MỆNH LỆNH XUỐNG ĐƯỜNG
Bài số 2
ĐÃ LÀ
TẬN CÙNG CỦA CHỊU ĐỰNG
HỒ TẤN
VINH
1929- 2013, đã hơn 80 năm
dài, Chủ Nghĩa Cộng Sản đã đem tang tốc và đau thương cho người dân Việt Nam.
Cũng có những lúc tưởng là
huy hoàng, như chiến thắng trận Điện Biên Phủ năm 1954 hay chiến thắng Miền Nam
năm 1975. Nhưng đó chỉ là những tiếng cú kêu đêm, báo trước những tai họa lớn
hơn sẽ xẩy ra sau đó.
Trong suốt chiều dài của 80 năm
oan nghiệt, những thức giã Việt Nam, nhứt là những người trong Đảng đã lên tiếng
giải thích, kiến nghị, chỉ trích, cảnh cáo. Danh sách những người can đãm này rất
dài. Chúng ta đều biết họ là ai. Có những người trong số đó đã phải trả giá thê
thảm vì cái liêm sĩ của bản thân.
Cách giải quyết tốt nhứt để
thoát ra khỏi cái bế tắc hôm nay là thành tâm sửa đổi Hiến Pháp trên căn bản tự
do dân chủ. Từ đó trao lại quyền làm người cho mọi công dân một cách đường đường
chính chính rồi tự mình thoát ra còn danh dự.
Tôi chỉ xin tóm lược lại những
cố gắng gần đây nhứt của quần chúng trong chiều hướng này.
1.- Kiến
nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 19-1-2013 của Nhóm 72 nhân sỹ, trí
thức Việt Nam nêu ra 7 đề nghị trong đó có câu ‘Việc đảng cầm quyền chấp
nhận sự cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự
phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên
trung thực của đảng Cộng sản VN trước bối cảnh hiện nay của đất nước’.
2.- Tuyên bố của Các Công dân tự do ngày 28-2-2013 chẳng những đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp cũ, mà còn đòi ‘Chúng
tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do,
dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Không một đảng nào, lấy bất
cứ tư cách gì để thao túng toàn trị đất nước’
3.- Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 01-03-2013:
1. Phải vượt qua sự bất hợp lý
từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải
chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ
không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.
2. Xác định tính độc lập của
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc
thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.
3. Luật hóa sự kiểm soát của
nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.
4.- Tuyên bố của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất ngày 5-3-2013:
Gần
hai tháng qua, Giáo hội chúng tôi vui mừng thấy giới sĩ phu đất nước, giới trẻ,
giới công dân mạng đã gạt phăng sợ hãi bấy lâu, đứng lên nói bằng lời, bằng bài
viết, bằng kiến nghị, bằng cả xuống đường đòi hỏi dân chủ hóa đất nước. Điển
hình là “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” viết ngày 19.1.2013 đăng trên Mạng Bauxite Việt Nam với 72 chữ ký đợt
đầu mà đa số là những công thần chế độ, tính đến hôm nay, ngày 5.3.2013, đã
tăng thành 6611 chữ ký ; và “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do”
gợi
ý từ bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, công bố ngày 28.2.2013 trên
Mạng DânLàmBáo với 5 yêu sách : Bỏ điều 4 trên Hiến pháp và tổ chức Hội
nghị
Lập hiến / Ủng hộ đa nguyên đa đảng / Đòi hỏi một nhà nước tam quyền
phân lập / Phi chính trị hóa quân đội / và Quyền tự do ngôn luận của
người
công dân ; tính đến hôm nay, ngày 5.3.2013, đã lên tới 4200 chữ ký
hậu thuẫn.
5.- Lời Hiệu triệu của Cụ Lê Quang
Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy ngày 08-03-2013, kêu gọi
đồng bào liên kết đấu tranh đòi Đảng cộng sản chấp nhận một cuộc trưng cầu dân
ý dưới sự giám sát của quốc tế để Việt Nam có được một Hiến pháp dân chủ.
6.- Tuyên bố
chung về HP 1992 của Chức sắc 5 tôn giáo ngày 1.5.2013:
Sài Gòn – Từ quốc nội, hôm qua, 22 tháng 03 năm Quý Tỵ, nhằm
ngày 01.05.2013, một số Vị chức sắc của 5 tôn giáo đang hoạt động tại VN
là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành – Giáo Hội Lutheran
Việt Nam – Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống – Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa
Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, đã cùng đứng tên ra Tuyên
Bố Chung về Hiến Pháp 1992.
Bản Tuyên Bố Chung đưa ra 8 yêu cầu:
“1- Do ý kiến
nguyện vọng của toàn dân Việt Nam lập nên, tức là phải trưng cầu dân ý, có Liên
Hiệp Quốc giám sát.
2- Tránh tất cả
mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.
3- Tránh mọi
điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: Tự do tín ngưỡng,
tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội…
4- Bầu cử Quốc
Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.
5- Bầu cử
chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp
Quốc.
6- Bầu cử theo
thể chế Dân Chủ Tự Do.
7- Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.
8- Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa
Bình – Trung Lập – Tự Do – Dân Chủ; Do Dân – Phục Vụ Dân – Lập Quyền Dân.”
7. -Tuyên bố về Hiến pháp Việt Nam của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền ngày 29 tháng 10 n ăm 2013
1- Đảng CS hãy
khôn ngoan, sáng suốt và phục thiện trước hiện tình của đất nước và khát vọng
của đồng bào. Chớ bất chấp quá khứ thê thảm, thách thức dân ý hiện thời mà đem
thí nghiệm tương lai của dân tộc. Nhớ cho rằng gieo gió thì sẽ gặt bão!
2- Các đại biểu Quốc hội hãy ý thức bổn phận
của mình trước quốc dân và trách nhiệm của mình trước lịch sử, để nhân cơ hội
này hình thành một HP đúng nghĩa, hợp lý và thuận lòng dân.
3- Đồng bào
khắp nơi hãy ủng hộ cho một HP dân chủ, nhất là Đồng bào trong nước hãy quyết
liệt đấu tranh bất bạo động (bằng biểu tình ôn hòa chẳng hạn) cho bộ luật gốc
này!
8. - LỜI KÊU GỌI Của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT.
GỬI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ngày 5 tháng 11 năm
2013
Lòng người và thời cuộc đang đòi hỏi quý vị phải hành động để cứu nguy
đất nước, cứu nguy dân tộc và cứu nguy chính bản thân và gia đình quý vị.
Đây là cơ hội quý báu để quý vị đóng góp tâm huyết của mình cho đất
nước, để xứng đáng với tổ tiên chúng ta đã mấy ngàn năm khai phá và gìn giữ
giang sơn này.
Quý vị hãy can đảm vượt qua chính mình, vượt qua sợ hãi, vượt qua những
mặc cảm tội lỗi và quyền lợi cá nhân, phe nhóm nhất thời. Quí vị hãy thức tỉnh
một lần cho muôn đời đất nước được bền vững, cho dân tộc được sống trong tự do,
dân chủ, nhân quyền.
Chùa Giác Hoa, Sài
gòn, ngày 05.11.2013
Thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện
GHPGVNTN
Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Tỳ kheo Thích Viên Định.
9. - THƯ GỬI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC
HỘI TP HỒ CHÍ MINH ĐANG THAM DỰ KỲ HỌP QUỐC HỘI LẦN THỨ 6
Kính thưa quý vị đại biểu,
Chúng tôi, một số trí thức, nhân
sĩ, cử tri của thành phố Hồ Chí Minh trân trọng gửi đến quý vị kiến nghị sau
đây:
1. Qua theo dõi thông tin về kỳ họp Quốc hội với những trao đổi thảo luận
và những ý kiến phát biểu tại diễn đàn cũng như một số kết luận của Đoàn Chủ
tịch về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai, chúng tôi biết
được rằng, một số đại biểu của thành phố ta đã có cố gắng trình bày một số ý
kiến và đòi hỏi bức xúc của cử tri thành phố. Chúng tôi đánh giá cao những cố
gắng đó mà phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Thị Quyết
Tâm là những ví dụ cụ thể.
Tuy nhiên còn quá nhiều ý kiến
bức xúc của cử tri thành phố, trong đó có ý kiến của chúng tôi được thể hiện
trong Kiến nghị về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 gửi đến Quốc hội ngày
19.1.2013 (thường được gọi tắt là “Kiến nghị 72”)
tập trung vào 7 điểm rất cụ thể với sự nghiêm túc, có trách nhiệm và xây dựng, đã không được Ban
Soạn thảo để ý đến. Vì vậy bản Dự thảo được đưa ra Quốc hội thảo
luận đã không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, của đông đảo cử
tri, trong đó có chúng tôi.
Trên thực tế, bằng những điều đã
làm, các vị đã không chấp hành Nghị quyết của Quốc hội về Sửa đổi Hiến pháp ban
hành ngày 23.11.2012, trong đó ghi rõ phải tạo được sự đồng thuận xã hội, tập
hợp đầy đủ ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, giải trình đầy đủ và công khai
những điểm đã tiếp thu đưa vào Dự thảo Sửa đổi và những điểm không tiếp nhận
với lí do rõ ràng, minh bạch.
Ấy thế mà, những nhà lãnh đạo
Đảng, Quốc hội và cả hệ thống báo chí và truyền thông Nhà nước vẫn nói rằng bản
Dự thảo Hiến pháp và Luật Đất Đai đã được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình,
nhất trí và quyết định cho biểu quyết để thông qua bằng được Bản Hiến pháp và
Luật Đất đai trong kỳ họp này, bất chấp những ý kiến của nhiều đại biểu, quay
lưng lại với đòi hỏi của đông đảo cử tri trong cả nước. Nếu vội vã thông qua Hiến pháp và Luật Đất đai khi còn quá nhiều điều
bất cập thì đó là một sai lầm mà cái giá nhân dân ta phải trả là quá lớn, đất
nước sẽ lại phải lún sâu vào khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng lòng tin.
2. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định thành lập một nhóm đại biểu cử tri
của TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội gặp đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố ta để
trực tiếp trình bày kiến nghị, bày tỏ ý chí nguyện vọng và thái độ của cử tri
thành phố. Chúng tôi đã liên tục gọi điện thoại đến Trưởng đoàn, Phó trưởng
đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, nhưng cuối cùng thì nhận được lời khuyên là
đoàn đại biểu cử tri chúng tôi không nên ra Hà Nội vì sẽ không thể giải quyết
được gì đâu! Những gì cần làm thì các đại biểu Quốc hội của thành phố đã làm,
nhưng những gì đã quyết định sẽ không thay đổi được.
Quả đúng là “sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại mà tác
động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh
giá Quốc hội khóa XIII sẽ làm gì để thúc đẩy chứ không cản trở sự phát triển
của dân tộc” như đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu trước Quốc
hội.
3. Để hậu thế có cứ liệu mà đánh giá một cách chuẩn xác và nghiêm minh,
chúng tôi kiến nghị các đại biểu Quốc hội của thành phố Hồ Chí Minh chúng ta sẽ
đi trước một bước, công khai danh tính gắn liền với
quyết định bấm nút biểu quyết thông qua hay phủ quyết bản Hiến pháp sửa đổi và
Luật Đất đai. Làm như thế, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ phải đối diện
với chính mình, đối diện với “sự
nghiêm túc tự vấn lương tâm và trách nhiệm” như đại biểu Nguyễn Thị
Quyết Tâm đã phát biểu trong phiên thảo luận ngày 24.10.2013, trước khi đối
diện với sự thẩm định của cử tri, sự phán xét của lịch sử.
4. Vì không đến gặp được đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, chúng tôi kiến
nghị quý vị trình bày trước Quốc hội kiến nghị của chúng tôi yêu cầu Ban Dự
thảo Sửa đổi Hiến pháp và lãnh đạo Quốc hội trả lời rõ lí do không chấp nhận 7
điểm mà chúng tôi đã nêu lên trong “Kiến nghị 72” gửi đến Quốc hội này
19.1.2013. Nếu không công khai và minh bạch điều này tức là không tuân thủ Nghị
quyết của Quốc hội ngày 23.11.2012 nêu ở trên, cũng có nghĩa là không có đủ cơ
sở để tạo sự đồng thuận xã hội, không thể đưa ra biểu quyết thông qua Hiến pháp
được.
Xin gửi đến quý vị đại biểu lời
chào trân trọng và kính chúc quí vị dồi dào sức khỏe để tiếp tục nhẫn nại hoàn
thành sứ mệnh cao cả mà cử tri thành phố đã trao cho quý vị.
TP Hồ Chí Minh, ngày 11.11.2013
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ:
1. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị
Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
2. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư
ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, TP HCM
3. Tống Văn Công, nguyên Tổng
biên tập báo Lao Động, TP HCM
4. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư
phạm TP HCM
5. Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM
6. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng
Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình
Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội
đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, 5, TP HCM
7. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí
thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh,
nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
8. Hà Thúc Huy, PGS TS, Đại học
Khoa học Tự nhiên, TP HCM
9. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên
phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Miền Nam, TP HCM
10. Tương Lai, nguyên Viện trưởng
Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ
Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
11. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn
Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
12. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ
Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục Thuế, TP HCM
13. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết),
nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP
HCM Mai Chí Thọ, TP HCM
14. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, đại
biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước năm
1975, TP HCM
15. GB Huỳnh Công Minh, linh mục
Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
16. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó
Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng,
TP HCM
17. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính
trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn
trước 1975, TP HCM
18. Mai Oanh, chuyên viên Phát
triển nông thôn, TP Hồ Chí Minh
19. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo,
nguyên Đại diện báo Nhân Dân ở
phía Nam, TP HCM
20. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
21. Trần Công Thạch, hưu trí, TP
HCM\
22. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn
Đảo, TP HCM
23. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc
Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
24. Phan Văn Thuận, giám đốc
doanh nghiệp, TP HCM
25. Trần Quốc Thuận, luật sư,
nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
26. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên
cứu viên văn hóa, TP HCM
27. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP
HCM
28. Võ Thị Bạch Tuyết, hưu trí,
TP HCM
29. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP
HCM
10. – Có những cá nhân độc lập như các
ông Kha Lương Ngãi đã gởi tâm thư đề ngày 10/11/2013, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng với tư cách cử tri, kiến nghị dừng việc thông
qua bản Hiến pháp sửa đổi, kéo dài thảo luận đến cuối năm 2014. Bên cạnh đó còn
hình thành tổ chức giám sát độc lập về quá trình thu thập ý kiến người dân. Hiến
pháp mới phải bảo đảm các quyền con người một cách thực chất, xây dựng Nhà nước
pháp quyền và cơ chế tam quyền phân lập.
TÔI ĐÃ
TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN QUA CÁC VĂN KIỆN TRÊN ĐÂY. ĐÂY LÀ NHỮNG Ý KIẾN VỪA
CHÂN THÀNH, VỪA ÔN HÒA VÀ CŨNG RẤT QUYẾT LIỆT. NẾU CÒN CHÚT THÔNG MINH THÌ ĐẢNG
CỘNG SẢN NÊN THẢO LUẬN VỚI DÂN.
SAU BAO
NHIÊU LẦM LỖI, ĐÂY LÀ CƠ HỘI CHÓT ĐỂ ĐẢNG CỘNG SẢN TẠ TỘI VỚI QUỐC DÂN.
NẾU ĐẢNG
CỘNG SẢN BỊT MẮT BỊT TAI ĐI RIÊNG MỘT MÌNH THÌ ĐÓ LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG NGU XUẨN. NÓ
THÁCH THỨC QUẦN CHÚNG XUỐNG ĐƯỜNG.
HỒ TẤN
VINH
Melbourne
Ngày 20
tháng 11 năm 2013
(Còn tiếp)