2016/03/09

LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC: QUỐC HỘI VÀ QUỐC HỘI (02)

LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC
Bài số 2

QUỐC HỘI VÀ QUỐC HỘI

HỒ TẤN VINH

A. QUỐC HỘI CHÍNH THỐNG
Trong một quốc gia, Quốc Hội là một định chế thể hiện tinh hoa của tư tưởng chánh trị rằng mọi người sinh ra bình đẳng và có thể dùng lá phiếu của mình để chọn nhũng người đại diện cho mình mà bàn cải và quyết định chánh sự.

Tại các nước dân chủ hiện nay, dầu ở Âu châu, Mỹ châu hay Á châu, dầu cho có những cách tổ chức khác nhau như nơi thì chỉ có một Viện, nơi thì có tới hai Viện như Thượng Viện và Hạ Viện, nơi thì bầu trực tiếp, nơi thì bầu gián tiếp, nhưng cái ý định giao kết giữa người dân và nhà cầm quyền (Hiến Pháp) thì đồng nhứt rõ ràng. Quốc Hội phải thể hiện trung thực ý muốn của toàn dân.

Dầu cho Quốc Hội hành động theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, nhưng thiểu số không phải vì vậy mà bị bóp chết. Có những vấn đề nghiêm trọng cần phải có đủ 2/3 túc sphiếu mới thi hành được, và có những vấn đề nghiêm trọng hơn nữa thì phải đem ra trưng cầu dân ý.

Đó là cách hành xử đã thấm nhuần vào tim óc của những người sống trong những chế độ dân chủ thật sự dầu cho họ đứng ở gốc độ một chánh trị gia hay một dân thường.

Lấy việc nước, ý dân làm trọng, một Quốc Hội sinh động không chỉ là cái hãnh diện chung của người dân trong một nước dân chủ mà nó chính là cái Uy Lực Tối Thượng ban tính chánh danh cho người cầm quyền.

B. QUỐC HỘI VIỆT CỘNG
Dân chủ là tôn trọng ý muốn của người dân. CSVN đang đàn áp người dân. Tiếng oán than ngất trời. Thường dân thiên hạ, người Việt hay người ngoại quốc đều biết như vậy đâu cần gì phải đưa ra bằng chứng hay tranh cải. Tuy nhiên vẫn có một Nguyễn Phú Trọng không biết xấu hổ, trơn tráo cho rằng CHXHCN Việt Nam dân chủ hơn các nước dân chủ khác! Nếu Quốc Hội là một biểu tượng của dân chủ thì họ cũng có bầu cử Quốc Hội như ai.

Chỉ có hai chữ Quốc Hội là giống nhau, nhưng nguồn gốc tđâu ra thì khác nhau hoàn toàn. Quốc Hội là chữ tắt của Quốc Dân Đại Hội. Quốc Hội chính thống là tập hợp của các đại biểu do toàn thể dân chúng bầu ra vì vậy nó mới là quyền lực lớn nhứt của quốc gia. Quốc Hội Việt Cộng lại do đảng CSVN dựng ra. Trong 500 đại biểu của QHVC có hơn 490 người là đảng viên CS thì nó ch là Đảng Hội của 4 triệu đảng viên chớ nó đâu phải là ủy nhiệm của 90 triệu dân. Nó do đảng CSVN dựng ra thì đảng sai đâu làm đó chứ có quyền lực gì. Tôi nghỉ rằng các luật gia, các chuyên viên Hiến Pháp có thể trình bày đầy đủ hơn. Tôi chỉ xin nêu ra đây ba điểm mà tôi cho là chánh yếu trong sinh hoạt của Quốc Hội Việt Cộng.

1. Có người ngay tình nghĩ rằng vào Quốc Hội thì có thể bảo vệ cho người dân hay chỉ trích những sai phạm của nhà nước hay trình bày những ý kiến xây dựng hữu ích cho quốc gia.

Những người đó nên biết rằng không phải vào được Quốc Hội VC rồi thì cá nhân đó muốn nói gì thì nói như ở các Quốc Hội chính thống. Trong Quốc Hội Việt Cộng, một dân biểu muốn đưa một vấn đề vào chương trình nghị sự phải gom đủ 20% chữ ký của đồng sự nghĩa là trong cái Quốc Hội có 500 đại biểu thì phải có khoảng 100 dân biểu khác đồng thuận. Tìm đâu ra?

2. Số người tự cho là ứng cử viên độc lập (không phải đảng viên CS) được cho phép đăng ký trong Quốc Hội khóa XI là 67 người, chỉ có 2 người trúng c. Trong khóa XII có 238 ngưòi được cho đăng ký nhưng trúng c chỉ có 1 người và trong khóa XIII được cho đăng ký là 15 người, trúng c 4 người. Nghe nói trong khóa XIV người ta dự trù cho 50 người ‘ứng c viên độc lập’ vào danh sách. Thí dụ rằng tất cả những người ‘độc lập’ đó đều trúng c thì dầu cho một vấn đề được bàn cải ny la đi nữa, nhưng khi đem ra biểu quyết thì vấn đề vẫn bị bác ngay với tỷ lệ tối thiểu 400 trên 100.

3. Trên đây chỉ mới là hai trạm (ngoại trừ có một thông đồng tuồng tích nào đó) không thể nào vượt qua được. Nhưng dầu cho vượt qua được thì giá trị của một biểu quyết của Quốc Hội vẫn nằm dưới Nghị Quyết của đảng! Quốc Hội VC là cái quái thai do đảng đẻ ra. Con làm sao hơn mẹ?

C. ỨNG C VIÊN ĐỘC LẬP LÀ AI?
Từ một tinh hoa của tư tưởng chánh trị hiện đại, CSVN đã biến Quốc Hội thành một Nhà Hát Hề vụng về, trơ trẻn.

Trong suốt những khóa họp của Quốc Hội vừa qua, những vấn đề nóng bỏng của quốc gia như hải đảo bị xâm chiếm, tàu đánh cá của ngư dân bị tàu Trung cộng đâm chìm, biên giới bị cắt dâng, nội địa bị thâm nhập, kinh tế hoàn toàn bị lệ thuộc - những vần đề sinh tử của quốc gia đó đã không được phép đem ra bàn chớ đừng nói chi có biểu quyết.

Ngược lại, trong lúc trẻ thơ không có cái quần để mặc trong lúc mùa đông, phải đi lượm rác mà không có ba cơm no nhưng nhà cầm quyền chi tiêu cả ngàn tỷ để xây tượng đài mà Quốc Hội không thấy bức rức gì cả. Lại có một tên dân biểu ‘độc lập nhưng không bao giờ đối lập’ lên tiếng cho rằng xây tượng đài là đúng. Đó chưa phải là tận cùng của khốn nạn sao?

Những biểu hiện của vô trách nhiệm, ngậm miệng ăn tiền, vô cảm vô nhân đâu phải vẻ vang gì, nhưng tại sao lại có người còn kỳ vọng?

Bầu cử Quốc Hội VC là đánh bài ‘dân chủ’ tráo. Khi np đơn đã là bài tráo rồi. Nếu vào được Quốc Hội cũng là bài tráo luôn. Xào trộn thế nào, kinh cắt thế nào, khi bài chia ra thì tay chơi luôn luôn bù và nhà cái có nút. Ai lại thích chơi trò này?

Có người sau khi thua bài xong về nhà thì được nhà cái trả tiền thua lại và trả thêm công sức cò mồi.

Nhưng cũng có người không tham danh lợi, tiền tài. Họ có tấm lòng thiết tha với Đất Nước, họ có những ý định cao thượng đã nói ra hay còn dấu kín. Nhưng làm sao vượt qua ba cửa ải phản dân chủ để thực hiện ước vọng? Chỉ cần một cửa ải là đủ chận họng rồi, huống hồ gì có ba cửa ải lận. Họ phải biết hơn ai hết rằng hoài bảo không có một cơ may nào thực hiện. Chẳng lẽ vì bấn xúc xích quá mà vớ cái gì cũng chịu dấn thân, kể cả việc vuốt đuôi lươn?

Quốc Hội VC không phải là chỗ thơm tho. Người tự trọng tránh xa nó. Người yêu nước phải xem nó là đối tượng phải dẹp bỏ. Tự nguyện nộp đơn xin ứng c là mặc nhiên công nhận nó có chút giá trị thơm tho mới tha thiết xin vào chia phần ngửi. Bước vông thân bắt đầu từ đó.


HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 9 tháng 3 năm 2016
(còn tiếp)

Những bài viết của tác giả Hồ Tấn Vinh được lưu trữ tại Khai Dân Trí

Khai Dân TríHồ Tấn Vinh

No comments:

Post a Comment