2015/08/13

Lương Tri Lên Tiếng

Lương Tri Lên Tiếng

I) Sơ lược về Lịch sử chùa Phật Quang:

Sau Giáo chỉ số 9, hiện tượng chùa Điều Ngự do nhiều phật tử hết lòng góp công đức, tịnh tài, những tưởng từ đây sẽ có một ngôi chùa, một Văn phòng II của Viện Hóa Đạo (VHĐ), nào ngờ...

Trước sự bơ vơ không có nơi nương tựa tâm linh và sinh hoạt phật sự của phật tử miền Nam Cali này, Thầy Tăng Thống Thích Quảng Độ đã ước nguyện và kêu gọi phật tử khắp mọi nơi, nhứt là tại Hoa kỳ, hãy cùng nhau chung sức để dựng lên một mái chùa, dù nhỏ cũng được, tại vùng Thủ đô của người việt tỵ nạn cộng sản, cho những phật tử tại đây. Và Giáo hội sẽ đứng tên sở hữu pháp lý, không để hiện tượng Điều Ngự thứ hai. Dù chùa chưa thực sự có nhưng đã được Thầy Tăng Thống đặt tên là PHẬT QUANG. Chùa Phật Quang là chùa của Giáo hội, sẽ là nơi tu học, sinh hoạt phật sự, nương tựa tâm linh của tất cả phật tử, sẽ là ngôi chùa chung của tứ chúng. Những vị xuất gia đến sinh hoạt tại chùa sẽ được sự chuẩn thuận của Giáo hội và được làm Trụ sở Văn phòng II của VHĐ.

Văn phòng II VHĐ đã được chỉ thị thực hiện ước nguyện của Thầy Tăng Thống. Và phật tử khắp mọi nơi đã một lần nữa hết lòng đóng góp tịnh tài qua hơn 10 buổi tiệc cơm chay gây quỹ. Riêng phật tử quanh vùng Sài gòn nhỏ (little Saigon), ngoài tịnh tài đóng góp đã nổ lực tìm kiếm hơn 20 địa điểm khả dĩ và cuối cùng đã tìm được ngôi chùa Phật Quang như bây giờ.

Vì là ước nguyện và đã kêu gọi sự đóng góp của phật tử, được thực hiện qua Văn phòng II VHĐ nên Thầy Tăng Thống hết sức quan tâm đến sự tiến triển việc hình thành và sinh hoạt của chùa Phật Quang. Dù lâm trọng bịnh nhưng Thầy Viện trưởng Thích Như Đạt vẫn thường liên lạc thăm hỏi và đã dành hết số tiền do phật tử cúng dường cho Thầy chửa bịnh để tôn tạo và gởi cấp tốc tượng Bổn Sư Thích Ca đến đúng dịp lễ An vị Phật tại chùa Phật Quang.

Trên đây là tóm lược những việc đã được tất cả mọi phật tử biết rõ.

II) Việc gì đã xảy ra?

1) Thông báo Khẩn của VHĐ ký ngày 22/7/2015:
Chùa Phật Quang đã đi vào sinh hoạt hơn 8 tháng qua, dù rất nhiều khó khăn, bị đánh phá nhưng các phật tử chùa vẫn cố gắng giữ đều đặng sinh hoạt.

Đạo Phật là đạo như thật, lời nói phải trung thật "y như là", thấy sao nói vậy. Đó là Chánh ngữ, một trong ngũ giới. Lẽ nào người viết những lời dưới hình Thầy Tăng Thống không phải là phật tử ? Viết không chính xác ảnh hưởng đến uy tín của Thầy Tăng Thống, của Thượng Tọa Chủ nhiệm, của cả tờ báo thì sao được gọi là tiếng nói chánh thức của Văn phòng II VHĐ ?
Trong Nguyệt san Đồng Hành số 3, do Thượng Tọa Thích Giác Đẳng làm Chủ nhiệm, phát hành tháng 7 năm 2015, nơi trang 21 có đăng hình Thầy Tăng Thống đang cầm xem tờ Đồng Hành, và nếu chú thích là Thầy đang đọc tờ Đồng Hành số 1 đã được "lọt" vào qua một phật tử đem về từ Hoa kỳ, thì là chính xác. Nhưng cái sai ở chỗ viết những lời dù tốt đẹp gắn lên miệng Thầy thì không đúng với chức năng truyền thông.

Một sơ xuất thứ hai trong đoạn sau cùng trang: "Thay lời Thượng tọa Chủ tịch, Ban Biên Tập..." Thượng tọa Giác Đẳng hiện thời chỉ là Quyền Chủ tịch, là Chủ nhiệm tờ Đồng Hành.

Vì chổ không chính xác đó ảnh hưởng đến uy tín của Thầy Tăng Thống, đến trách nhiệm Chủ Nhiệm của Thượng Tọa Giác Đẳng và của bản thân tờ báo nên mới có thông báo Khẩn lưu ý Thượng Tọa Giác Đẳng về sự việc này.

Thượng Tọa Chủ nhiệm phải thấy ngay trách nhiệm chủ nhiệm mà chấp nhận sự việc và chỉ cần thông báo cho VHĐ rồi cho đăng lời đính chính trong số báo tháng tới (số 4) là êm chuyện (chuyện To hóa nhỏ, chuyện Nhỏ hóa không). Đó mới đúng là hành sử chánh niệm của bậc xuất gia. Những chuyện bàn ra bàn vô qua lời lẻ thường tình chỉ xé to, làm lớn chuyện là chuyện của phàm phu, không phải là của người hành đạo. Thấy cái ly thì nói cái ly, đó là sự thật không ai nói khác. Thầy Tăng Thống đọc báo thì tường thuật Thầy Tăng thống đọc báo (có thể đọc báo Đồng Hành nếu đúng như vậy). Còn những từ mang cảm tính thương ghét, đề cao hay hạ thấp đều tạo sự bất đồng.

Đạo Phật là đạo như thật, lời nói phải trung thật "y như là", thấy sao nói vậy. Đó là Chánh ngữ, một trong ngũ giới. Lẽ nào người viết những lời dưới hình Thầy Tăng Thống không phải là phật tử ? Viết không chính xác ảnh hưởng đến uy tín của Thầy Tăng Thống, của Thượng Tọa Chủ nhiệm, của cả tờ báo thì sao được gọi là tiếng nói chánh thức của Văn phòng II VHĐ ?

Có những dư luận bàn tán theo cảm tính, định kiến chấp trước, quanh co cũng không làm sai một sự thật hiển nhiên: cái ly là cái ly, viết những lời mà Thầy Tăng Thống không có nói là sai. Và cần đính chánh. Đơn giản thế thôi.

Cũng có ý kiến cho rằng đây là chuyện nội bộ, chỉ cần nói nhau nghe, để quần chúng biết là "vạch áo cho người xem lưng". Nếu đã nói là chuyện nội bộ thì bên ngoài không ai biết. Vậy thì nội bộ có nói nhau nghe hay không thì làm sao biết ? Khi thấy ra thông cáo Khẩn thì chỉ trích không nên. "Sợ sự thật là trái với Đạo Phật rồi"

Khẩn là vì muốn báo Đồng Hành kịp sửa sai ngay trước in. Nếu đã in thì xóa bỏ ngay trang 21 trước khi phát hành và đã lỡ phát hành thì thôi đành phải đính chánh trong số tới vậy. Khẩn trong ý nghĩa đó. Còn đã sai lầm mà cố bào chửa, chuyển hướng quanh co là không đúng và làm giảm uy tín của một tờ báo phật giáo.

2) Thông tư số 34 ngày 21/7/ 2015 của Viện Hóa Đạo
Thông tư này được ký trước một ngày Thông cáo Khẩn. Vì Khẩn nên ra trước (có liên lạc nội bộ hay không làm sau bên ngoài biết) với lý do như trên. Còn thông tư 34 đã đến với Thượng Tọa Giác Đẳng trước 2 tuần và chỉ xuất hiện khi thời hạn 2 tuần đã trôi qua mà Thượng Tọa vẫn không trả lời, hoặc xin gia hạn thời gian để chuẩn bị. Sao vậy ?

Nội dung Thông tư này nói gì ? Có hai điểm rất quan trọng trong Thông tư 34 mà Thầy Tăng Thống, VHĐ và toàn thể phật tử khắp nơi rất cần muốn biết minh bạch. Bởi vì nếu có chuyện khuất tất xảy ra thì Thầy Tăng Thống và VHĐ chịu trách nhiệm và làm mất niềm tin nơi phật tử.

Công bố công khai bằng văn bản trình Giáo Hội và phật tử số Tịnh tài đóng góp trong việc tạo mãi chùa Phật Quang trong từng buổi gây quỹ.

Đã hơn nữa năm trôi qua mà không ai biết, từ Thầy Tăng Thống, VHĐ và đồng bào phật tử là chùa Phật Quang còn nợ bao nhiêu ? Hay đã trả xong nợ ? Nếu có dư thì dự kiến sẽ làm gì ? Tổng Thủ Ủy, Tổng Thơ ký Giáo Hội tại Hoa Kỳ có biết chính xác không ? Ai là người thực sự giữ tiền ? Khúc mắc này có hợp lý không ? Tất cả phật tử đều muốn biết.

* Thầy Tăng Thống có chỉ thị rất rõ 2 vấn đề: Đăng ký pháp lý GHPGVNTH - VP II VHĐ với chánh phủ Hoa kỳ và đăng ký chủ quyền chùa Phật Quang là Tài sản hợp pháp của GHPGVNTN với chánh quyền địa phương.

Đến nay không biết có phật tử nào nhìn thấy Nội dung 2 văn bản này chưa ?

Như vậy trách nhiệm của toàn thể thành viên Văn phòng II trước Thầy Tăng Thống, VHĐ và toàn thể phật tử như thế nào đây ?

Sự việc to lớn như vậy mà VHĐ không yêu cầu Thượng Tọa minh bạch hóa sao được. Che dấu, ém nhẹm, bao che sẽ làm mất uy tín Thầy Tăng Thống và Giáo Hội. Đạo Phật lấy sự chân thật làm mục đích tu hành nên Giáo Hội cần lên tiếng. Việc vài vị cao tăng cao cấp trong Giáo hội phạm giới trước đây  đâu thể vì lý do sợ "vạch áo cho người xem lưng", sợ "mất uy tín Giáo hội", sợ "không còn ai làm việc",...mà Giáo Hội không giải quyết. Và Thầy Tăng Thống vì sự tồn vong của Giáo Hội đã dõng mãnh, cương quyết giải quyết. Đó chính là sự minh bạch, uy tín của Giáo Hội mà phật tử khắp nơi đều ngưỡng mộ.

Nếu đây là sự thiếu sót do đa đoan phật sự thì Thượng Tọa Giác Đẳng trình bày với Giáo Hội trong nước xin thêm thời gian, miễn sao những vấn đề trên được công khai minh bạch. Lẽ nào không thể được ?

III) Hậu Quả:

Sau khi nhận được Thông tư 34 và Thông báo Khẩn thì Thượng Tọa Giác Đẳng và Văn phòng II đã xử lý như thế nào ?

Chuyện các vị thảo luận, liện hệ, giải quyết trong nội bộ dĩ nhiên bên ngoài không biết nên xin miễn bàn tán, suy diễn mà mang nghiệp Vọng ngữ. Chỉ xin góp ý những gì chánh thức trên văn bản, rờ, đọc, thấy được mà thôi.

1) Thông báo về Quyết Định từ chức Quyền Chủ tịch Văn phòng II VHĐ
Thay vì cho đính chánh việc không đúng trong báo Đồng Hành số 3.
Thay vì công khai Nội dung hai Văn bản đăng ký và chủ quyền và minh bạch Tài chánh là việc rất phải làm thì Thượng Tọa từ chức và Thượng Tọa có nêu lên 4 vấn đề.

a) Về Tài chánh:
Kinh phí tạo mãi: 1,300,000.00 Mỹ kim
  • Cúng dường: 570,000.00 Mỹ kim
  • Cho mượn một năm:180,000.00 Mỹ kim
  • Cho mượn hai năm: 310,000.00 Mỹ kim
  • Cho mượn ba năm: 240,000.00 Mỹ kim
Hiện nay Giáo Hội (tức VP II) không còn tiền.

Những chi tiết tổng quát như vậy có cần phải mất hai tuần mà im lặng trước sự yêu cầu của VHĐ (thay mặt toàn thể phật tử muốn biết).

Những con số trên cần được chi tiết khi có yêu cầu minh bạch.

b) Về vấn đề điều hành Giáo Hội:
Việc điều hành Giáo hội tại Hoa Kỳ dĩ nhiên VHĐ không đòi hỏi phải báo cáo hoặc thỉnh ý từng chi tiết sinh hoạt động. Nhưng ít ra Thượng tọa cũng phải có tường trình những hoạt động sắp tới của Giáo Hội Hoa Kỳ để VHĐ có ý kiến hỗ trợ hoặc nhận những lời khuyên hữu ích của bậc tôn túc. Và báo cáo những việc Giáo Hội Hoa Kỳ đã làm trong thời gian qua cùng với những nhận xét kết quả. Việc làm này rất thông thường trong một tổ chức. Các phật tử không biết Thượng Tọa có làm như vậy không nhưng qua Thông tư 34 của VHĐ có nhận xét :
"Từ khi Thượng Tọa nhận chức Quyền Chủ tịch cho đến nay, Viện Hóa Đạo hầu như không nhận được một báo trình chính thức nào về sinh hoạt của Văn phòng II Viện Hóa Đạo. Sinh hoạt của Văn Phòng II VHĐ mà thẩm viện được biết đều do tình cờ đọc trên mạng, hoặc hỏi thăm các Phật Tử thân cận để trình lên Đức Tăng Thống và Hội Đồng Lưỡng Viện."

Tuy nhiên có một điều đã quy định bằng văn bản : Phòng Thông Tin Phật giáo thế giới là tiếng nói Chánh thức của Viện Hóa Đạo. Rõ ràng trên giấy trắng mực đen. Dù có thể vài vị thấy bất cập, thấy cần có thêm phương tiện truyền thông thì cũng phải nhận biết điều này và trình lên VHĐ. Do kinh nghiệm làm việc, sự quen biết tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, có thể kêu gọi sự quan tâm của Thế giới về tình trạng bị đàn áp của Giáo Hội tại quê nhà mà ông Võ Văn Ái đã được Đức Đệ Tứ Tăng Thống ủy nhiệm. Nhận sự ủy thác của Đức Đệ Tứ Tăng Thống nên ông Ái phải "uốn lưởi 10 lần trước khi nói" và "đọc kỹ" bản tin trước khi công bố.
Sự việc này hãy để cho toàn thể phật tử suy xét.

c) Về cơ quan truyền thông của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo:
Theo quan điểm của Thượng Tọa, Văn Phòng II cần có những cơ quan truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình, ...) để vận động quần chúng phật tử và truyền giảng Giáo lý.

VHĐ không bao giờ muốn biết từng chi tiết, nội dung đăng tải trước khi phát hành. Nhưng quan điểm của Thượng Tọa đã  chưa được tường trình về VHĐ. Nếu được trình bày rõ ràng lợi hại thì VHĐ sẽ cho ý kiến và khi đó Thượng Tọa triển khai đâu có gì trở ngại.  Trở ngại là do Thượng Tọa tự ý thực hiện, dù là việc làm đúng cũng là sai nguyên tắc và không tôn trọng các bậc Trưởng lão trong Giáo Hội rồi (cũng tương tự như gắn lên miệng Thầy Tăng Thống những lời tốt đẹp ca tụng Thượng Tọa Chủ nhiệm tưởng là hay nào ngờ là nói sai sự thật)

Chưa có một văn bản nào quy định rằng những cơ quan truyền thông do Văn phòng II điều hành lại "dưới sự điều hành của một bộ phận nào đó của Viện Hóa Đạo". Nếu có sự việc này thì sẽ do VHĐ có ý kiến.

Tuy nhiên có một điều đã quy định bằng văn bản : Phòng Thông Tin Phật giáo thế giới là tiếng nói Chánh thức của Viện Hóa Đạo. Rõ ràng trên giấy trắng mực đen. Dù có thể vài vị thấy bất cập, thấy cần có thêm phương tiện truyền thông thì cũng phải nhận biết điều này và trình lên VHĐ. Do kinh nghiệm làm việc, sự quen biết tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, có thể kêu gọi sự quan tâm của Thế giới về tình trạng bị đàn áp của Giáo Hội tại quê nhà mà ông Võ Văn Ái đã được Đức Đệ Tứ Tăng Thống ủy nhiệm. Nhận sự ủy thác của Đức Đệ Tứ Tăng Thống nên ông Ái phải "uốn lưởi 10 lần trước khi nói" và "đọc kỹ" bản tin trước khi công bố.

Vì chịu trách nhiệm thông tin của Giáo Hội nên ông Ái góp ý với những cơ quan truyền thông khác trong Giáo Hội cũng là chuyện thông thường, là bổn phận. Còn nếu có gì không thông thì trình VHĐ cho ý kiến. Nhân vô thập toàn. Và Thầy Tăng Thống cũng đã nghe tiếng ra tiếng vào nhưng Thầy đã tâm sự " Nếu có vị nào giới thiệu giúp người có khả năng giúp Giáo Hội như ông Ái thì xin công cử". Đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Và tương lai khi định luật vô thường đến vẫn chưa có ai nghĩ ra người thay thế vai trò này. Nhìn thẳng vào thành quả đã làm, không nên để cảm tính thương, ghét, mà phủ nhận thành quả đóng góp của ông Ái cho Giáo Hội. Xin hãy tiến cử người có khả năng như vậy mà được mọi người yêu thích cho Giáo Hội. Giáo Hội rất đang cần.

d) Về hiện trạng của Giáo Hội:
Thượng Tọa Giác Đẳng đã nhiều năm gắn bó với Giáo Hội tại Hoa Kỳ nên Thượng Tọa hiểu rõ về hiện trạng của Giáo Hội. Thượng Tọa tâm sự và nói lên những suy tư về một cơ chế mở rộng, mời gọi nhân tài. Đó là tấm lòng của Thượng Toạ với Giáo Hội. Với tâm tư đó thiển nghĩ nên có bản tường trình "cải cách" sinh hoạt của Giáo Hội tại Hoa Kỳ lên Hội Đồng Lưỡng Viện. Nếu bên trong chưa thể chuẩn y sẽ có ý kiến. Thượng Tọa có thể điều hành như những vị tiền nhiệm hoặc xin rút lui.

Đã biết trong giai đoạn hiện nay Giáo Hội rất thiếu nhân sự. Thay vì đáp ứng những yêu cầu rất hợp lý của VHĐ và phật tử thì Thượng Tọa lại từ chức. Phật tử có thể nghĩ là Thượng tọa vì tự ái bị tổn thương mà xem nhẹ sự tồn vong của Giáo Hội. Vậy là Thượng tọa đến với Giáo Hội vì Thượng Tọa hay vì Giáo Hội ? Phật tử sẽ tự có câu trả lời.

IV) Chuyện gì đến đã đến:

1) Quyết định số 20 ngày 08/8/2015 của Đức Đệ Tứ Tăng Thống:
Sau khi nhận được Thư từ chức của Thượng Tọa Giác Đẳng đệ trình Đức Tăng Thống và Hòa Thượng Quyền Viện Trưởng VHĐ ngày 04/8/2015. Đức Tăng Thống đã ra quyết định chấp nhận sự từ chức và công cử Hòa Thượng Huyền Việt đang là Phó Chủ tịch lên Xử Lý Thường Vụ để giải quyết công việc tiếp nhận bàn giao của Thượng Tọa Giác Đẳng.

Như vậy là Thượng Tọa đã quyết định ra đi. Thượng Tọa không còn là thành viên của Giáo Hội. Thượng Tọa có quyền như vậy. Nhưng trước khi ra đi, cũng theo luật, Thượng Tọa cũng phải bàn giao đầy đủ chứng từ, sổ sách, nhứt là phần Tài chánh và hai Văn bản pháp lý lại cho vị kế nhiệm do VHĐ thỉnh cử.

2) Tuyên bố chung về nhân sự của Văn Phòng II VHĐ và GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ
Quyết định chấp nhận sự từ chức vừa Thầy Tăng Thống ký ngày 08/8/2015 và được công bố ngày 10/8/2015.

Sáng ngày 10/8/2015 (tức là chiều tối cùng ngày tại Pháp) có phiên họp khẩn qua điện thoại suốt ba giờ của những thành viên trong Văn Phòng II VHĐ và GHPGVNTNHN-HK đã ra quyết định có điều quan trọng như sau:

*Điều 1: Tuân thủ đường hướng, lập trường của Hội Đồng Lưỡng Viện, nhưng độc lập về nhân sự tại hải ngoại để tránh những xáo trộn không cần thiết.

Văn Phòng II VHĐ và GHPGVNTNHN-HK từ đâu mà có ? Trong Giáo chỉ số 9 có ghi rất rõ:

Điều 3 : Văn Phòng II Viện Hóa Đạo trực thuộc sự chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện Hóa Đạo trong nước. Thành viên Văn Phòng II Viện Hóa Đạo do Viện trưởng Viện Hóa Đạo thỉnh tuyển và chỉ định; tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh, các thành viên có thể được bổ xung, hoán chuyển hay thay đổi.

Điều 5: Văn phòng II Viện Hóa Đạo và các thành viên được thỉnh cử hoạt động vô thời hạn.

Văn bản quy định như vậy là quá rõ. Việc tuyên bố độc lập về nhân sự cũng có nghĩa là không khâm tuân Giáo chỉ số 9 của Đức Thăng Thống và chống lại mọi quyết định về nhân sự của Viện Hóa Đạo với lý do tránh xáo trộn. Xáo trộn từ đâu ? Nếu có thì trách nhiệm do VHĐ giải quyết.

Tóm lại nội dung Điều 1 là lời tuyên bố LY KHAI để thành một tổ chức riêng như một tổ chức, đoàn thể ngoài Giáo Hội mà chỉ ủng hộ đường lối của Giáo Hội mà thôi.

Vậy xin trả lại danh xưng cho Giáo Hội. Thế thôi.

Còn chùa Phật Quang là ước nguyện của Thầy Tăng Thống, là sự đóng góp tịnh tài của phật tử khắp nơi (kể cả ở Việt Nam góp 2000 mỹ kim) để có được như ngày hôm nay cho tứ chúng.

Chùa Phật Quang là tài sản của Giáo hội, do Giáo hội quản lý và điều hành. Đừng ai lương lẹo, lách luật cướp đi ngôi chùa chung do phật tử khắp nơi đóng góp.

Bản tổng kết tài chánh trên 10 lá thơ hàng tuần chỉ cho biết kết quả của khoảng 4 hoặc 5 buổi tiệc gây quỹ trên tổng số 11. Đồng bào phật tử muốn biết tổng kết từng buổi tiệc do ban tổ chức tổng kết.

Tóm lại ở xứ sở tự do này vẫn phải "bị mất tự do" khi ở trong một tổ chức nói chung. Khi đã nhận nhiệm vụ thì mặc nhiên chấp nhận "Nội quy" của tổ chức đó. Nếu thấy có những điều bất cập trong công việc, trong nguồn máy thì có quyền làm tờ trình lên góp ý kiến. Trong tờ trình có thể nhiều chử ký. Nhưng quyết định vẫn là của cấp trên. Nếu thuận thì sẽ sửa đổi, trái lại thì "vũ như cẩn" mà làm việc. Không thì xin đi ra khỏi tổ chức. Chuyện báo cáo định kỳ trong tổ chức là chuyện phải làm. Nếu chưa làm hay "quên" thì được nhắc nhở. Có gì đâu mà giận mà hờn phải rũ áo ra đi.

Kẻ phàm phu còn bị bụi trần hỷ nộ, ái, ố làm chủ, còn người tu hành (xuất gia hay tại gia) thì luôn làm chủ mình để Thân, Tâm thường An lạc.

Vô Niệm (11/8/2015)

Khai Dân TríVô Niệm

No comments:

Post a Comment