2016/03/15

Nhật Ký Biển Đông: “Xoay Trục” Không Rõ Ràng Ở Biển Đông

Nhật Ký Biển Đông: “Xoay Trục” Không Rõ Ràng Ở Biển Đông

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Ba ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
- Reuters ngày 1/3/2016: “Tuần trăng mật của Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn với Hoa Lục có thể sẽ chết yểu nếu bà cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm đảo quốc mà Bắc Kinh coi như một tỉnh của họ. Hoa Lục lúc nào cũng coi vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là một nhà ly khai  và Ô. Mã Anh Cửu vừa hết nhiệm kỳ- người chủ trương duy trì mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế với Hoa Lục đã vài lần từ chối sau chuyến viếng thăm cuối cùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2009. Bà Thái Anh Văn đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan khi bà vận động tranh cử với chủ trương độc lập cho Đài Loan.” Theo Reuters ngày 5/3/2016, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố cương quyết chống đối sự ly khai của Đài Loan để bảo đảm hòa bình và ổn định cho khu vực.”

Thế mới hay, khi tranh cử hứa hẹn lung tung để mỵ dân kiếm phiếu rất dễ, nhưng khi đắc cử rồi, thực hiện điều hứa mới khó, có khi bội hứa luôn. Thế nhưng quần chúng muôn đời vẫn thích những ứng cử viên cho họ “uống nước đường”, tương lai tính sau và có khi “vỡ mộng” rồi quay qua bất mãn, chống đối.

- Reuters ngày 1/3/2016: “Trung Quốc vừa trình làng cầu tầu nổi tự vận hành đầu tiên giúp Trung Quốc có thể sửa chữa tàu chiến ở xa bờ biển. Đây là tiến trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc.”

- Washington Post ngày 2/3/2016: Ba máy bay ném bom chiến lược B-52 đã được triển khai tại Âu Châu để tham dự cuộc huấn luyện tại Na Uy, một dấu hiệu rõ ràng của Chiến Tranh Lạnh đang mỗi lúc mỗi trở nên nguy hiểm hơn.

- New York Post ngày 4/3/2016: “Gần 100,000 người đã ký thỉnh nguyện thư trên hệ thống liên mạng yêu cầu bắt giữ cựu Tổng Thống Bill Clinton vì đã vi phạm luật bầu cử của Tiểu Bang Massachusetts vào ngày Super Tuesday khi đi vận động (cho vợ) gần, thậm chí ngay cả trong những phòng phiếu. Đợt thu thập chữ ký này do các người ủng hộ ứng cử viên Bernie Sanders- người cáo buộc Bill Clinton đã vận động cho Bà Clinton trong phạm vi 150 bộ Anh (45 mét) tại một phòng phiếu tại New Bedford và ngay bên trong những phòng phiếu khác tại Newton và khu vực West Roxbury.”

- Fow News ngày 5/3/2016: “Cho dù hai quốc gia ủng hộ hai phe đối nghịch tại Syria, một viên chức cao cấp đầu tiên -Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã tới Ba Tư trong hai ngày thăm viếng kể từ khi cấm vận Ba Tư được gỡ bỏ sau thỏa hiệp ký kết vào Tháng Giêng 2016.” Theo AP ngày 6/3/2016, “Trong cuộc gặp gỡ, Tổng Thống Ba Tư Hassan Rouhani nói rằng cả hai quốc gia hỗ trợ cuộc ngưng bắn hiện tại và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria.”

Đây là cuộc viếng thăm kỳ lạ vì Thổ và Ba Tư là hai quốc gia thù nghịch. Chưa biết chiến lược ngoại giao của Thổ như thế nào. Dầu sao thì chuyến thăm viếng cũng làm vị thế của Ba Tư được nâng cao. Ngày 14/3/2016 tờ Washington Post cho biết, Ô. Trương Tấn Sang đã viếng thăm Ba Tư và hội đàm với Tổng Thống  Hassan Rouhani. Hai bên dự tính tăng cường hợp tác về kỹ nghệ, du lịch và kỹ thuật thông tin. Ba Tư hiện xuất cảng gần 250 triệu đô-la về dầu hỏa, nông sản, thủy sản sang Việt Nam và nhập cảng khoảng 100 triệu đô-la về cao su, điện thoại cầm tay và nguyên liệu đóng hộp.

- Yahoo News ngày 5/3/2016: “Ngày 5/3/2016 là ngày kỷ niệm năm thứ 63 Joseph Stalin qua đời, nhưng dù nhà độc tài tủi hổ này đã chết nhưng Chủ Nghĩa Cộng Sản ờ Nga vẫn còn. Nền kinh tế suy thoái khiến nhiều người Nga vẫn còn luyến tiếc thời kỳ Sô-Viết. Thống kê mới đây cho biết phân nửa người Nga vẫn còn cho rằng họ sung sướng hơn dưới thời Sô-Viết.” (Saturday marks the 63rd anniversary of Joseph Stalin's death, but while the infamous dictator is dead and gone, communism in Russia is not. A worsening economy has many Russians feeling nostalgic for the Soviet days of old. Recent polls suggest half of all Russians still think they were actually better off under the Soviet system.)

Từ tình cảm kỳ lạ này khiến chúng ta suy nghĩ: Cơm ăn áo mặc, đời sống bình an có khi quan trọng hơn là chủ nghĩa, thể chế. Chủ nghĩa, thể chế trời đất gì mà đất nước tan hoang, đời sống khó khăn thì cũng vứt đi.

- AP (Ankara) ngày 5/3/2016: “Cảnh sát đã dùng lựu đạn cay, súng nước để tấn công vào trụ sở trung ương của tờ báo có số phát hành lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ vài giờ sau khi tòa án ra quyết định đặt tờ báo này dưới sự quản trị của ủy viên chính phủ. Hành động đàn áp tờ báo có liên hệ tới một giáo sĩ đối lập làm gia tăng lo ngại về sự suy thoái của tự do ngôn luận tại xứ sở này.” Theo Reuters ngày 9/3/2016, Zaman Almanya- chủ nhiệm của tờ báo hiện đang sống lưu vong nói rằng ông sẽ tiếp tục ấn hành tờ báo đối lập này tại Đức. Cộng thêm vào đó, vào ngày 7/3/2106, cảnh sát chống bạo loạn đã dùng súng bắn đạn cao-su để giải tán những phụ nữ biểu tình sau khi Ngày Phụ Nữ bị viên tỉnh trưởng ra lệnh cấm. Theo New York Observer ngày 9/3/2016, “Nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn trên danh nghĩa mà thôi” (Turkey Is Now a Democracy in Name Only). Không biết Hoa Kỳ có ban hành lệnh cấm vận lên ông bạn đồng minh này với lý do vi phạm nhân quyền và đàn áp sắc tộc không trong lúc rất nhiều tờ báo lớn của Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Thổ và tiên đoán Tổng Thống Erdogan phải thay đổi chính sách hoặc sẽ phải từ chức. Cuộc tập trận hải quân chung ngày 9/3/2016 giữa Thổ và Ukraina tại Hắc Hải vừa qua thực sự không giúp ích gì cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng mà chỉ phơi bày ý đồ khiêu khích Nga mà thôi. Lãnh đạo một đất nước không thể đặt tự ái cá nhân, nóng giận lên trên mà phải đặt quyền lợi tối thượng của đất nước lên trên. Dường như Ô. Erdogan không phải là con người biết thẩm định cái nào là quyền lợi sinh tử của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng không lượng định được là Thổ Nhĩ Kỳ đang ở vào một nguy cơ có thể xụp đổ.

- New York Times ngày 7/3/2016 cho biết, 13 chiến binh người Kurd và hai binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã chết trong cuộc giao tranh kéo dài hai ngày tại Idil - khu vực bất mãn ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ bị giới nghiêm 24/24 từ 16/2/2016. Các chiến binh này thuộc Đảng Lao Động Kurd (PKK).

- Reuters ngày 7/3/2016: “Binh sĩ Nam Hàn và Hoa Kỳ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên vào ngày 7/3/2016 để trắc nghiệm khả năng đề kháng cuộc tấn công của Bắc Hàn - quốc gia đã coi cuộc tập trận này là chuẩn bị chiến tranh nguyên tử và đe dọa tấn công phủ đầu tổng lực.” Bộ Ngoại Giao Nga coi lời đe dọa này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Thực ra thì Bắc Hàn chỉ hù dọa thôi và cũng đã đe dọa như thế nhiều lần, nhưng cũng làm cho Mỹ và Nam Hàn nhức đầu. Cấm vận đã khốc liệt rồi mà Bắc Hàn vẫn chưa xụp đổ. Làm thế nào để giải quyết vấn đề Bán Đảo Triều Tiên đây? Có lẽ Ông Trời xuống đây cũng chịu thua.

Tình đời muôn năm vẫn thế. Mình là “đại ca” phải bao bọc, chở che, nuôi dưỡng đàn em thì đàn em mới sống chết vì mình. Nay đòi đàn em đóng góp tài chính thì đâu còn là đại ca nữa? Bình Nguyên Quân -Tướng Quốc nước Triệu đời Xuân Thu Chiến Quốc nuôi vài ngàn tân khách trong nhà, ăn uống thả dàn, nhiều tân khách còn có cả xe ngựa nữa…để nuôi mộng lớn mà không một lời than trách. Chuyện đồng minh Âu Châu cứ ù lì không chịu chia xẻ gánh nặng với Mỹ có từ đời mấy tổng thống trước nhưng cuối cùng không sao giải quyết được. Dường như mấy ông Tây Âu quá khôn cho nên cứ “ngậm miệng ăn tiền” nhưng trong bụng nghĩ, “Nhờ chúng tôi mà ông bá chủ thế giới. Vậy ông phải chi tiền và đứng mũi chịu sào chứ.”
- Reuters ngày 7/3/2016: “Theo tường trình của báo chí, Thủ Tướng Do Thái Netanyahu đã bác bỏ lời mời gặp gỡ Tổng Thống Obama cuối tháng này tại Tòa Bạch Ốc đồng thời hủy bỏ chuyến thăm viếng Hoa Thịnh Đốn.” Thật chưa có lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới dám từ chối lời mời của tổng thống Hoa Kỳ. Ngày 15/2/2016 vừa qua, lãnh đạo 10 quốc gia thuộc khối ASEAN đã riu ríu tới Sunnylands thể tham dự Thượng Đỉnh ASEAN theo lời mời, dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Obama. Thế mà chỉ riêng Do Thái dám làm thế. Ôi, thế mới hay trên cõi đời này, “Ngoài trời lại có trời”. Hoàng đế Trung Hoa có thể tru diệt trăm họ, nhưng lại bị các quý phi, ái phi như Bao Tự, Đắt Kỷ, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi, Tây Thi nắm đầu. Không một ứng cử viên tổng thống nào, không một ông tổng thống Hoa Kỳ nào dám chống lại Do Thái vì Do Thái nắm hết nền tải chính và truyền thông Hoa Kỳ. Cho nên muốn làm chuyện gì ở Mỹ nên “lobby” mấy ông Do Thái. Mấy ông này sẽ “ra lệnh” cho Hoa Kỳ làm và làm…thật đẹp.

- The National Interest ngày 8/3/2016: “Trong lúc Hoa Lục đe dọa việc Đài Loan tuyên bố độc lập, tại đây, hình ảnh của Tôn Dật Tiên- một khuôn mặt lịch sử tiêu biểu cho sự nối liền giữa Đài Loan và lục địa, đã từ lâu được coi là quốc phụ (cha già dân tộc) của Trung Hoa, đang bị các nhà lập pháp đề nghị đưa ra khỏi cơ sở chính quyền và trường học.”

Theo xu hướng này, nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, họ sẽ dứt bỏ mọi quá khứ có liên hệ tới “đất mẹ”, sẽ duyệt xét lại, sẽ viết lại lịch sử. Có thể một tù trưởng, tộc trưởng của thổ dân Đài Loan thời xa xưa, thời còn cửi trần đóng khố, sẽ trở thành “quốc tổ” hay “quốc phụ” của Đài Loan không biết chừng. Đúng là “Thiên thượng phù vân như bạch y. Tu du hốt biến vi thương cẩu.” Mọi thứ trên cõi đời này dù tối linh, tối cao đều vô thường, không có gì vĩnh viễn cả.

- Reuters ngày 8/3/2016: “Một giới chức quân sự cao cấp của Ba Tư chính thức tỏ dấu hiệu cho biết Ba Tư có thể gửi cố vấn quân sự tới Yemen để giúp cho nhóm phiến quân Houthi đang chiến đấu chống lại liên quân Ả Rập do Ả Rập Sê-Út cầm đầu.” Nếu đúng như vậy thì cuộc khủng hoảng Yemen sẽ còn kéo dài, chưa biết tương lai đi về đâu.

- Reuters (Thủ Đô Havana) ngày 9/3/2016: “Cuba nói rằng họ hoan nghênh chuyến viếng thăm Thủ Đô Havana tháng này, nhưng nhà nước Cộng Sản không có ý định thay đổi chính sách để đổi lấy bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ. Tờ Granma -cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Cuba nói rằng Cuba yêu cầu Hoa Thịnh Đốn ngưng can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba và cần làm nhiểu hơn để thay đổi chính sách đối với Cuba.”

Qua những cuộc thăm viếng của các giới chức cao cấp Cuba tới Việt Nam trước đây và hiện tại, tôi nghĩ  Cuba sẽ học đường lối “Đổi Mới” của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là Cuba sẽ đổi mới về kinh tế, theo đuổi chính sách ngoại giao đa phương, không còn thù nghịch với Hoa Kỳ nhưng sẽ không thay đổi thể chế chính trị. Điểu này cũng đã được Tòa Bạch Ốc xác nhận, nhưng Hoa Kỳ vẫn phải bình thường hóa ngoại giao với Cuba một phần vì áp lực của thế giới một phần để ngăn chặn ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc đang lớn dần tại đây.

- The Christian Science Monitor ngày 9/3/2016: “Giới chức Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Kỳ dự tính gửi phi cơ ném bom chiến lược B-1 và B-52 tới Úc Đại Lợi giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.” Còn theo AFP, hai bên Úc-Mỹ đang thương thảo về vấn đề này. Tin mới nhất cho biết Hoa Kỳ đã triển khai ba máy bay ném bom tàng hình B-2 tới Châu Á-Thái Bình Dương nhưng không tiết lộ địa điểm.

- MSNBC/TV ngày 10/3/2016: “Tổng Thống Obama bày tỏ thất vọng/chán nản đối với các đồng minh chỉ nương tựa vào Hoa Kỳ để nhờ giúp đỡ nhưng lúc nào cũng không muốn chung vai chia xẻ gánh nặng tài chính hoặc đối đầu với những đe dọa khẩn cấp toàn cầu.” (President Barack Obama is frustrated with America’s allies who turn to the United States for assistance but don’t always want to help shoulder the burden — financial or otherwise - of dealing with urgent global threats.)

Tình đời muôn năm vẫn thế. Mình là “đại ca” phải bao bọc, chở che, nuôi dưỡng đàn em thì đàn em mới sống chết vì mình. Nay đòi đàn em đóng góp tài chính thì đâu còn là đại ca nữa? Bình Nguyên Quân -Tướng Quốc nước Triệu đời Xuân Thu Chiến Quốc nuôi vài ngàn tân khách trong nhà, ăn uống thả dàn, nhiều tân khách còn có cả xe ngựa nữa…để nuôi mộng lớn mà không một lời than trách. Chuyện đồng minh Âu Châu cứ ù lì không chịu chia xẻ gánh nặng với Mỹ có từ đời mấy tổng thống trước nhưng cuối cùng không sao giải quyết được. Dường như mấy ông Tây Âu quá khôn cho nên cứ “ngậm miệng ăn tiền” nhưng trong bụng nghĩ, “Nhờ chúng tôi mà ông bá chủ thế giới. Vậy ông phải chi tiền và đứng mũi chịu sào chứ.”

- Reuters ngày 10/3/2016: Đối đầu Hoa-Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, “Nhà ngoại giao Trung Quốc Fu Cong dùng lời lẽ thẳng thừng, cực lực bác bỏ tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ngày 10/3/2016 khi nói rằng: Hoa Kỳ đạo đức giả và phạm tội bao gồm hãm hiếp và giết hại thường dân. Hoa Kỳ nổi tiếng vì hành hạ tù nhân tại Guantanamo, bạo lực súng đạn lan tràn, phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế, binh sĩ tại nước ngoài hãm hiếp và giết hại dân bản địa. Hoa Kỳ tiến hành những vụ bắt cóc ở hải ngoại và sử dụng nhà tù bí mật.

(China strongly rejected U.S.-led criticism of its human rights record at the U.N. Human Rights Council on Thursday, saying the United States was hypocritical and guilty of crimes including the rape and murder of civilians. "The U.S. is notorious for prison abuse at Guantanamo prison, its gun violence is rampant, racism is its deep-rooted malaise," Chinese diplomat Fu Cong told the Council, using unusually blunt language. "The United States conducts large-scale extra-territorial eavesdropping, uses drones to attack other countries' innocent civilians, its troops on foreign soil commit rape and murder of local people. It conducts kidnapping overseas and uses black prisons." Fu was responding to a joint statement by the United States and 11 other countries, who criticised China's crackdown on human rights and its detentions of lawyers and activists.) Ngôn ngữ đốp chát này giống hệt như thời kỳ Chiến Tranh Lạnh giữa Mao Trạch Đông đối đầu với Eisenhower và Kennedy ấy vậy mà Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn “hợp tác chiến lược” với nhau mới lạ.

- Bloomberg News ngày 10/3/2016: “Tổng Thống Oabama nói rằng 5 năm sau khi Hoa Kỳ can thiệp vào Libya lật đổ nhà độc tài Moammar Qaddafi và ngăn ngừa cuộc nội chiến đẫm máu mà kế hoạch tiến hành bởi các cố vấn trong đó có Hillary Cliton đã thất bại và Libya ngày nay trở thành một mớ xà bần/hỗn loạn. Ông cũng đổ lỗi cho Âu Châu trong đó có Thủ Tướng Anh Cameron và các quốc gia Vùng Vịnh đã thiếu hỗ trợ.” (President Barack Obama said five years after the U.S. intervened in Libya to topple then-dictator Moammar Qaddafi and prevent a bloody civil war that the plan pushed by advisers including Hillary Clinton “didn’t work” and Libya is now “a mess”…lack of support from European and Gulf allies) Từ sự thú nhận của Ô. Obama và cựu Thủ Tướng Tony Blair, từ những vũng lầy Afghanistan, Iraq, Syria và Libya, có lẽ trước văn phòng làm việc của tổng thống và bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, nên treo một tấm bảng: “Chớ Can Thiệp Quân Sự Vào Các Quốc Gia Hồi Giáo. Chớ Chọc Vào Ổ Kiến Lửa.”

- AP ngày 11/3/2016: “Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Nga cùng lên tiếng phản đối kế hoạch triển khai hệ thống là chắn hỏa tiễn tối tân tại Nam Hàn. Giữa lúc căng thẳng leo thang về vũ khi nguyên tử của Bắc Hàn, tuần rồi Hoa Thịnh Đốn và Hán Thành đã thảo luận về việc triển khai hệ thống THAAD. Ngoại Trưởng Vương Nghị, sau khi gặp Ngoại Trưởng Lavrov, trong một cuộc họp báo ngày hôm nay nói rằng việc triển khai hệ thống này tạo ra mối nguy trực tiếp về an ninh cho Nga và Trung Quốc. Còn Ngoại Trưởng Lavrov nói rằng việc triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn là một phản ứng quá lố.”

Theo tôi nghĩ, nếu Hoa Kỳ nhất định triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn tại đây thì Nga và Trung Quốc có thể đồng ý để Bắc Hàn phát triển hệ thống vũ khí nguyên tử. Riêng Nga có thể sẽ triển khai hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 tại Bắc Hàn. Như thế tình hình Bán Đảo Triều Tiên sẽ vô cùng nguy hiểm. Nguy cơ Đệ III Thế Chiến không nổ ra ở Trung Đông mà lại nổ ra ở Á Châu.

Thật thảm thương cho các nước nhỏ hoặc ngay cả nước lớn, không tạo được ổn định hoặc suy yếu thì ngoại bang sẽ nhảy vào xâu xé như liệt cường xâu xé Trung Hoa từ 1821-1911. Reuters ngày 12/3/2016 cho biết các cường quốc chính đỡ đầu cho cuộc hòa đàm do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, đang thảo luận vể khả năng Syria là một liên bang, tuy thống nhất nhưng chia thành vùng với quyền tự trị rộng rãi (UNITED NATIONS (Reuters) - Major powers close to U.N.-brokered peace talks on Syria are discussing the possibility of a federal division of the war-torn country that would maintain its unity as a single state while granting broad autonomy to regional authorities, diplomats said.)
- AP ngày 13/3/2016: “Văn phòng thị trưởng Ankara cho biết một xe bom đã phát nổ tại gần một quảng trường chính của thủ đô, bên cạnh một trạm xe chuyên chở công cộng khiến 34 người chết và 75 bị thương.” Tưởng cũng nên nhắc lại đây, ngày 17/2/2016, tổi thiểu 29 người chết, 61 bị thương trong một cuộc tấn công bằng bom xe giữa thủ đô Ankara nhắm vào một đoàn xe nhà binh. Như vậy Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối phó với nạn tấn công khủng bố tệ hại mỗi ngày một gia tăng. Trong khi đó chính quyền Thổ ban hành lệnh giới nghiêm 24/24 tại thành phố mà đa số là người Kurd để chuẩn bị cho cuộc tấn công quy mô chống lại các chiến binh người Kurd. Chín chiếc F-16, hai chiếc F-4 đã không kích 18 vị trí của lực lượng PKK (Kurdistan Workers’Party) ở phía bắc Iraq để trả thù.

- Reuters ngày 14/3/2016: “Ngoại Trưởng Nga Sergi Lavrov nói rằng một cuộc can thiệp quân sự vào Libya phải có quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.” Tưởng cũng nên nhắc lại đây, ngày 19/2/2016, AFP và Reuters cho biết, Hoa Kỳ không kích một trại huấn luyện của nhóm Nhà Nước Hồi Giáo tại Sabratha  thuộc vùng duyên hải Libya, giết chết khoảng 41 người, có thể là đầu não cao cấp của tổ chức đánh bom tại Tunisia trước đây. Cuộc không kích nhắm vào một ngôi nhà ở khu dân cư.

Tình hình Syria:
- Washing ton Post ngày 1/3/2016: “ Khi cuộc ngưng bắn tiến sang ngày thứ tư, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết Nga đã đưa thêm hệ thống giám sát (radar) và máy bay không người lái tới Căn Cứ Không Quân Hemeimeem là nơi xuất phát những cuộc ném bom và không kích.”

- AP ngày 2/3/2016: “Một thành viên của nhóm đối lập Syria nói rằng, trong một cuộc tấn công đầy ngạc nhiên, liên minh do người Kurd lãnh đạo đã chiếm một ngọn đồi nhìn xuống trục lộ chính của Aleppo từ tay nhóm Mặt Trận Nusra (Nusra Front).”

- Reuters ngày 2/3/2016: “Nga kêu gọi đóng cửa biên giới Thổ-Syira khi nói rằng vũ khí dấu trong các đoàn xe chở đồ cứu trợ được tuồn vào từ Thổ cho các chiến binh của Nhà Nước Hồi Giáo và đồng minh.”

- Reuters ngày 3/3/2016: “Các chiến binh người Kurd ở Syria YPG nói rằng 43 chiến binh của họ đã hy sinh khi lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo tấn công thị trấn Tel Abyard nằm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Một giới chức của  YPG nói rằng họ đã bắn hạ 140 chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo trong cuộc giao tranh và vẫn bảo vệ được thị trấn.”

- Reuters ngày 6/3/2016: “ Theo một trang thông tin điện tử của người Kurd, Hoa Kỳ gần như hoàn tất việc xây dựng một căn cứ không quân tại vùng do nhóm chiến binh người Kurd kiểm soát tại bắc Syria và đang tiến hành việc xây dựng căn cứ thứ hai vừa cho mục đích quân sự lẫn dân sự.” Tuy nhiên các giới chức quân sự Hoa Kỳ phủ nhận tin tức này.

Với sự hiện diện quân sự của Nga và Mỹ trong nội địa của Syria như thế này thì thực tế đất nước Syria đang bị chia cắt và có thể sẽ chia cắt vĩnh viễn để thiết lập hai chính quyền thân Nga và thân Mỹ tại đây.

Thật thảm thương cho các nước nhỏ hoặc ngay cả nước lớn, không tạo được ổn định hoặc suy yếu thì ngoại bang sẽ nhảy vào xâu xé như liệt cường xâu xé Trung Hoa từ 1821-1911. Reuters ngày 12/3/2016 cho biết các cường quốc chính đỡ đầu cho cuộc hòa đàm do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, đang thảo luận vể khả năng Syria là một liên bang, tuy thống nhất nhưng chia thành vùng với quyền tự trị rộng rãi (UNITED NATIONS (Reuters) - Major powers close to U.N.-brokered peace talks on Syria are discussing the possibility of a federal division of the war-torn country that would maintain its unity as a single state while granting broad autonomy to regional authorities, diplomats said.)

- Reuters ngày 8/3/2016: “Quân đội Syria được đồng minh hỗ trợ đã chiếm lại một ngôi làng từ tay phiến quân một vài giờ sau khi Mặt Trận Nursa  và các lực lượng khác tiến chiếm khu vực nam của Tỉnh Aleppo.”

The National Interest nói không sai. Hiện nay Hoa Kỳ vẫn là ”số một” về hải quân trên toàn thế giới, thế nhưng địa vị bá chủ trên biển, nhất là Biển Đông của Hoa Kỳ không còn nữa. Nguyên do: Sức mạnh hải quân của Trung Quốc nay một tám một mười với Mỹ. Với đà gia tăng ngân sách khổng lồ 12% mỗi năm, chỉ vài năm nữa thôi, số lượng tàu chiến của Hoa Lục sẽ vượt trội Hoa Kỳ. Thứ hai, hải quân Hoa Kỳ coi hùng mạnh như vậy nhưng phải giàn trải thành sáu hạm đội bao trùm khắp thế giới cho nên coi vậy mà yếu. Trong binh thư, điều tối kỵ là “binh đông” nhưng “mỏng” tức dàn ra thành nhiều mặt trận. Thứ ba, khác với Đại Tây Dương- Thái Bình Dương là vùng biển hẹp, hàng không mẫu hạm đưa vào đây chỉ “làm mồi” cho tàu ngầm và hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển. Tại Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Vùng Vịnh Ba Tư- Hoa Kỳ có các đồng minh vốn là cường quốc hải quân như Anh, Pháp, Ý. Thế nhưng tại Á Châu và nhất là Biển Đông, Hoa Kỳ không có một đồng minh nào có sức mạnh hải quân tương đương. Do đó, nếu đụng độ với Trung Quốc trên biển tại Á Châu và nhất là Biển Đông thì Hoa Kỳ sẽ chiến đấu một mình, giống như “Độc Thủ Đại Hiệp” mà không thể nào có sự hỗ trợ của hải quân NATO.
- AFP ngày 11/3/2016: “Ngoại Trưởng Nga Lavrov thúc giục đặc phái viên Liên Hiệp Quốc vể Syria mời lực lượng người Kurd tham dự cuộc hòa đàm sắp tới để giải quyết cuộc nội chiến ở Syria.”

- The Washington Post ngày 13/3/2016: “Nhóm phiến quân FSA (Free Syrian Army) do Hoa Kỳ hỗ trợ nói rằng các chiến binh al-Qaeda và Nusra đã chiếm căn cứ của họ và lấy đi nhiều vũ khí như hỏa tiễn chống chiến xa, xe bọc thép, xe tăng và những vũ khí khác sau những đợt tấn công vào phía bắc Tỉnh Idlib. Cả hai nhóm này đểu chống lại Tổng Thống Assad.” Tin tức này có thể đúng và cũng có thể ngụy tạo để “bán lậu” vũ khí cho các nhóm khủng bố hay Nhà Nước Hồi Giáo. Báo chí Mỹ tiết lộ 60% vũ khí của Mỹ chuyển giao cho các nhóm ly khai đểu lọt vào tay lực lượng khủng bố và Nhà Nước Hồi Giáo. Chúng ta thử đặt câu hỏi, các nhóm khủng bố cũng như Nhà Nước Hồi Giáo không chế tạo được vũ khí. Vậy vũ khí, đạn dược ở đâu mà họ chiến đấu dai dẳng và mở nhiều cuộc tấn công lớn ở Syria cũng như Iraq? Xin thưa, vũ khí đó từ Thổ Nhĩ Kỳ và từ các nhóm ly khai do Mỹ nuôi dưỡng, bán đi để kiếm tiền. Mà tiền ở đâu? Xin thưa đó là tiền của ISIS bán lậu dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng câu chuyện là như thế, nhưng Mỹ không thể tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia hỗ trợ khủng bố để tiến hành cấm vận khốc liệt thậm chí có thể đem quân lật đổ chỉ vì Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông. Do đó, cuộc chiến đấu chống khủng bố và Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria giống như một màn bi-hài kịch.

- Reuters (Mạc Tư Khoa) ngày 14/3/2016: “Tổng Thống Putin bất ngờ ra lệnh cho quân đội bắt đầu rút khỏi Syria năm tháng sau khi ông ra lệnh tiến hành chiến dịch quân sự để hỗ trợ cho đồng minh Bashar al-Assad. Trong một cuộc họp với bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao, Ô. Putin nói rằng quân đội Nga tại Syria phần lớn đã đạt được mục tiêu và ra lệnh tăng cường nỗ lực ngoại giao để làm trung gian cho một nền hòa bình của Syria. Tuy nhiên các căn cứ hải quân và không quân vẫn được duy trì.” Chưa biết việc rút quân của Nga ảnh hưởng như thế nào tới vị thế của Ô.Assad và thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và Nga như thế nào.

Tình hình Biển Đông:
- The National Interest ngày 3/3/2016: “Cả thế giới đang phải đối đầu với một viễn tượng là Trung Quốc đã đủ lông đủ cánh để khống chế hải lộ quan trọng nhất của thế giới, đó là Biển Đông. Như chúng ta đã biết, hải quân Hoa Kỳ đã thống trị Á Châu trong nhiều thập kỷ, nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ tan theo mây khói khi một Trung Quốc trỗi dậy khẳng định sức mạnh ưu thắng của mình ở trong vùng.” (The world is steadily confronting the prospect of full-fledged Chinese domination in the world’s most important waterway, the South China Sea. America’s decades-long naval hegemony in Asia, as we know it, may soon vanish into thin air, as a resurgent China reclaims primacy in the region.)

The National Interest nói không sai. Hiện nay Hoa Kỳ vẫn là ”số một” về hải quân trên toàn thế giới, thế nhưng địa vị bá chủ trên biển, nhất là Biển Đông của Hoa Kỳ không còn nữa. Nguyên do: Sức mạnh hải quân của Trung Quốc nay một tám một mười với Mỹ. Với đà gia tăng ngân sách khổng lồ 12% mỗi năm, chỉ vài năm nữa thôi, số lượng tàu chiến của Hoa Lục sẽ vượt trội Hoa Kỳ. Thứ hai, hải quân Hoa Kỳ coi hùng mạnh như vậy nhưng phải giàn trải thành sáu hạm đội bao trùm khắp thế giới cho nên coi vậy mà yếu. Trong binh thư, điều tối kỵ là “binh đông” nhưng “mỏng” tức dàn ra thành nhiều mặt trận. Thứ ba, khác với Đại Tây Dương- Thái Bình Dương là vùng biển hẹp, hàng không mẫu hạm đưa vào đây chỉ “làm mồi” cho tàu ngầm và hệ thống hỏa tiễn phòng thủ bờ biển. Tại Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Vùng Vịnh Ba Tư- Hoa Kỳ có các đồng minh vốn là cường quốc hải quân như Anh, Pháp, Ý. Thế nhưng tại Á Châu và nhất là Biển Đông, Hoa Kỳ không có một đồng minh nào có sức mạnh hải quân tương đương. Do đó, nếu đụng độ với Trung Quốc trên biển tại Á Châu và nhất là Biển Đông thì Hoa Kỳ sẽ chiến đấu một mình, giống như “Độc Thủ Đại Hiệp” mà không thể nào có sự hỗ trợ của hải quân NATO. Người ta sẽ hỏi thế còn Úc Châu, Nhật Bản và Ấn Độ thì sao? Xin thưa, Nhật Bản và Úc Châu chưa phải là một cường quốc hải quân có tầm vóc như Anh, Pháp, Ý. Còn Ấn Độ chỉ hợp tác với Hoa Kỳ để răn đe Trung Quốc chứ không bao giờ Ấn Độ liên minh quân sự với ai để phá vỡ thế trung lập. Tin tức mới nhất cho biết Ấn Độ đã từ chối lời mời từ phía Hoa Kỳ tham gia tuần tra chung trên Biển Đông. Ấn Độ muốn tập trung lực lượng ở Ấn Độ Dương hơn. Ngoài ra, cho dù Nhật Bản có gấp rút chạy đua vũ trang thỉ vẫn không thể nào theo kịp Hoa Lục về mặt ngân sách. Hơn thế nữa, sự hiện diện của các tàu chiến Nhật Bản ở Biển Đông và Á Châu sẽ gợi lại cơn ác mộng Đại Đông Á mà Nhật Bản đã gây ra bao tang tóc cho các quốc gia Đông Nam Á thời Đệ Nhị Thế Chiến cho nên chưa chắc hải quân Nhật Bản đã được các nước trong vùng hoan nghênh, ngoại trừ Phi Luật Tân và Việt Nam. Cộng thêm vào đó, theo Business Insider cùng ngày, “Bằng sự lượng giá hết sức chặt chẽ, tham mưu trưởng Không Quân Hoa Kỳ cảnh báo rằng vào năm 2030, Không Quân Trung Quốc sẽ ở vào tư thế sẵn sàng qua mặt Không Quân Hoa Kỳ.” (In a stark assessment, the US Air Force chief-of-staff warned that China's People's Liberation Army Air Force (PLAAF) will be poised to overtake the US Air Force by 2030.)

Âu cũng là lẽ biến thiên của Tạo Hóa, hết thịnh rồi suy, hết hưng rồi phế. Không một quốc gia nào có thể bá chủ thế giới mãi. Đế quốc La Mã, Hung Nô mạnh thế rồi cũng xụp đổ. Các đế quốc Anh, Pháp, Ý, Đức, Bồ Đào Nha, Nhật…rồi cũng phải suy tàn khi Mỹ đánh bật tất cả các đế quốc này ra khỏi Nam Mỹ, Á Châu, Trung Đông, Phi Châu  để leo lên ngôi vị bá chủ đã hơn 70 năm rồi. Chưa biết rồi đây ai sẽ bá chủ thế giới hay sẽ “tam phân thiên hạ”?

- CNS News ngày 3/3/2016: “Phát biểu tại cuộc hội thảo vể địa lý chính trị tại Tân Delhi, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Harris nhắc tới sự hợp tác bốn bên Mỹ-Ấn-Nhật-Úc để bảo vệ Tự Do Hàng Hải tại vùng biển Á Châu.” (Addressing a geopolitics forum in New Delhi, U.S. Pacific Command chief Adm. Harry Harris referred Wednesday to “quadrilateral” U.S.-India-Japan-Australia cooperation to Safeguard Freedom of Navigation in Asian Waters.)

- Miami Herald ngày 8/3/2016: “Vào ngày 8/3/2016, nói chuyện với báo chí tại cuộc họp báo thường niên tại Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Vương Nghị đưa ra lập trường cứng rắn đối với tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông và nói rằng Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào xâm phạm nơi mà Trung Quốc coi đó là chủ quyền quốc gia nằm trong khu vực chiến lược và quốc gia nào tuyên bố quyền tự do hàng hải trong khu vực không có nghĩa là cho phép họ làm bất cứ điều gì họ muốn- một ám chỉ hiển nhiên tới Hoa Kỳ đã phái một hạm đội băng qua những bãi đá ngầm mà Hoa Lục vừa biến cải thành những hòn đảo. Ô. Vương Nghị muốn lái chuyện Hoa Lục quân sự hóa vùng này sang một hướng khác.” Vào ngày 3/3/2016,  Hải Quân Hoa Kỳ đã phái một hạm đội nhỏ bao gồm Hàng Không Mẫu Hạm John C. Stennis, hai khu trục hạm, hai tuần dương hạm và soái hạm của Hạm Đội 7 tiến vào khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Thế nhưng sau năm ngày tuần tra, hạm đội này đã rút lui khỏi khu vực và di chuyển tới Eo Biển Luzon của Phi Luật Tân.

- Business Insider ngày 14/3/2016: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Mã Lai Hishammuddin Hussein nói rằng ông sẽ gặp gỡ bộ trưởng quốc phòng Úc Đại Lợi vào tuần tới để thảo luận về việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại vùng biển tranh chấp và cũng sẽ nói chuyện với Việt Nam và Phi Luật Tân là các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền.”

Rõ ràng Hoa Lục đang thắng lớn tại Biển Đông. Christian Science Monitor ngày 10/3/2016 nói rằng “Hoa Lục mở rộng sự thống trị tại Biển Đông bằng cách chiếm giữ từng hòn đảo một “ (China extends sway over South China Sea, one island at a time) và nếu tình trạng này không bị kiềm chế (unchecked) thì xung đột quân sự sẽ xảy ra. Từ lúc “Xoay Trục” từ 2009 tới nay đã bảy năm rồi, chúng ta thấy, Mỹ vừa lảm mạnh một cái, Hoa Lục phản ứng thì Mỹ lại hòa dịu. Rồi Hoa Lục lại lấn tới. Mỹ phản ứng rồi lại thoa dịu.  Không ai biết chiến lược của Hoa Kỳ như thế nào. Dường như hai bên chơi trò “ú tim” đuổi bắt của trẻ con. Hay Mỹ “siêu” quá, có “diệu kế” nhưng chưa thi thố? Nhưng các quốc gia Đông Nam Á không tin tưởng vào Hoa Kỳ là ở chỗ đó. Ngay cả Hiệp Định TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương), Tổng Thống Obama họp thượng đỉnh hối thúc các nước thành viên gấp rút phê chuẩn, nhưng ngay trong nước Mỹ, quốc hội do Cộng Hòa nắm đa số và kể cả Bà Hillary Clinton và Ô. Trump cũng đã lên tiếng chống đối hiệp định này và có thể Hiệp Định TPP chết ngay trên nước Mỹ. Hệ thống Lưỡng Đảng gần 200 năm được coi như ưu việt và trở thành khuôn mẫu cho bao nhiêu quốc gia chậm tiến Á-Phi-Nam Mỹ ngưỡng mộ, nay trở thành sợi dây trói chặt nền chính trị Hoa Kỳ. Ông/bà nào cũng hùng biện, ăn nói rất hay nhưng cuối cùng cũng chỉ vì “ghế” vì đảng mình hơn là vì quốc gia dân tộc.

Hiện nay Ô. Obama đang ở vào những ngày tháng cuối cùng của nhiệm kỳ (lame duck) và giữa cơn bão của cuộc bầu cử tổng thống, cho nên chỉ làm việc cầm chừng và tìm cách “bán cái” trách nhiệm cho tân tổng thống hầu thoái lui, an hưởng tuổi già cho yên bình. Cho nên chúng ta khó có hy vọng Mỹ sẽ làm mạnh trong những ngày tháng tới tại Biển Đông.

Đào Văn Bình
(California ngày 15/3/2016)

Khai Dân TríĐào Văn Bình

No comments:

Post a Comment