xuôi ngược trên
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Bài số 2
HỒ TẤN VINH
Tại
hải ngoại, tình hình sinh hoạt của các hội đoàn, các đảng chánh trị
trong quần chúng hay trên internet rất là hổn loạn khiến một người
thường dân không hiểu nổi, không thể phân biệt đâu là thiệt, đâu là giả.
Kẻ nội thù trà trộn trong hàng ngũ thao túng tự do.
Để lần mò tìm ra sự thật rồi từ đó mới xác định ai bạn ai thù, ta phải dựa vào ba nguyên tắc cơ bản:
1.- Chế độ cộng sản ở Việt Nam cần phải được thay thế.
2.-
Chống cộng là một việc làm của nhiều người. Số người chống cộng càng
đông càng tốt, càng mau có kết quả. Bất cứ ai chống chế độ CS ở VN đều
là bạn đồng hành với chúng ta.
3.-
Những người bạn đồng hành phải biết rằng nếu không thật tâm góp lực để
chống cộng lại phí thời gian chống đối lẫn nhau là Việt gian, họ cố tình
làm suy yếu nội lực chống cộng.
Để
không bị chi phối bởi tình cãm riêng tư, ta cứ đem ra áp dụng triệt để
ba nguyên tắc trên cho tình hình hiện nay thì có thể khách quan biết
được ngay chỗ nào đúng chỗ nào sai, ai đóng góp cho đại cuộc và ai phá
hoại.
Hiện
nay có ba cánh chống cộng: Cánh Đối Kháng của những người CS cũ, Cánh
của Người Việt Hải Ngoại và Lực Lượng Việt Nam do các tôn giáo lãnh đạo.
1.-
CÁNH ĐỐI KHÁNG của những người CS cũ chìm và nổi. Không ai hiểu cộng
sản hơn những người này vì vậy những liều thuốc mà họ kê, trị đúng ngay
căn bịnh. Thường thường những người đối kháng là những người tiên phong
đi trước dọn đường (Andre Shakarov, Alexander Solzhenitsyn, Dijas
Milovan . . . Họ không phải là những người tổ chức sự thay đổi. Nhưng
những người này có thể đóng vai trò quyết định trong giờ phút chót.
Chúng ta không quên vai trò của Boris Yeltsin. Ông ấy là một nhà đối
kháng chìm đó. Nhưng ông ta không có đơn độc. Sở dĩ ông ta thành công vì
ông ta đã nhờ cả triệu người cộng sản đối kháng chìm khác hiệp sức.
Ta
không thể biết hết sức mạnh của CÁNH ĐỐI KHÁNG vì nó không chỉ thể hiện
ở những người đối kháng danh tiếng mà nó còn có một số lượng đối kháng
ẩn danh. Số lượng này nhiều hay ít không chỉ tùy thuộc vào mức độ người
dân chán ghét cộng-sản-trị mà nó còn tùy thuộc vào tư cách đứng đắng và
uy tín của những nhà tranh đấu dân chủ.
Đương nhiên trong số người đối kháng, có người thật tình và có người giả vờ.
Chỉ
có các cơ quan tình báo mới có khả năng phân biệt ai phản kháng thiệt
ai phản kháng cuội. Người bình dân không có khả năng phân biệt họ được
nhưng cũng không cần thiết phải phân biệt, vì ta đâu có bí mật quân sự
gì để dấu mà sợ 'gián điệp'? Nếu thích thì mời nhau một ly càphê, không
thích thì thôi, chớ 'bọn phản gián' có làm gì hại người quốc gia bao giờ
đâu.
Nhưng giữa những người đối kháng với nhau họ biết phân biệt và xử lý.
Trường
hợp cụ thể gần đây nhứt là lúc nhóm Trần Huỳnh Duy Thức phát động phong
trào 'Con đường Việt Nam' thì bị Hà Sỹ Phu lên tiếng cảnh cáo ngay rằng
có nhiều nghi vấn!
Những người trí thức này biết họ phải làm cái gì, và họ dư sức để tự điều hành và đóng góp vào đại cuộc lúc cần thiết.
Những
người phản kháng này có đầy đủ tư cách để chống cộng như mọi công dân
ái quốc khác. Trí thức của những người này rất cao. Tiếc rằng có khi họ
không được đối xử công bằng. Điều này có thể chạm tự ái của cá nhân
nhưng hậu quả tai hại nhứt là cho đại cuộc vì khả năng chống cộng của họ
không được tận dụng.
Ta
có thể thắc mắc tại sao hai người cùng có mục tiêu chống cộng, nếu
người này chịu giúp người kia một tay thì phải vui mừng chớ sao lại quây
ra chống đối lẫn nhau? Cái lý lẽ sơ đảng này ai cũng hiểu:
Phải có một người phô trương chiêu bài chống cộng nhưng để làm việc khác.
Nói theo kiểu của anh Nguyễn Hòa Bình viết cho tôi 'có rất nhiều người trong số họ đấu tranh theo đơn đặt hàng'.(1)
Ta
phải im lặng chịu nhục nhã bao lâu nữa? Tuy nhiên, tình hình không còn
hoàn toàn đen tối. Đã có diễn biến tốt. Những lời suy luận nghiêm chỉnh
mới đây của các ông Nguyễn Thái Sơn và ông Nguyễn Kim Luân đối với nhà
Đối Kháng quá cố Nguyễn Hộ rất can đảm và có thể mở đường cho một tinh
thần mới, hy vọng mới.(2)
2.- NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI có một khả năng to lớn để ảnh hưởng đến vận mạng của đất nước.
Nhưng
người Việt Hải Ngoại đã không biết xử dụng sức mạnh của mình. Họ không
thể tập hợp thành một lực lượng thống nhứt. Họ chỉ là những nhóm nhỏ,
nếu cựa quậy thì chống đối lẫn nhau nếu không, thì . . . ù lỳ không làm
gì hết.
Những
việc họ thường làm bấy lâu nay là chống đối vài ca sĩ CS đi trình diễn,
đòi hỏi thả vài tù nhân chánh trị, đăng tin rùm beng những vụ tham
nhủng, những cuộc đàn áp, cho người đọc có cảm giác là CS sắp sập v.v. Có
khi họ dùng cả những lời nguyền rủa ác độc như những vũ khí thần thánh.
Đại cương, họ đã mất thời giờ thoa dầu cù là vào những hiện tượng ngoài
da của một căn bịnh nội tạng.
Nếu
đủ can đảm đem so sánh hiệu năng chống cộng của người bây giờ tự xưng
là Quốc Gia với những người Đối Kháng, chưa biết ai hơn ai.
Để
thiết thực giúp ích, người Việt Hải Ngoại phải biết rõ ràng cái gì họ
có thể làm và cái gì họ không thể. Vì đã ra sống ở ngoại quốc nên họ
không thể trực tiếp mổ con bịnh mà chỉ có thể yễm trợ cho lực lượng
trong nước. Họ không thể có vai trò chỉ huy. Các đòi hỏi:
· thả các tù chánh trị ra
· tự do báo chí
· tự do tôn giáo
· bỏ điều 4 trong Hiến Pháp
· viết Hiến Pháp mới
· bầu cử tự do
· tự do lập đảng
· vân vân
đều
phải do những người Lãnh Đạo trong nước tùy theo tình hình và suy nghỉ
của họ mà quyết định. Người Việt Hải Ngoại chỉ ủng hộ những gì người
trong nước đòi hỏi với công sản. Và sự ủng hộ này là vô điều kiện.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
25 Tháng 7 năm 2012
(Còn tiếp)
xuôi ngược trên Con Đường Cứu Nước - Bài số 3
xuôi ngược trên Con Đường Cứu Nước - Bài số 3
Tài liệu:
FROM: nguyễn hòa bình nguyễn
TO: vinh ho
Saturday, 21 July 2012 1:46 PM
Kính gửi anh Hồ Tấn Vinh :
Thưa anh chống cộng tất nhiên là phải có tổ
chức đối lập. Hiện tại xuất hiện rất nhiều tổ chức đối lập, và có rất nhiều nhà
đối lập trong nước và cũng như ngoài nước, nhưng một cách nhìn rất khách quan
là tất cả từ cá nhân đến tập thể chưa tập hợp được quần chúng nên chưa có
thể tạo ra làn sóng gây những áp lực lớn đối với bạo quyền cộng sản.
Lý do tại sao các tổ chức và cá nhân chưa tập
hợp được quần chúng là vì họ tuy dương khẩu hiệu tự do, độc lập , đấu tranh vì
người nghèo nhưng họ lại rất xa rời quần chúng, có rất nhiều người trong số họ đấu tranh theo đơn đặt
hàng. Tôi đã từng tiếp xúc với một vài vị Việt Tân và tôi hoàn toàn thất
vọng vì họ
(2) FROM: nguyen.thaison@neuf.fr
TO:
Monday, 23 July 2012 7:16 PM
Thân chúc một ngày an
vui hạnh phước !
Cảm ơn thái độ trách
nhiệm và minh triết của vi hữu NKL: Hãy cùng nhau chia sẻ học hỏi kinh
nghiệm của Liên sô và Đông Âu, bổ túc thêm bởi trải nghiệm diễn biến chính
trị ở các nước của cách mạng mùa xuân Arập và gần VN hơn : tiến trình
chuyển đổi chính trị ở Miến điện và tư duy cùng hành xử của Anh Thư Aung San
Suu Kyi; một gương sáng cho chúng ta; không hận thù phe quân phiệt nhưng kiên
quyết chống độc tài vì dân chủ & nhân quyền.
Chúng ta cần sáng
suốt và thực tế, trung thực và khách quan mới hy vọng còn
đóng góp thiện chí cho dân tộc đang đau thương và nguy biến.
Mong thay.
Mời xem TP Paris vinh danh Daw ( Dì) Hồng sơn Thu
Chí và các lời phát biểu :
TS
De : nguyen kimluan
Date : 23/07/2012 10:41:27
Cc : Thomastran;
YaMaHa; my loan tmyloan; tungbach; Patrick Willay;
auDonghaivnthuquan; nguyen.thaison@neuf.fr
Sujet : Re: Tr :Chí sĩ Nguyễn Hộ đã ra đi : từ năm 2009
, tin cũ quá rồi
Kính
thưa quí vị,
Thiển
nghĩ, chúng ta nên ráng bình tâm, khách quan và Thực Tế để
quan sát tình hình Dân & Nuớc VN của chúng ta : có thể nào
cứu vãn đuợc không ? Nếu đuợc thì thành phần nào giữ vai trò quan
trong : Hải Ngoại / Quốc Nội ? thành phần thuộc VNCH ? thành phần thuộc VC
hay có gốc VC ? Chúng ta rút tỉa đuợc gì trong các bài
học ở Đông Âu và Nga Sô ?
Kính.
Nkl.
De : "nguyen.thaison@neuf.fr"
<Nguyen.ThaiSon@neuf.fr>
À : DienDanDanToc <diendandantoc@yahoogroups.com >
Envoyé le : Lundi 23 juillet 2012 10h21
Objet : Réf. : [DiendanDanToc] Re: [ChinhNghiaViet] Tr : Chí sĩ Nguyễn Hộ đã ra đi : từ năm 2009 ,
À : DienDanDanToc <diendandantoc@yahoogroups.com
Envoyé le : Lundi 23 juillet 2012 10h21
Objet : Réf. : [DiendanDanToc] Re: [ChinhNghiaViet] Tr : Chí sĩ Nguyễn Hộ đã ra đi : từ năm 2009 ,
Cảm ơn đã thẳng thắn phản biện, chỉ xin
một chút lịch sự và tôn trọng nội quy của DĐ mà thôi.
Tôi chỉ xin nhắc lại lời dạy minh triết
của Cứu thế Jésus : " Ai chưa có sai lầm tội lỗi thì hãy ném đá
bà Madeleine !"
Hơn nữa lúc
này, nên nêu gương phản tỉnh can đảm và quyết liệt của người quá cố
chống chủ nghĩa và chế độ cộng sản mác xít bạo tàn cỗ lỗ sĩ.
Hãy nghĩ đến tác dụng tâm lý phản lại
tuyên truyền của TC và CSVN !
Hãy bình tâm và
sáng suốt.
Đa tạ.
Quí mến.
TS
De : Ngoc Tran
Date
: 23/07/2012 10:03:15
Thằng lưu
manh đi theo Hồ tặc giết hại dân lành Nguyễn Hộ mà gọi nó là chí sĩ,
sao ngu quá vậy. Ông Nguyễn thái Sơn già quá đâm lẩm cẩm!
TCT
2012/7/22 Sung Luc <mycolt12@gmail.com>
thằng chó đẻ này
đền tội lâuu rồi sao bây lại moi nó ra để làm gì?
2012/7/22 Vinhhuong Dinh <vinhhuong01@hotmail.com>
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-07-04
Theo tin từ Việt Nam, ông
Nguyễn Hộ, sinh năm 1916, đã qua đời hôm 2 tháng 7, thọ 93 tuổi
To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
From: Nguyen.ThaiSon@neuf.fr
Date: Mon, 23 Jul 2012 02:07:44 +0200
Subject: [ChinhNghiaViet] Tr : Chí sĩ Nguyễn Hộ đã ra đi : Một nhân cách xuất chúng
From: Nguyen.ThaiSon@neuf.fr
Date: Mon, 23 Jul 2012 02:07:44 +0200
Subject: [ChinhNghiaViet] Tr : Chí sĩ Nguyễn Hộ đã ra đi : Một nhân cách xuất chúng
Ông Nguyễn
Hộ và nỗi đau cuối đời
Trân
Văn, phóng viên
đài RFA
Theo tin
từ Việt Nam,
ông Nguyễn Hộ, sinh năm 1916, đã qua đời hôm 2 tháng 7, thọ 93 tuổi.
Ông Nguyễn Hộ từng là một đảng viên cộng sản kỳ cựu. Ông gia nhập Đảng Cộng sản năm 1934, từng bị giam chung phòng với ông Lê Duẩn
tại Côn Đảo.
Ông từng là Ủy viên Thường trực của Ban Thường vụ Ủy ban
Kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn giai đoạn từ 1950 - 1952.
Sau khi tham gia cả
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông làm Phó Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, Thư ký Liên hiệp Công
đoàn TP.HCM, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam ở TP.HCM...
Tuy
nhiên, cuộc đời ông Nguyễn Hộ không suông sẻ như nhiều cán bộ cách mạng
lão thành khác. Ông đã hai lần bị chính quyền Việt nam bắt, bị quản thúc
tại gia. Vì sao?
Bị bắt lần thứ nhất
Năm 1987, sau khi về hưu, ông Nguyễn Hộ cùng các
ông Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu,
Đỗ Trung Hiếu và Lê Đình Mạnh đứng ra
thành lập Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở TP.HCM.
Chỉ
trong một thời gian ngắn, tổ chức này đã thu hút rất đông cựu chiến binh,
cán bộ lão thành cách mạng trên toàn quốc tham gia và trở thành nơi để
các thành viên lên tiếng chỉ trích đường lối, chính sách, lối đối xử tàn
tệ đối với trí thức, cựu chiến binh, đòi cải tổ thể chế, đòi bầu cử tự
do...
Năm 1989, Câu lạc
bộ những người kháng chiến
cũ xuất bản một tờ báo
mang tên Truyền thống Kháng chiến nhưng tờ báo này chỉ xuất bản được hai
số thì có lệnh đình bản. Tuy nhiên họ vẫn thực hiện và phát hành số thứ
ba nên chính quyền tổ chức tịch thu, đồng thời đóng cửa Câu lạc bộ.
Đầu năm 1990, nhiều
thành viên của Câu lạc bộ bị bắt. Số người bị bắt được ước lượng lên tới
hàng ngàn, trong đó có cả các nhân vật chủ chốt như: Tạ Bá Tòng, Hồ Văn
Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu, Lê Ðình Mạnh…
Riêng ông Nguyễn Hộ
thì bỏ Sài Gòn về sống tại Củ Chi. Vào tháng 8 năm 1990, Thủ tướng Võ Văn
Kiệt đến thăm ông Nguyễn Hộ và cố gắng thuyết phục ông từ bỏ con đường
đối lập nhưng ông Kiệt không thành công. Đầu tháng 9 năm 1990, ông Nguyễn
Hộ bị bắt giam rồi được thả và bị quản thúc tại gia. Năm 1991, ông Nguyễn
Hộ tuyên bố rời bỏ Đảng CSVN.
Từ đó, ông Nguyễn Hộ
bắt đầu viết nhiều bài, tác phẩm bày tỏ quan niệm của ông về chế độ và
chính quyền cộng sản tại Việt Nam. Nổi tiếng nhất là bài“Giải pháp Hòa hợp Hòa giải”, cuốn sách “Quan
điểm và cuộc sống”.
Bị bắt lần thứ hai
Năm 1994, ông Nguyễn Hộ,
bị bắt lần thứ hai vì cuốn “Quan Điểm và Cuộc Sống“, kêu
gọi Đảng CSVN từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê Nin và chấp nhận con đường tư bản
chủ nghĩa, bởi theo ông, Đảng này đã đi theo con đường đó và chủ nghĩa tư
bản đang được áp dụng ở Việt Nam rồi.
Khác với nhiều nhân
vật thuộc loại “lão thành cách mạng” từng lên tiếng chỉ trích chế độ, chỉ
trích chính quyền vào lúc cuối đời, những ý kiến của ông Nguyễn Hộ về chế
độ, về chính quyền rất thẳng thắn và hoàn toàn không “rào trước, đón
sau”. Trong lời mở đầu cuốn “Quan điểm và
cuộc sống”, Nguyễn Hộ viết: “Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có hai liệt
sĩ: Nguyễn Văn Ðảo (anh ruột) - Ðại tá quân đội nhân dân Việt Nam - hy
sinh ngày 09/01/66 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược
Mỹ vào Việt Nam. Trần Thị Thiệt (vợ tôi) - cán bộ phụ nữ Sài Gòn - bị bắt
và bị đánh chết tại Tổng Nha Cảnh Sát hồi tết Mậu Thân (1968), nhưng phải
thú nhận rằng, chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì
suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam
đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước
vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no và hạnh phúc, không có
dân chủ tự do. Ðó là điều sỉ nhục.”
Không có tự do là
nhục
Cho đến cuối đời, ông
Nguyễn Hộ vẫn khẳng định, Việt Nam chỉ mới có độc lập, chứ
chưa có tự do, dân chủ. Đầu năm 2008, ông đã dành cho anh Nguyễn Tiến
Trung – Tập hợp Thanh niên dân chủ một cuộc phỏng vấn. Ông nói: “Không
dân chủ là phản bội! Trời đất ơi! Không dân chủ là phản bội!”.
Trong cuộc phỏng vấn
đã kể, ông Nguyễn Hộ cho rằng, không thể chấp nhận chỉ đổi mới kinh tế mà
vẫn giữ nguyên thể chế chính trị: “Nếu muốn nói cải cách cho đúng
nghĩa của nó thì phải toàn diện. Hiện nay chủ yếu là tập trung giải quyết
kinh tế thôi, còn chính trị có Đảng, có Nhà nước lãnh đạo. Chưa chắc
đúng! Bởi vì theo quy luật, thường thường, thằng cha nào có quyền trong
tay thì nó luôn luôn hướng về độc tài. Nhân dân là chủ chứ không phải anh
là chủ, dân tộc Việt Nam
là chủ đất nước. Không phải dân tộc Việt Nam chỉ biết ăn thôi. Kinh tế
là chỉ biết ăn thôi! Không lẽ dân tộc này chiến đấu xong rồi chỉ biết ăn
chứ không biết nói, không biết suy nghĩ gì hết? Không phải vậy! Anh hiểu
như vậy là không đúng! Anh coi thường dân tộc anh! Không cho phép anh suy
nghĩ như vậy!”
Dù tuổi đã ngoài 90
nhưng ông Nguyễn Hộ vẫn không thể gạt sang một bên những trăn trở về thời
cuộc: “Hi sinh biết bao nhiêu triệu người, trong ròng rã bao nhiêu năm
trời. Không kể hồi trước đâu. Không kể về tổ tiên ta đánh giặc hàng ngàn
năm như Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu, Trần Hưng Đạo,.. Không kể hàng
ngàn năm, chỉ kể ngày nay thôi, chúng ta cũng hi sinh mà tới nay không có
tự do. Cho nên nói phản bội cũng không lo là nói nặng đâu! Chính là phản
bội. Cho nên trọng trách thanh niên lớn lắm. Phải làm sao giác ngộ thanh
niên hiểu điều đó. Nhục! Đất nước như thế này là nhục! Làm công dân của
Việt Nam, có lịch sử oai hùng, đến ngày nay mà không có tự do, đó là nhục
nhã! Nhục! Không thay đổi điều này, không xứng đáng làm người!”
Ông Nguyễn Hộ đã từng
được Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền (Human Rights Watch) trao tặng giải thưởng
Hammett-Hellman (Giải Tự do Phát biểu).
Tin ông Nguyễn Hộ qua
đời đã khiến nhiều người quan tâm đến cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ
cho Việt Nam
ngậm ngùi. Ngày 3 tháng 7, từ Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và nhóm thân hữu đã
gửi một câu đối viếng Nguyễn Hộ:
Quan điểm
tựa Sáu Dân mấy trận sửa sai thành quyết tử
Cuộc sống
như Năm Hộ, hai lần kháng chiến để trường sinh
No comments:
Post a Comment