2016/03/29

ĐẢNG CỘNG SẢN VN NÊN NHẬN TỘI

ĐẢNG CỘNG SẢN VN NÊN NHẬN TỘI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây có nói một câu khá hay: "Lãnh đạo Cộng sản trọng dân, gần dân và vì dân''. Tôi rất ngỡ ngàng và hoài nghi về câu nói đó. Vì đây là nỗi băn khoăn lớn nhất của tôi hàng mấy chục năm nay. Tôi cho rằng khinh dân, coi thường dân, quay lưng lại với nhân dân là sai lầm, tội lỗi nặng nề nhất, thâm căn cố đế không sao sửa chữa được của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Nếu như từ nay đảng CS cùng ông tổng bí thư trọng dân thật sự, gần dân thật sự thì còn gì hơn nữa. Nhưng có quả thật như thế không?

Tôi không sao quên sau 30/4/1975, đảng CS phái hơn 120 ngàn cán bộ miền Bắc vào ''tiếp quản miền Nam'', thuộc đủ ngành nghề, đông nhất là giáo dục, công an, tòa án, thuế quan, quản lý trại giam, hộ khẩu. Các cán bộ đi Nam được nâng một cấp, nhiều giáo viên lên làm hiệu trưởng, hiệu phó các cấp học, từ phổ thông cơ sở đến đại học. Không ít người bị nhiễm tư duy coi dân miền Nam là kém cỏi, thấp hơn dân miền Bắc về mọi mặt do đảng CS truyền cho tư duy trịch thượng nói trên. Họ hãnh tiến, hiếp đáp dân miền Nam, bênh vực nhau, kỳ thị dân bản xứ, gây không biết bao nhiêu oan ức, bất công, dù họ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, có nhà ở rộng rãi, có tivi, tủ lạnh, xe cộ đi lại, khác hẳn cuộc sống cùng cực thời chiến tranh ở ngoài Bắc.
Tôi nghiệm rằng ngay từ hồi Cách mạng tháng Tám 1945, dưới thời ông Hồ Chí Minh, cái tệ cao ngạo, khinh bạc với nhân dân, với những cá nhân ngoài đảng hết lòng ủng hộ đảng CS cũng đã bộc lộ rõ ràng. Thái độ tàn ác với bà Nguyễn Thị Năm, người từng cưu mang các nhà lãnh đạo của đảng, bị bắn với tội ''địa chủ gian ác'', dù có hai con trai là cán bộ trong Quân đội Nhân dân, là một bằng chứng hiển nhiên.

Trần Huy Liệu, vốn là đảng viên Quốc dân đảng theo phong trào Việt Minh, dự Hội nghị Tân Trào tháng 8/1945, được bầu là Phó Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng, từng soạn thảo ra Quân lệnh số 1 phát động cuộc Tổng Khởi nghĩa, những tuần đầu luôn được coi là nhân vật số 2, sau Hồ Chí Minh, làm Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền, trên Võ Nguyên Giáp, thế mà ngay sau đó gần như cho ra rìa, không vào được Ban Chấp hành Trung ương (CHTƯ) đảng, chỉ hoạt động về nghiên cứu lịch sử. Ông Liệu cho biết chỉ vài tuần sau Cách mạng tháng 8, khi Trường Chinh về Hà Nội là ông biết ngay là mình sẽ không còn ở cương vị quyền lực nữa. Ông nói: ''Tôi không trách gì người ta, vì đó là nếp nghĩ Stalinit, ai không là CS gốc gác thì không có tín nhiệm. Tôi từng theo Quốc Dân đảng từ năm 1928, khi 27 tuổi, đi tù CS Sơn la năm 1939, nhưng nếp nghĩ vô sản là thế, họ hoài nghi mọi thứ không đâu, trừ bản thân họ.''

Trần Văn Giàu cũng là một trí thức lớn, học ở Pháp, vào đảng CS Pháp, sang Nga học trường Đông Phương, bạn của Maurice Thorez, Broz Tito, từng là Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ đảng CS, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ. Ông Giàu am hiểu tình hình thế giới, luôn có ý kiến độc lập, nên không được Hồ Chí Minh và Trường Chinh tín nhiệm, nên dù được đảng bộ miền Nam giới thiệu, vẫn không được vào Ban CHTƯ. Các ông Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Lê Văn Hiến ( từng là Bộ trưởng tài chính suốt mười năm chiến tranh chống Pháp, từng là Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng), Nguyễn Văn Tạo (từng tham gia xứ ủy CS Nam kỳ) … đều không được trọng dụng, cũng chỉ vì là dân miền Nam, không có gốc Bắc, coi thường Trung ương.

Trước Đại hội XII Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra tiêu chuẩn tổng bí thư ''phải là người miền Bắc'' là chia rẽ dân tộc, vi phạm Hiến pháp khi Hiến pháp chỉ rõ các ''công dân là bình đẳng, dân tộc Việt Nam thống nhất''. Trọng dân, gần dân, nhưng dân miền Bắc thôi, dân miền Nam từng là thuộc địa Pháp, không đáng tin cậy.

Tôi không sao quên sau 30/4/1975, đảng CS phái hơn 120 ngàn cán bộ miền Bắc vào ''tiếp quản miền Nam'', thuộc đủ ngành nghề, đông nhất là giáo dục, công an, tòa án, thuế quan, quản lý trại giam, hộ khẩu. Các cán bộ đi Nam được nâng một cấp, nhiều giáo viên lên làm hiệu trưởng, hiệu phó các cấp học, từ phổ thông cơ sở đến đại học. Không ít người bị nhiễm tư duy coi dân miền Nam là kém cỏi, thấp hơn dân miền Bắc về mọi mặt do đảng CS truyền cho tư duy trịch thượng nói trên. Họ hãnh tiến, hiếp đáp dân miền Nam, bênh vực nhau, kỳ thị dân bản xứ, gây không biết bao nhiêu oan ức, bất công, dù họ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, có nhà ở rộng rãi, có tivi, tủ lạnh, xe cộ đi lại, khác hẳn cuộc sống cùng cực thời chiến tranh ở ngoài Bắc. Rõ ràng đảng CS đã nuôi dưỡng ý thức coi dân miền Nam là dân loại hai. Trọng dân là như thế ư?

Tôi được biết không ít trí thức, quân nhân miền Nam đã thành ''thuyền nhân'' do thấm thía cảnh bị bạc đãi, phân biệt đối xử phi lý như vậy. Điều khá mỉa mai là cán bộ miền Bắc kém rõ dân miền Nam về mọi mặt, kiến thúc chuyên môn, về giao tiếp ngoại ngữ, về kinh nghiệm thực tế và cả về đạo đức nữa.

Cần chỉ ra rằng ngay sau Cách mạng tháng Tám, tinh thần khinh dân, phân biệt đối xử với các nhân sỹ, trí thức từng tham gia với đảng CS để đuổi quân Nhật, đánh quân Pháp, loại quân Tưởng.. cũng mang thói tự kiêu vô sản CS, vô ân bạc nghĩa như thế. Nếu không có hàng loạt nhân sỹ, viên chức, giáo sư, quan lại cũ ngoài đảng thì làm sao đảng CS nắm được chính quyền dù chỉ trong một tuần. Tôi chỉ kể một số vị nổi tiếng, như các ông Hoàng Minh Giám (thuộc đảng xã hội Pháp SFIO), kỹ sư Nguyễn Xiển; các nhà luật học Trần Công Tường, Nguyễn Mạnh Tường, Vũ Đình Hòe, Vũ Trọng Khánh; các bác sỹ Tôn Thất Tùng, Trần Duy Hưng; các giáo sư Tạ Quang Bửu, Lê Tư Lành, Đỗ Đức Dục, Trương Tửu, Nguyễn Dương Đôn, Phạm Đình Ái, Nguyễn Lân, Nguyễn Thúc Hào; các nhà lãnh đạo Hướng đạo sinh Hoàng Đạo Thúy và Tạ Quang Bửu; các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Hồng; 2 anh em nhà kinh doanh Trịnh Văn Bính, Trịnh Văn Bô; các nhân sỹ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Ngô Tử Hạ, Lê Đình Thám; các nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Tích Trí; các quan lại cũ Phan Kế Toại, Vi Văn Định, Đặng Văn Hướng… chưa kể hàng vạn, chục vạn người khác ở các địa phương.

Cần chỉ rõ mỗi một người trên đây đã làm gương, cổ vũ, lôi cuốn cả một giới, bè bạn, gia đình của họ theo đảng CS, như giới luật học, giáo giới, các nhà nghiên cứu, hàng chục vạn hướng đạo sinh, hàng vạn nhà kinh doanh và tiểu thương, tiểu chủ… góp hàng vạn lạng vàng cho Tuần lễ vàng, hàng triệu quan lại viên chức chính quyền cũ, cùng với hàng chục vạn ''Địa chủ yêu nước'' (để phần lớn bị tận diệt trong Cải cách ruộng đất). Tất cả các nhân vật trên đây là dân ngoài đảng, đã lập thành tích vượt xa nhiều đảng viên, nhưng đều ở cương vị bị lãnh đạo, không ít là nạn nhân bị vắt kiệt nước chanh rồi bỏ vỏ.

Có ai còn nhớ đến công sức của ông Phan Anh cùng ông Tạ Quang Bửu, ngay khi phát xít Nhật trao trả độc lập sau cuộc đảo chính 9/3/1945, tham gia chính phủ Trần Trọng Kim đã không lập Bộ Quốc phòng để tránh sự can thiệp quân sự của phát xít Nhật, lập ra Trường Thanh niên Tiền Tuyến thuộc Bộ Thanh niên, thực tế là trường quân sự, gồm gần 60 sinh viên, hướng đạo sinh, chuyên huấn luyện về quân sự, để sau đó trở thành nòng cốt cho các trung đoàn chính quy ở miền Trung, có người thành tướng sau này như ông Nguyễn Thế Lâm, Cục trưởng tác chiến Phan Hàm, các Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt, Tôn thất Hoàng...

Nhân đây không thể nhắc đến hai anh Việt và Hoàng, có công lớn trên mặt trận Đường 4 và Điện Biên Phủ, rồi bị đối xử tàn tệ ra sao chỉ vì có nguồn gốc quan lại, không có ''mác bần cố nông''. Anh Việt là "con hùm xám" của Đường 4, cơn ác mộng của các đơn vị lê dương Pháp trong cả vùng rộng lớn. Anh vẫn chỉ là Trung đoàn trưởng suốt đời, trong khi chính ủy đơn vị là Chu Huy Mân leo lên đến cấp đại tướng, vì ông này vốn là cố nông. Còn anh Hoàng là cán bộ tham mưu binh chủng pháo ở Điện Biên Phủ. Anh là cán bộ có trình độ toán cao cấp, nắm chắc cách tính toán, huấn luyện kỹ cho từng đơn vị để các dàn pháo đạt hiệu quả cao nhất. Anh Hoàng là con cụ Thượng thư triều đình Huế Tôn Thất Quảng, anh Việt là con cụ Đặng Văn Hướng từng là Tổng đốc Thanh hóa và Nghệ an. Hai anh có thành tích vượt trội các tướng lĩnh nhưng không được lên cấp cao là Đại tá, bị cưỡng bức chuyển ngành ngay sau Hiệp định Gieneve , nhà ở chỉ hơn 10 mét vuông, anh Việt phải đi bỏ mối bánh gatô cho các quán cà phê. Cụ Đặng Văn Hướng tuy là bộ trưởng của Hồ Chí Minh, vẫn bị đấu tố tàn nhẫn trong Cải cách ruộng đất. Đơn anh Việt yêu cầu đảng và Nhà nước cứu xét, khôi phục danh dự cho cha mình đến nay vẫn không có ai trả lời.

Các dẫn chứng trên đây cho thấy đảng CS đã khinh thị dân đến mức nào. Hàng triệu liệt sỹ ngã xuống nghĩ rằng gia đình quê hương mình sẽ có an ninh, bình đẳng, phồn vinh.

Nếu lãnh đạo nhìn rõ sự thật, bất công xã hội, tham nhũng tràn lan, bạo lực Nhà nước, Công an đàn áp dân, những nam nữ thanh niên yêu nước bị đánh đập giam cầm, nếu biết tự trọng, họ phải đền ơn đáp nghĩa đông đảo nhân dân đã hy sinh gấp bội đảng viên, lại chưa hề được hưởng thụ xứng đáng, trong khi các quan chức đảng viên giàu lên vô hạn. Lẽ ra đảng phải tạ lỗi với nhân dân đã không giữ đúng lời hứa "vì nhân dân quên mình", luôn nhường dân hưởng thụ trước, luôn nhã nhặn khiêm tốn. Thậm chí đảng phải có gan nhận tội và tạ tội với nhân dân, vì đã để cho đất nước trì trệ lạc hậu toàn diện, đứng hạng chót của thế giới về tự do báo chí, tự do ngôn luận, về tôn trọng quyền con người, về vi phạm quyền công dân được Hiến pháp và các Công ước quốc tế bảo vệ, về tính công khai minh bạch tài chính, ngân sách...

Lẽ ra đảng CS lúc này phải cùng nhau công nhận: "Mọi bất công xã hội, mọi trì trệ lạc hậu về mọi mặt, mọi bất công ghê gớm trong chênh lệch thu nhập, người dân lương thiện bị cướp đất, cướp của, hà hiếp, nạn tham nhũng tràn lan bất trị, nạn lãng phí phô trương vô độ…đều thuộc về trách nhiệm của đảng CS, trước hết là của bộ máy lãnh đạo. Chúng tôi rất ân hận xin nhận tội với toàn dân trong, ngoài nước để răn mình và sửa mình".

Bùi Tín

Khai Dân TríBùi Tín

No comments:

Post a Comment