much of an education. My mother graduated high school in New York City. My father worked for almost his entire life as a paint salesman and we were solidly lower-middle class. My parents, brother and I lived in a small rent-controlled apartment. My mother's dream was to move out of that small apartment into a home of our own. She died young and her dream was never fulfilled. As a kid I learned, in many, many ways, what lack of money means to a family. That's a lesson I have never forgotten.
 
I have seen the promise of America in my own life. My parents would have never dreamed that their son would be a U.S. Senator, let alone run for president. But for too many of our fellow Americans, the dream of progress and opportunity is being denied by the grind of an economy that funnels all the wealth to the top.
 
And to those who say we cannot restore the dream, I say just look where we are standing. This beautiful place was once an unsightly rail yard that served no public purpose and was an eyesore. As mayor, I worked with the people of Burlington to help turn this waterfront into the beautiful people-oriented public space it is today. We took the fight to the courts, to the legislature and to the people. And we won.
 
The lesson to be learned is that when people stand together, and are prepared to fight back, there is nothing that can't be accomplished.
 
We can live in a country:
 
Where every person has health care as a right, not a privilege;
Where every parent can have quality and affordable childcare and where all of our qualified young people, regardless of income, can go to college;
Where every senior can live in dignity and security, and not be forced to choose between their medicine or their food;
Where every veteran who defends this nation gets the quality health care and benefits they have earned and receives the respect they deserve;
Where every person, no matter their race, their religion, their disability or their sexual orientation realizes the full promise of equality that is our birthright as Americans.

 

That is the nation we can build together, and I ask you to join me in this campaign to build a future that works for all of us, and not just the few on top.
 
Thank you, and on this beautiful day on the shore of Lake Champlain, I welcome you aboard.

Bernie Sanders

Khai Dân TríBernie Sanders

2015/05/25

Thói quen xấu tiêm nhiễm vào huyết quản rồi

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 25.05.2015

Thói quen xấu tiêm nhiễm vào huyết quản rồi

Trong tuần này, hầu hết các báo ở VN và các trang mạng trên khắp các diễn đàn trong và ngoài nước đều sôi sục vì những bản tin mới nhất về chuyện du học sinh VN tại Nhật ăn cắp vặt và ăn cắp có tổ chức.

Nỗi nhục không phải chỉ có người VN ở trong nước gánh chịu mà tất cả người VN có mặt trên khắp hành tinh đều cảm thấy nhục khi “phải là người Việt Nam”. Trước hết tôi thấy cần phải xác định ngay rằng, từ trước những năm 1975, du học sinh VN rất nhiều, nhưng chưa hề mang tai tiếng nào về những vụ ăn cắp như thế này. Họ chỉ mang vẻ vang về cho đất nước.

Hồi đó (trước 1975) hầu hết các học sinh VN được đi du học không cần phải là con ông cháu cha, bất kỳ gia đình nào đủ sức lo cho con cái đi du học đều được chính phủ cho phép dễ dàng.

Các du học sinh hầu hết theo học ở Pháp hoặc ở Anh, Mỹ. Cần phân biệt rõ “du học sinh” và tu “nghiệp sinh” vì, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề, sang Nhật để làm thuê còn “du học sinh” là những người đi học văn hóa tại các trường Trung Học, Đại Học ở nước ngoài.

Hầu như chưa có học sinh nào du học ở Nhật bởi thời ký đó Nhật Bản cũng chẳng hơn gì VN về mọi phương diện từ văn hóa đến xã hội, nếu không muốn nói là họ còn kém VN nhiều mặt bởi họ đang phải gắn bó vết thương chiến tranh tàn phá sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.

Nhưng từ đó đến nay, nước Nhật tiến bộ nhanh chóng. Trong khi người Việt vẫn nghèo đói tang thương. Từ cái nghèo đói đó nẩy sinh biết bao nhiêu tệ nạn. Nhất là nạn tham nhũng phá hoại tất cả từ văn hóa đến đạo đức. Nào là nạn buôn bán người, nạn trộm cướp, ma túy, mại dâm… kể làm sao hết. Chính vì lẽ đó nên số người xuất ngoại lao động ngày càng nhiều.

Người VN bắt đầu giao thương với Nhật và du học sinh cũng được gửi sang Nhật học hành. Và sự thật là con cái đại gia thực thụ thì ít, con cái thuộc loại con ông cháu cha -COCC- thì nhiều. Người dân lo kiếm ăn đã khó, lấy tiền đâu cho con đi du học. Chỉ có những người lao động muốn đổi đời chạy chọt đóng tiền cho các doanh nghiệp quốc doanh như Sovilaco hoặc Suleco được độc quyền xuất khấu lao động sang Nhật để học nghề kiếm tiền, gọi là “tu nghiệp sinh”.

Gần như tất cả các “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu).

Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga... Gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn hàng không Việt Nam mới là chuyện lạ”.

Tôi không nói tất cả các du học sinh VN thời nay đều như thế cả, chỉ có một số cô cậu ăn chơi lạc đường vào sa ngã. Tiếc thay con số đó lại không hề ít. Và không chỉ du học sinh mà số người ăn cắp thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, kể cả người lao động và những người được gọi là có học.

Xin dẫn chứng:

Mỗi ngày xảy ra 8 vụ người VN ăn cắp ở Nhật
Báo Một Thế Giới dẫn nguồn từ Viet-jo.com cho biết, tháng trước, Cơ Quan Cảnh Sát Nhật Bản đã công bố tình hình bắt giữ tội phạm nước ngoài trong năm 2014 tại nước này với tổng cộng có 15,215 trường hợp. Trong số đó các vụ liên quan đến người Việt Nam lên đến 2,488 vụ, tăng 61,6% so với năm 2013, tính ra trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ trộm cắp dính đến người Việt Nam.
Biển cảnh báo người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật bằng tiếng Việt không hiếm.

Cụ thể, có tổng số người nước ngoài tại Nhật bị bắt là 10,689 người, tăng 8,1% so với năm 2013. Đặc biệt, trong số người phạm tội có đến 1,548 người Việt Nam, chiếm 16,4% tổng số các trường hợp các vụ do người nước ngoài vi phạm luật pháp bị cơ quan an ninh Nhật bắt giữ, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Điều đáng buồn là trong số các vụ án hình sự, thì người Việt đứng đầu về cả số vụ lẫn số người các tội cướp giật, ăn cắp. Số người Việt ăn cắp bị bắt giữ là 1,745 trong tổng số 6,716 người nước ngoài bị bắt. Trong các trường hợp ăn cắp do người Việt Nam thực hiện thì số vụ ăn cắp ở cửa hàng, siêu thị đặc biệt cao với 1,437 vụ, người sang Nhật học nghề chiếm 12.9%. với phần lớn tỉ lệ là du học sinh với 54.2%, tăng 1,8 lần!

Những bản thông báo còn hơn chửi người Việt
Bạn đã thấy tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật lại có xu hướng gia tăng. Điều đó khiến cho hình ảnh người Việt càng thêm xấu xí trong mắt các bạn nước ngoài.

Cách đây không lâu, 6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100 lần thực hiện hành vi trộm đồ. Khi điều tra về tài khoản của một phụ nữ trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10 triệu Yen (tương đương 1,9 tỷ đồng).
Cảnh sát thu giữ số quần áo mà nhóm người Việt đã lấy cắp tại cửa hàng Uniqlo.
Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội. Hẳn bạn chưa quên mới đây hình ảnh những phi công và tiếp viên Hàng Không VN buôn lậu đồ ăn cắp được nêu tên trên báo. Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam.
Phi công Ðặng Xuân Hợp tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo chí.
Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. 
Khi bị bắt phi công Ðặng Xuân Hợp xấu hổ quá tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo giới Nhật khi bị bắt giữ tại phi trường Fukuoka. 

Theo tin mới nhất, ngày 18-5 vừa qua tại phiên tòa xét xử 2 nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines mang 6 kg vàng nhưng không khai báo, công tố viên Hàn Quốc đã đưa ra bản án 24 tháng tù giam đối với cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và 12 tháng tù giam đối với tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong. 

Ngay cả một cô dẫn chương trình của Đài Truyền Hình VN, con một ông Tổng giám đốc thừa mứa tiền bạc cũng mắc chứng ăn cắp vặt. 

Một lần ở Thụy Điển và một lần ở Anh, Đại sứ quán VN phải can thiệp và cả hai lần bố cô phải gửi sang tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần đưa ra sử dụng cô mới được thả.

Câu chuyện từ năm 2001 và 2006, chuyện đã xa, giờ này chắc cô đã có tuổi và yên ấm bên chồng con nên tôi không muốn ghi rõ tên họ.
 

Thế nên ở nhiều nhà hàng cửa hiệu của Nhật đã dán những thông báo vô cùng nhục nhã đối với người Việt.

Bạn Kim Mạnh Hiệp (26 tuổi) – cựu du học sinh Đại học Tokyo Agriculture and Technology University, Nhật Bản cho biết:
Hiện tại, mình được biết có một vài công ty đã… cấm tuyển người Việt Nam. Một số video được các công ty này công bố có ghi lại hình ảnh người Việt ăn trộm sản phẩm… Rồi có cả những biển tiếng Việt “cấm ăn vụng, uống vụng đồ trong nhà bếp” để cảnh báo những bạn trẻ Việt làm trong nhà hàng Nhật nữa.
Bức ảnh cảnh báo không được lấy ô và giầy của người khác.
Chưa kể, gần đây có một số vụ ăn cắp đồ trong siêu thị, hay bắt trộm dê của người dân, mà đài truyền hình NHK (Nhật) đã có phóng sự riêng dài hơn 20 phút…” Ngoài ra còn tấm bảng để ngay cửa ghi rõ tiếng Việt: “Tuyệt đối không được lấy ô và giầy của người khác để dùng”. Và chắc còn nhiều nữa mà chúng ta chưa biết hết. Nếu bạn có dịp đi du lịch sang Nhật chắc bạn không dám nhận mình là người Việt Nam. Còn rất nhiều chuyện đáng nói về vấn đề này, nhưng ở đây tôi chỉ chú trọng đến vấn đề chung mới đây của cả các du học sinh và tu nghiệp sinh.

Bản thông báo mới của văn phòng trường Nhật ngữ viện nghiên cứu Tokyo
Ngày vừa qua, một bản thông báo mang tên “Thông báo đến học sinh Việt Nam về việc ăn cắp vặt” được chia sẻ trên nhiều diễn đàn giới trẻ. Theo thông báo này, văn phòng trường Nhật ngữ viện nghiên cứu Tokyo, Nhật Bản cho biết:
Hiện nay nhiều sinh viên Việt Nam đang sinh sống tại Nhật bị cảnh sát bắt vì tội ăn cắp, bỏ trốn và không đến trường làm nhà trường rất lo lắng.

Ở các siêu thị hoặc cửa hàng thuốc tây ở Nhật đều có camera giám sát hoặc nhân viên giám sát ăn cắp vặt.

Gần đây, được biết có một tổ chức tội phạm liên lạc với những sinh viên đang du học tại Nhật như thế này: “Hãy đi đến tiệm… có bán những sản phẩm… ăn cắp rồi đưa cho người Nhật. Nếu làm vậy nợ nần ở Nhật sẽ được trả bớt”.

Khi bị bắt vì tội ăn cắp sẽ bị đưa vào tù và đưa trả về Việt Nam (cưỡng chế về nước). Trên thực tế những trường hợp như thế này đang gia tăng.

Mặt khác, nếu bỏ trốn không đến trường thì:

Xem như trở thành cư trú bất hợp pháp. Sinh viên nào không đến trường, nhà trường xem như sinh viên đó nghỉ học và thông báo đến Cục quản lý xuất nhập cảnh Tokyo. Nếu như thế cho dù còn thời hạn cư trú nhưng vẫn bị cảnh sát bắt.

Về hành vi ăn cắp, nếu không đến trường, bỏ trốn thì khi đang làm việc bị cảnh sát bắt được sẽ bị trả về nước và vĩnh viễn không được đến Nhật vì hành vi của bạn đã được lưu lại.

Nhà trường hiểu rằng các bạn sinh viên có nhiều vất vả nhưng các sinh viên đến đây với mục đích là du học sinh thì hãy cố gắng học tập tốt. Khi các bạn giỏi tiếng Nhật thì các bạn sẽ tìm được công việc tốt cho mình và chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đến với mình.

Khi các bạn có khó khăn gì, muốn trao đổi điều gì các sinh viên hãy đến văn phòng. Các sinh viên hãy cố gắng lên!”.

Nguyên nhân vì đâu?
Bạn Nguyễn Hương Giang (24 tuổi, SV năm cuối trường Asia University, Nhật Bản) cho biết:
“Theo mình, có 2 nguyên nhân dẫn đến việc trộm cắp này. Thứ nhất, trước khi trở thành như vậy, các bạn ấy cũng chỉ là du học sinh bình thường nhưng do hoàn cảnh “cơm áo gạo tiền” nên “nhẹ dạ cả tin” vào những lời “rót tiền như rót mật” và bị các tổ chức tội phạm liên hệ, dụ dỗ thực hiện hành vi trộm cắp”.

Từ những câu chuyện, hình ảnh “tố” thói “trộm cắp vặt” của du học sinh Việt tại Nhật, Nguyễn Phượng - một bạn trẻ Việt 26 tuổi đang làm việc tại Nhật nói:
“Theo mình, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chính cách giáo dục của người Việt, từ cách hành xử đời thường”.

Ngay cả các bạn trẻ cũng đã nhận thức được nguyên nhân xảy ra những hành động xấu xa đó chính là do tuổi trẻ  đã có một thời gian quen sống trong một xã hội suy đồi đạo đức, con người đối với nhau chỉ là quyền lợi cá nhân. Trước mắt là những kẻ không cần làm gì vẫn có tiền rừng bạc bể khiến thiên hạ ngây ngất. Cứ thò tay ra là có tiền, đó là tiền hối lộ. Các cậu dù là du học sinh, dù là con ông cháu cha, dù là dân lao động đi học nghề không ăn hối lộ được thì ăn cắp. Thói quen xấu ấy tiêm nhiễm vào huyết quản rồi, đã thành cái bệnh nan y. Khi nào các cha anh sống lương thiện cho các con cháu noi theo mới có lớp người tử tế được.

Còn trong tình trạng suy đồi này thì vẫn sẽ còn những tờ thông báo dán trên tường các cửa hàng cửa hiệu trên đất Nhật. Chưa biết chừng nay mai còn có những tờ thông báo như thế này ở các nước khác nữa. Cẩn thận đề phòng đi là vừa./-

Văn Quang

Khai Dân TríVăn Quang

2015/05/22

Thói hư tật xấu của người mình!

Thói hư tật xấu của người mình!

Trần Văn Giang

Lời giới thiệu:

Không hiểu cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương (“Bo Yang”) được xuất bản cách đây gần hai chục năm có liên quan gì đến sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hôm nay hay không?

[Nên biết bên Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là "The ugly American" của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó].

Tuy nhiên, hình như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc (!)

Ở hoàn cảnh Việt Nam, đã gần một thế kỷ rồi, thế hệ cha ông của chúng ta cũng đã có rất nhiều người dám vạch thẳng những tính xấu, những hủ tục của người Việt mình để biết mà sửa đổi (!) Nhưng mà không thấy có ai chịu nghe???  Để xét cái kết quả (“không khá”) này, cứ việc nhìn vào hiện tình dân tộc Việt ở trong nước lẫn ở hải ngọai; cứ nhìn vào chính bản thân mình, đồng bào và các tổ chức / hội đoàn chung quanh mình chứ chẳng cần tìm đâu xa!  Đến lúc này, thế hệ chúng ta, giữa những thay đổi lớn lao đang và vừa mới xẩy đến cho dân tộc chúng ta, giữa khát vọng phục hưng dân tộc… đây là một cơ hội thật tốt để cùng nhau đọc lại những nhận định mà các vị tiền bối đã viết về nhũng cái xấu xa của người mình và rồi tự đặt câu hỏi cho bản thân và cộng đồng của mình phải làm gì để cho dân tộc mình khá hơn?

“Có lẽ ta đâu mãi thế này …”
(Nguyễn Công Trứ - “Quân tử cố cùng”)

TVG

1- Chơi bời lãng phí
Trần Chánh Chiếu
(“Lục tỉnh tân văn,” năm 1907)
Theo tục ông bà để lại, hễ mãn một năm thì ăn Tết một lần ấy cũng là phải. Sao tôi thấy hễ tới ngày ấy, ai ai cũng đốt pháo, dựng nêu, treo bùa tứ tung ngũ hoành, đánh đáo đánh quần tới bảy bữa, rồi nào me, nào lú (1), bài cào, xóc đĩa, tổ tôm đủ thứ. Thậm chí có ông ăn Tết rồi thì bán nhà bán cửa, nợ réo trước nợ réo sau.  Đã “bần nhược” (2) lại “đãi đọa” (3) vậy thì biết chừng nào mà giàu có như người ta đặng?

(1) Theo Huỳnh Tịnh Của, “Đánh me” là "gây ăn thua trong cuộc chơi tiền,” còn “Lú” là "cuộc chơi con nít dùng tiền mà đánh đố.”
(2) Nghèo đói.
(3) Biếng nhác.

2- Ở đâu cũng thấy học đòi làm dáng
(“Hiếu thượng,” Tri tân, năm 1943)
Cái hiếu thượng (1) của số đông người mình đã lộ rõ ở từ ngôn ngữ đến cử chỉ, từ hành vi trong gia đình đến động tác ngoài xã hội. Người ta chơi câu đối?  Phần đông không phải vì thích chữ tốt yêu văn hay nhưng vì muốn sĩ diện ở mấy cái lạc khoản (2) có chức tước.  Người ta in danh thiếp?  Không phải vì cốt thông tính danh tỏ địa chỉ, song hình như chỉ cốt trưng những chức sắc tước trật và phẩm hàm.  Người ta đăng cáo phó?  Có lẽ ít vì cốt để báo tang, nhưng phần nhiều cốt để lợi dụng cái chết của ông bà cha mẹ mà quảng cáo cái danh phận của con cháu.

Cái bệnh hiếu thượng ấy truyền nhiễm đến cả nữ giới làm cho lắm người cũng mắc lây.  Một dạo ở xã hội ta nổi lên cái phong trào “phi cao đẳng bất thành phu phụ.” Vì thế trong cuộc hôn nhân đã xảy ra lắm chuyện buồn cười.  Hoặc mượn văn bằng của người khác để đưa nhà gái sát hạch lúc cầu hôn, hoặc giả làm nhà tòng sự (3) suốt mấy tháng để nhà gái nếu có dò la vẫn thấy sớm vác ô đi tối vác về...

(1) Thích hướng lên trên, tức hiếu danh, bon chen...
(2) Tự đề tên họ chức tước ở một góc câu đối.
(3) Làm công chức.

3- Học vấn một đằng, công nghệ một nẻo
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn.  Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.

Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán.  Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phẩm ông Hàn ông Bá mới là vẻ vang.

4- Khéo tay mà trí không khôn
Phạm Quỳnh
(“Pháp du hành trình nhật ký,” năm 1922)
Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi (1) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt.  Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.

Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (3) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần.

(1) Bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là “sáng tạo.”
(2) Quan hệ của những cái liên tiếp nhau. Cũng nghĩa như hệ thống.
(3) Duyên (có khi đọc diên) ở đây là thủ cựu, cách là đổi mới. “Duyên cách”: Tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao.

5- Thiếu tinh thần cầu học
Nguyễn Văn Tố
(theo Lê Thanh, “Cuộc phỏng vấn các nhà văn,” năm 1943)
Phải nhận rằng người mình không ham học mấy.  Thí dụ như người đỗ bằng tốt nghiệp, có công ăn việc làm thì thôi, không chịu học thêm.  Tôi cho thế là nhầm lắm. Người ta dạy cho bấy nhiêu là để cho mình tạm đủ sức mà học lấy, khi ở trường ra mắt là chỗ khởi hành, mình lại tưởng đến nơi rồi.  Nếu tôi được phép, tôi sẽ khuyên anh em thanh niên học rõ nhiều, vừa đọc văn Tây, vừa học lại tiếng ta, vì phần đông người ta mà viết văn ta còn sai nhiều.

6- Mô phỏng đã thành thói quen
Hoa Bằng
(“Phải có cái gì để làm đặc tính của người mình chứ.” Tri tân, năm 1941)
Hết thảy mọi phương diện, chẳng hạn, từ văn học tới nghệ thuật - chúng ta đều ăn của người, nhưng đã biết hóa để làm của riêng của mình chưa?

Bình tĩnh mà xét, từ hình thức đến tinh thần ta nay cũng có một đôi phần tiến.  Nhưng cái óc mô phỏng hay còn rõ sờ sờ trung hết thảy mọi mặt.

"Chúng ta phải làm con cháu của cổ nhân chứ không nên làm nô lệ của cổ nhân.”  Đối với cổ nhân ta nay còn phải dè dặt thay, huống chi đối với gió bốn phương, há lại nên bạ chiều nào che chiều ấy?!

7- Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não
Nguyễn Văn Huyên
(“Văn minh Việt Nam,” năm 1944)
Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiển người Việt thiên về u buồn và sầu não.

Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng ngắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình.  Vì thế khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán.

Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiển nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát.  Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như các tác phẩm của Trần Tế Xương, Nguyễn Khắc Hiếu…  chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhân loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ảnh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuộc sống chật hẹp.

8- Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng
Hoài Thanh
(“Có một nền văn hóa Việt Nam,” năm 1946)
Trong lịch sử ta biết bao thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu.

Ta không có một nền quốc học nếu quốc học là học thuật riêng của nước.  Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật.  Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.

Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có “Tứ thư Ngũ kinh” mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ, rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tưởng không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta.  Tư tưởng nào có lợi cho đời sống của dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung, ta sẽ trút bỏ dễ dàng không tiếc hối.

9- Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Văn chương gọt từng tiếng khác nào như người gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cài giò kia hãm cho thấp trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng động vào đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa.  Cốt lấy cái khéo nhỏ nhặt làm mất đi cái khí mạnh, gọi là "nhu nhược chi văn chương!"

10- Xu thế trang sức quá nặng
Đào Duy Anh
(“Việt Nam văn hóa sử cương,” năm 1938)
Nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghệ tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.

Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỗi bắt chước những kiểu mẫu sẵn.  Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy.

Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức.  Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biển hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.

11- Lối tính toán thiển cận
Lương Dũ Thúc
(“Nông cổ mím đàm,” năm 1901)
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí.  Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm.  Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (3) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi.  Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.

Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.

(1) Buôn bán lớn.
(2) Bỏ tiền của ra sử dụng.
(3) Bán hoa quả bông trái.

12- Mê tín gây nhiều lãng phí
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Lễ kỳ (1) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết (2), bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.

(1) Kỳ đây là cầu.
(2) Theo tôi (người viết / Trần Văn Giang) Cụ Phan Kế Bính có lẽ hiểu lầm (!?) Phật thuyết của Phật giáo về vấn đề đốt vàng mã, mũ Ngọc Hoàng v..v... Đốt vàng mã không phải là sản phẩm của Phật giáo mà là sản phẩm của mấy ông nhà Nho Trung Hoa truyền sang Việt Nam dưới thời Việt Nam bị đô hộ. Một số các thầy "cúng," những người nầy không phải là các Sư Tăng đạo Phật, vẫn còn dùng cái hủ tục mê tín dị đoan này vì nhiều người Việt nẫn còn tin!

13- Không ai chuyên nhất việc gì
Tân Việt (*)
(“Mỗi người một việc” - Đông Pháp thời báo, năm 1928)
Các nước phú cường, người nào làm việc gì.  Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm chính trị.

Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.

(*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe giọng (văn phong) thì người viết ở đây có lẽ là Diệp Văn Kỳ (?)

14- Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc
Phạm Quỳnh
(“Giải nghĩa đồng hóa,” Nam Phong, năm 1931)
Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa (1), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa (2) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh (3), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để (4) chỗ tinh túy.

Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.

Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.

Một người trí não khô cạn hay là vì không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.

Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.

Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?

(1) Tiếp nhận.
(2) Biến cải.
(3) Ngón nghề, mánh lới.
(4) Gốc rễ, cơ bản.

15- Quá tin ở những điều viển vông
Phan Bội Châu
(“Cao đẳng quốc dân,” năm 1928)
Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bầy định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành, núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu, vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo, vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà, cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu...

16- Tầm thường hóa những giáo lý sâu xa
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (1) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ (2), sùng tín cái vỏ xác ngoài còn cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến.  Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.

(1) Xét đoán, tra hỏi.
(2) Cũ kỹ, không hợp thời.

17- Vớ được sách nào theo sách ấy
Nguyễn Văn Vĩnh
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả hoặc là đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.

Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.

Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc pháp ở trong tay mấy anh sư mô, thầy cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tùy bện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tùy cách lịch sự tùy gia tư (1) mà theo lễ này hay lễ kia, chứ không theo tôn chỉ nào cả.

Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thể nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút.  Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư ông vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời.

(1) Của cải, tài sản trong gia đình.

18- Đời sống tôn giáo hời hợt
Nguyễn Văn Huyên
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Mặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách. Không có sự giáo dục tôn giáo cụ thể, cũng như không có sự tuyên truyền tôn giáo có tổ chức.

Mọi người chỉ cầu tới tôn giáo do nhu cầu vật chất. Ở một số trường hợp, người ta tìm kiếm một kết quả trước mắt như khỏi bệnh, có con, có tiền tài.  Người ta cũng cầu thần để cho đời sống một người đã khuất ở thế giới bên kia được dễ dàng, để thi đỗ, để nhanh chóng trong một việc, để đi xa một chuyển được bình yên... Thường thường trong ý thức dân gian, tôn giáo được quy lại chỉ còn là một lô thực hành thờ cúng đã trở thành bắt buộc.  Lễ nghi là tất cả, nó đôi khi bao gồm những nghi thức rắc rối hoặc núp dưới một hình thức long trọng có tính cách bề ngoài.

19- Từ ảo tưởng tới thoái hoá
Phan Khôi
(Báo Thần chung, năm 1929)
Mấy trăm năm nay, thuyết minh đức tân dân (1) làm hại cho sĩ phu nhiều lắm, nhất là trong thời đại khoa cử thịnh hành. Buổi còn đang đi học thì người nào cũng nhằm vào hai chữ tân dân đó mà ôm những hy vọng hăo huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ bà kia, sẽ kinh bang tế thế, rồi mình sẽ thượng trí quan, hạ trạch dân, làm nên công nghiệp (2) ghi vào thanh sử (3) đến đời đời, không ngờ thi không đậu hay đậu mà không làm ra trò chi, thì trở nên thất vọng, thiếu điều ngă ngửa người ra, tay chân xuôi lơ và bủn rủn.

Còn người khác đắc thời, thi đậu ra làm quan thì lại ỉ rằng bấy lâu mình đă có cái công phu minh đức, nghĩa là mình đă học giỏi rồi, thì bây giờ cứ việc thôi sờ học ư sở hành, chớ có lo chi.

Bởi vậy nên có những ông thượng thư bộ hộ mà làm chẳng chạy bốn phép toán, thượng thư bộ binh mà cả đời chẳng biết đến cái lưng con ngựa ra sao cái cò khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như thượng đế cả, nghĩa là toàn trí, toàn năng (!)

(1) Trích từ câu đầu tiên của sách Đại học, có nghĩa làm sáng đức và khiến dân luôn luôn đổi mới.
(2) Cũng tức là sự nghiệp.
(3) Thanh sét thời cổ ở Trung Quốc dùng thẻ tre để chép sử, nên lịch sử thường được gọi là thanh sử.

20- Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học trò
Phạm Quỳnh
(“Bàn về quốc học,” Nam phong, 1931)
Nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò!

Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế… Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi… chưa mấy ai là rơ rệt có cái tư cách – đừng nói đến tư cách nữa, hăy nói có cái hy vọng mà thôi – muốn độc lập trong cơi tư tưởng cả.

Như vậy thì ra giống ta chung kiếp (1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao? Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập.

(1) Suốt đời.

21- Không có can đảm là mình
Nguyễn Duy Thanh
(“Muốn cho tiếng An Nam giàu,” báo Phụ nữ tân văn, 1929)
Ông Dorgelès trong quyển “Con đường cái quan” có nói đến thói hay bắt chước của người mình. Đại khái ông nói rằng: “Ngày xưa người Tàu sang cai trị An Nam, người An Nam đều nhất nhất theo Tàu cả. Nay người Pháp sang bảo hộ mới được gần một trăm năm, mà nhà cửa đă theo Tây thời rất dễ dàng, nói đến tiếng An Nam thời khô khan, hình như phải dịch tiếng mình ra tiếng nước ngoài… Khoa học có nói rằng giống thằn lằn hễ bám vào cây nào thì lâu dần sẽ giống da cây ấy. Ở bên An Nam này thời không thế, thằn lằn không đổi màu da mà chính cây đổi màu da để lấy màu da thằn lằn.”

Câu nói đau đớn thay mà xét người ta nói cũng phải. …Người viết văn phải có can đảm mà dịch những chữ nước ngoài ra. Mở đầu có hơi ngang tai, sau dần rồi cũng nghe được. Cụ Nguyễn Du không can đảm sao dịch nổi chữ tang thương ra chữ bể dâu, chữ thiết diện ra chữ mặt sắt (1)… Mà cũng lạ thay cho người mình không suy xét kỹ: Người Tàu nói chữ vân cẩu tang thương có khác gì chữ mây chó chữ bể dâu không. Ấy thế mà giá mình nói “Bức tranh mây chó vẽ người bể dâu” (2) tất phần nhiều người cho là mách qué! Người Tàu trước kia làm gì có những tiếng cộng hòa, cách mạng, cá nhân, vật lý học, kỷ hà học (3)… Vì sốt sắng làm cho tiếng nước nhà giàu thêm lên, nên họ không ngại khó, rồi mới đặt ra được cái tiếng ấy. Người mình thì không thế. Muốn dịch một chữ Pháp hay chữ Anh ra tiếng nước nhà mà không dịch nổi, thì cứ việc mở ngay tự vị (4) Tàu ra, trong ấy đă sẵn sàng cả rồi. Dù người Tàu có dịch sai chăng nữa cũng mặc cứ cắm đầu cắm cổ mà chép, ai biết đến đó mà lo.

(1) Hai câu nguyên văn trong Truyện Kiều: “Trải qua một cuộc bể dâu” và “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vi tính.”
(2) Một câu trong “Cung oán ngâm khúc.” “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.”
(3) Tức hình học.
(4) Tức từ điển.

22- Thạo sử người hơn sử mình
Hoàng Cao Khải
(“Việt sử yếu,” 1914)
Sĩ tử khắp nước ta làu thông kinh sách mà không biết đất đai của nước ta và ṇi giống dân ta như thế nào. Họ chỉ biết Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông mà không biết Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ ra làm sao. Họ chỉ biết Khổng Minh, Địch Nhân Kiệt mà không biết các bề tôi Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn thờ vua giúp nước như thế nào. Họ chỉ biết núi Thái Sơn cao chót vót, sông Hoàng Hà sâu thăm thẳm, nhưng không hề hay biết núi Tản Viên từ đâu tới, sông Cửu Long ở Nam Kỳ – phát nguyên từ nơi nào. Ưa chuộng phong tục nước ngoài cho nên bao nhiêu nghi lễ về quan hôn tang tế (1), chúng ta đều bắt chước người Trung Hoa cả. Lại c̣òn lấy kỹ nghệ nước ngoài làm ưa thích. Đă không chịu học hỏi cách biến chế, óc sáng kiến của họ, mà tại đi tiêu thụ hàng hóa giúp cho họ. Đa số những vật liệu như đồ sứ, hàng tơ, lụa, hàng thêu, hàng đoạn (2)… chúng ta đều đi mua sắm từ bên Trung Quốc về dùng. Rồi dần đà lâu ngày, linh hồn của dân tự nhiên bị đổi dời, trí năo của dân ta tự nhiên bị bưng bít mà ta không hề biết, chỉ vì cái cớ chúng ta cứ chuyên trọng Bắc sứ (3) mà thôi.

(1) Các việc thuộc về đình đám, ma chay, cưới xin…
(2) Hàng dệt bằng tơ, mặt bóng mịn.
(3) Tức lịch sử Trung Hoa.

23- Đầu óc vọng ngoại và hay kỳ thị (**)
Luôn luôn có đầu óc vọng ngoại, nghĩa là tôn sùng hàng (ngoại) hóa và người ngoại quốc – những gì đến từ bên ngoài Việt Nam đều tốt đẹp hơn ở nội địa. Có lẽ vì dân trí mình còn thấp kém lại bị ngoại quốc đô hộ quá lâu - trên ngàn năm. Đã đành là đối với người ngoại quốc thì e sợ, nhát nhúa, nhưng đối với nhau thì lại thích hống hách và kỳ thị.

Người mình có đủ mọi kiểu kỳ thị: Tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Hoà hảo, Cao đài, Tin lành v.v..); Địa phương (nơi, miền); Sinh trưởng (Nam, Trung, Bắc); Sắc dân (Kinh, Thượng, Cao miên, Chàm, Trung hoa…); Bằng cấp và Xuất xứ được đào tạo giáo dục (truờng Việt, trường Mỹ, truờng Tây, trường Tầu, trường Liên xô…)

Sang sống tị nạn ở hải ngoại, sau khi ăn nên làm ra, cũng thấy bắt đầu dở mòi kỳ thị người thiểu số, da mầu bản xứ (da đen và da nâu / Mễ) nhiều khi tính kỳ thị của người mình còn hơn cả người Da trắng chính gốc bản địa nữa (!)

24- Vô kỷ luật (**)
Bất cứ ở đâu cũng có thể lấy thịt đè người, to tiếng, chen lấn vô trật tự, khinh thường người khác có vẻ nhỏ bé, nhã nhặn hơn mặc dù chưa (hoặc chẳng cần) hiểu rõ họ là ai?  Ở những nơi như chợ búa, hàng quán… Những nơi cần phải được xếp hàng theo thứ tự, tuần tự thì phe ta cứ tự tiện bất chấp luật lệ, lẽ phải tự nhiên (“common senses”), cứ tranh dành thế nào để rồi chen lấn, xô đẩy xếp thành một hàng ngang thôi mới vừa ý – hàng ngang có nghĩa rằng mọi người đều là số 1, không ai chịu thua kém ai?  Thiệt tình, dân mình thiếu hẳn cái “văn hóa xếp hàng!” – Người nào hung bạo nhất, to tiếng nhất thì người đó cũng tự cho mình có cái quyền phải được phục vụ trước (?)  Hay thật!

Sau biến cố tháng 4 năm 1975, người Việt Nam di tản đi tị nạn cộng sản khắp thế giới, sau khi đã được định cư ở những nước văn minh Âu Mỹ thì Cộng Đồng Việt Nam bị những sắc dân bản xứ và thiểu số khác coi thường chỉ vì cái "thói quen cố hữu 4000 năm chen lấn" này.

Vấn đề “vô kỷ luật,” thiếu lịch sự tối thiểu còn được thấy ngay trong các dịp đi dự tiệc cưới, họp mặt, lễ lạc, giờ hẹn phòng mạch bác sĩ…  Cứ tự nhiên đi trễ cả tiếng đồng hồ sau giờ ấn định làm các quan khách, các thân hữu, người phục vụ phải chờ đợi trông ngóng mệt mỏi.  Sự trễ nãi lạc hậu này đã trở thành một hủ tục gắn liền với người Việt Nam. Đến nỗi tại hải ngoại có câu vè châm biếm:

"Không ăn đậu (“bean”) không phải Mễ,
Không đi trễ không phải Việt Nam…"

Trần Văn Giang
(Ghi lại và viết thêm 2 mục)

Chú thích:
(**) TVG viết thêm 2 tiểu mục số 23 và 24.

Khai Dân TríTrần Văn Giang